Hướng đi nào cho những sinh viên ngành Dược trong tương lai

08/09/2021 11:30
Theo học ngành Y dược, bạn sẽ không bao giờ lo thiếu việc làm bởi nó thiết thực và gắn liền với cuộc sống con người, nhất là trong thời đại dịch Covid-19 cần nguồn nhân lực hơn bao giờ hết. Tốt nghiệp ngành Dược không có nghĩa là bạn chỉ có thể mở quầy thuốc và bán thuốc mà cơ hội ứng tuyển vào các vị trí khác tương đối rộng mở.

Khi trở thành một dược sĩ, bạn có thể làm việc trong các bệnh viện, các công ty sản xuất thuốc, các trung tâm nghiên cứu và kiểm nghiệm dược phẩm của Nhà nước. Những người tài năng và có tố chất giảng dạy có thể trở thành giảng viên, kỹ thuật viên, trợ giảng,... trong các trường đào tạo ngành y, dược. Tuy nhiên, cơ hội tìm việc làm của những sinh viên ngành dược sau khi tốt nghiệp ra trường trong tương lai có thực sự rộng mở hay không? Họ sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào?

MỤC LỤC:
I. Các vị trí việc làm ngành dược
II. Mức lương ngành dược
III. Nhu cầu nhân lực ngành dược trong tương lai​
IV. Những thách thức khi theo đuổi ngành dược
V. Thời gian thử việc ngành dược

huong di nao cho nhung sinh vien nganh duoc trong tuong lai

Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược có cơ hội việc làm như thế nào?

I. Các vị trí việc làm ngành dược

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp dược, bạn sẽ có thể tham gia vào thị trường lao động và làm nhiều công việc khác nhau tùy theo trình độ của mình như:

  • Cử nhân Dược hệ Đại học: Là người tốt nghiệp Đại học và có thể tham gia vào tất cả các khâu, quy trình của ngành dược như sản xuất, nghiên cứu, quản lý thuốc hay thậm chí là giảng dạy.
  • Dược sĩ cao đẳng: Là người tốt nghiệp các trường Cao đẳng dược và có thể đảm nhiệm vai trò phụ tá, trợ lý cho các cử nhân dược hệ Đại học. Công việc của họ là tư vấn sử dụng thuốc và các công việc liên quan khác trong đơn vị công tác từ trung ương đến địa phương. Để có đủ điều kiện mở quầy thuốc tân dược, bạn sẽ phải đảm bảo có bằng dược sĩ Cao đẳng.
  • Công nhân dược: Là người làm việc tại các dây chuyền sản xuất và phân phối thuốc trong các công ty dược phẩm. Công nhân dược có thể là dược sĩ Cao đẳng hoặc là người được đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp dược.
  • Dược tá: Đây có lẽ là vị trí mà nhiều người cảm thấy quen thuộc nhất. Dược tá là người làm ở việc bán thuốc ở các trạm y tế, công nhân dược, trợ lý cho dược sĩ cấp cao hơn,...
  • Các vai trò quản lý, giám sát​: Quản lý (cấp bậc Nhà nước) có lẽ là vị trí đáng mơ ước của biết bao sinh viên ngành dược. Họ là những người chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động liên quan đến hoạt động dược của một quốc gia và là cấp bậc cao nhất mà mỗi người trong ngành có thể đạt được.
  • Bào chế thuốc: Là người trực tiếp tham gia vào công đoạn sản xuất thuốc.
  • Trình dược viên​: Đây là một mắt xích quan trọng giúp đưa sản phẩm dược đến tay người tiêu dùng. Trình dược viên là những người chịu trách nhiệm quảng cáo, tiếp thị sản phẩm đến với các nhà thuốc, bệnh viện chứ không phải là các cá nhân sử dụng đơn lẻ.

Đọc thêm: Học Y dược xin việc ở đâu? Các cơ sở ứng tuyển ngành Y dược phổ biến

huong di nao cho nhung sinh vien nganh duoc trong tuong lai 2

Những vị trí việc làm ngành Dược phổ biến nhất

II. Mức lương ngành dược

Lương dược sĩ có cao không là một trong những câu hỏi khá phổ biến, đặc biệt là đối với những người đang phân vân lựa chọn con đường sự nghiệp tương lai cho mình. Cũng giống như rất nhiều ngành nghề khác, mức lương của dược sĩ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như bằng cấp, kinh nghiệm và cả địa điểm làm việc.
Trên thực tế, mức lương của họ sẽ dao động trong khoảng 4 - 20 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương của Cử nhân Dược hệ Đại học có thể lên tới 30 - 40 triệu đồng/tháng còn Dược sĩ Cao đẳng là 10 - 15 triệu đồng/tháng.
Dược sĩ mới ra trường thông thường mức lương sẽ chỉ rơi vào khoảng 4 - 7 triệu đồng/tháng. Đây không phải là mức lương quá thấp và sẽ được nâng cao cùng với trình độ và kinh nghiệm. Những người làm việc cho các cơ quan nhà nước như sở y tế hay bệnh viện thì sẽ được nhận lương theo cấp bậc, dao động trong khoảng 4 - 6 triệu đồng/tháng khi mới vào nghề và sẽ tăng dần theo thâm niên.

III. Nhu cầu nhân lực ngành dược trong tương lai

Nhu cầu nhân lực ngành dược được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong những năm tới đây, ngang bằng với mức tăng bình quân của các ngành nghề khác. Một trong những nguyên nhân khiến cho nhu cầu ngày càng tăng cao này là sự gia tăng của các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe như bệnh viện và phòng khám cũng như sự ra đời của nhiều công ty dược mới.
Các cơ sở y tế tư nhân ngày càng tuyển dụng nhiều dược sĩ để giám sát việc cấp phát và sử dụng thuốc của bệnh nhân. Họ cũng có thể thực hiện những công việc như xét nghiệm đường huyết hay cholesterol nhanh.
Tuổi thọ ngày càng được nâng cao nên nhu cầu sử dụng thuốc ở người già vì thế cũng sẽ tăng lên đáng kể. Tỷ lệ những người bị các bệnh mãn tính như tiểu đường cũng ngày càng nhiều nên việc sử dụng các loại thuốc kê toa cũng sẽ tăng theo. Chưa kể đến việc khoa học công nghệ phát triển sẽ dẫn đến sự ra đời của nhiều loại thuốc mới, có tác dụng tốt hơn hoặc là phù hợp hơn với tình trạng bệnh của từng người. Và dược sĩ chứ không phải ai khác sẽ chính là người giới thiệu những sản phẩm thuốc này tới tay người tiêu dùng.
Theo cáo báo, nhu cầu nhân lực ngành dược hiện nay của Việt Nam là 25 nghìn người, trong đó có 16 nghìn người tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối thuốc. Số lượng dược sĩ tham gia trực tiếp vào công tác cung ứng tại các nhà thuốc là 7 nghìn người.
Các công ty sản xuất, kinh doanh dược vẫn là các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng dược sĩ cao hơn so với các cơ quan hành chính như sở y tế, trung tâm y tế, bệnh viện công,... Ngành y tế nước ta vẫn đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành dược. Hiện nay, số người có trình độ Đại học trở lên mới chỉ đạt khoảng 19%, trong đó có 1,21% tiến sĩ và 1,73 thạc sĩ dược học.
Sự mất cân đối của các tuyến quản lý cũng khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng dược sĩ. Mặc dù số lượng dược sĩ được đào tạo tốt nghiệp ra trường hàng năm đều rất lớn nhưng vẫn chưa đủ để cung cấp cho thị trường. Một phần lý do là bởi vì các dược sĩ tương lai đều muốn chọn cho mình các phòng khám hoặc nhà thuốc tư nhân ở thành phố thay vì trở về làm việc ở các bệnh viện hay cơ sở y tế tại nông thôn.

Đọc thêm: Công việc của Dược sĩ là làm gì?

IV. Những thách thức khi theo đuổi ngành dược

Cùng với những cơ hội to lớn như đã được nêu ở trên, ngành dược vẫn đang phải đối mặt với vô vàn thách thức. Hiện nay, Việt Nam vẫn phải dành hàng tỷ USD mỗi năm để nhập thuốc chữa bệnh và nguyên liệu sản xuất thuốc từ nước ngoài (phần lớn trong đó là Trung Quốc). Điều này khiến cho nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao tốc độ tăng trưởng cao và ổn định như vậy mà Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thuốc.
Trên thực tế, số lượng thuốc được sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu sử dụng của người dân, 55% còn lại phải nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu mỗi năm lại tăng thêm trung bình 16%.

huong di nao cho nhung sinh vien nganh duoc trong tuong lai

Theo đuổi ngành dược cần phải đối mặt với thách thức gì?

Ngoài ra, các doanh nghiệp dược của Việt Nam mới chỉ sản xuất các loại thuốc thiết yếu theo công nghệ bào chế đơn giản, còn đối với các loại thuốc biệt dược, đặc trị thì vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây lại là những loại dược phẩm có giá trị cao.
Công nghệ hóa dược chưa phát triển mạnh và chưa có các vùng trồng dược liệu đủ điều kiện cũng là một thách thức đối với ngành dược. Cơ sở vật chất và công nghệ dành cho công tác nghiên cứu cũng rất tốn kém, chưa được đầu tư đồng bộ; vì thế mà không ít nhân tài đã lựa chọn con đường ra nước ngoài làm việc để phát huy hết năng lực cạnh tranh của mình.
Bản thân những người theo đuổi ngành dược cũng phải đáp ứng những yêu cầu khá khắt khe. Trước hết, đó là một trí tuệ thông minh và kỹ năng tư duy sáng tạo, logic. Đây là ngành có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người nên mọi hoạt động đều phải dựa trên kiến thức khoa học và không bao giờ được phép dựa theo suy luận chủ quan.

V. Thời gian thử việc ngành dược

Thời gian thử việc ngành dược và các vị trí việc làm ngành y tế khác sẽ là khoảng 6 tháng, chưa tính thời gian học việc nếu như chưa có kinh nghiệm. Do đây là công việc liên quan mật thiết đến sức khỏe và tính mạng con người nên thời gian thử việc như vậy là hoàn toàn phù hợp. Điều này thậm chí đã được nêu rõ trong văn bản quy định của Nhà nước.

Công việc của Trình dược viên là làm gì?

Theo đuổi ngành dược, bạn cần phải có đức tính chăm chỉ, cẩn thận, tỷ mỷ và ham học hỏi. Sự tâm huyết với nghề cũng là một yếu tố cần thiết để bản thân người dược sĩ có thể tự tạo động lực thúc đẩy bản thân. Trong số các vị trí ngành dược thì trình dược viên cũng là việc làm nhiều người quan tâm. Tham khảo yêu cầu công việc trình dược viên để biết thêm chi tiết nhằm đáp ứng nhu cầu ứng tuyển tốt nhất nhé.

tin mới

Học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng? nên học ở đâu?

Vị trí Giao dịch viên ngân hàng yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng trong các giao dịch ngân hàng. Vậy học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng?

13/06/2024 12:11

Học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng? nên học ở đâu?

10 công việc làm thêm cho sinh viên, parttime, fulltime

Việc làm thêm không chỉ giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập mà còn là cơ hội để phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm trong thời gian học tập. Dưới đây là danh sách 10 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất hiện nay. Bạn hãy cùng JobOKO khám phá và lựa chọn công việc lý tưởng nhất nhé!

24/02/2023 11:00

10 công việc làm thêm cho sinh viên, parttime, fulltime

Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

Lựa chọn được ngành học thuộc các nhóm ngành nghề trong xã hội dễ xin việc, bạn sẽ có nhiều cơ hội ứng tuyển sau khi tốt nghiệp với mức lương lý tưởng. Khi quyết định theo học, một số tiêu chí ngành nghề có thể sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, định hướng con đường sự nghiệp tương lai nhiều triển vọng phát triển.

14/02/2023 09:30

Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê "bèo bọt"?

Là một nghề nghiệp có đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội nhưng khi đánh giá về lương của kỹ sư xây dựng, có người ao ước rằng đó là mức cao, ấn tượng, trong khi với người trong nghề thì mức thu nhập không thực sự tương xứng. Để hiểu rõ, bạn hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin được JobOKO chia sẻ sau đây nhé.

08/02/2023 10:30

Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê "bèo bọt"?

​10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn

Khi tìm việc làm, ứng viên không chỉ viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ứng tuyển mà thông thường, nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi rõ hơn câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn. Dù cho mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người là khác nhau, nhưng nếu muốn vượt qua vòng phỏng vấn, ứng viên đều cần biết cách diễn đạt thật thuyết phục, cho thấy đam mê, tham vọng của bạn. Cùng tham khảo ngay những mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất cùng JobOKO nhé.

26/01/2023 10:15

​10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn

Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

Dù không nhận lời mời làm việc, bạn vẫn cần giữ quan hệ tích cực với nhà tuyển dụng khi từ chối. Vì vậy, nắm được cách viết thư từ chối đi làm hay thư từ chối nhận việc khi trúng tuyển lịch sự của JobOKO, mọi việc sẽ đến với bạn đơn giản hơn nhiều.

11/01/2023 13:53

Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

Lương của sinh viên mới ra trường bao nhiêu là chuẩn? Ngành nào cao nhất?

Là sinh viên sắp tốt nghiệp, bạn thắc mắc mức lương sau khi ra trường cao hay thấp? lương sinh viên mới ra trường là bao nhiêu? có đủ trang trải cuộc sống không? Đây là vấn đề chung của các bạn sinh viên mới ra trường, mong muốn có được 1 công việc tốt với mức lương hấp dẫn. Nhìn chung, mức lương của sinh viên mới ra trường đa dạng theo lĩnh vực ứng tuyển.

01/01/2023 10:55

Lương của sinh viên mới ra trường bao nhiêu là chuẩn? Ngành nào cao nhất?

Top 7 điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên

Là một ứng viên tìm việc, bạn muốn được nhận vào công ty lớn, có mức lương cao và cơ hội phát triển. Vậy ở cương vị nhà tuyển dụng thì sao? Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên? Hãy cùng tìm hiểu top 7 những điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên nhé!

01/01/2023 09:30

Top 7 điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên

Đi thực tập thường làm những công việc gì? có học hỏi được nhiều không?

Nhiều người cho rằng công việc của thực tập sinh chủ yếu là pha trà nước hay in ấn tài liệu, những công việc không liên quan gì đến chuyên ngành của họ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Nhân viên thực tập cũng có cơ hội được giao các công việc thực tập chuyên môn để rèn luyện những kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này.

20/12/2022 01:59

Đi thực tập thường làm những công việc gì? có học hỏi được nhiều không?

Sinh viên thực tập cần nhất điều gì? cách tìm công ty tuyển thực tập

Thực tập là một trong những cơ hội quý giá nhất cho sinh viên để bước đầu xây dựng nền tảng cho sự nghiệp thành công trong tương lai. Thế nhưng, vì còn non nớt, chưa va chạm nhiều nên nhiều bạn vẫn bối rối không biết sinh viên thực tập cần nhất điều gì và phải làm thế nào để tìm nơi thực tập phù hợp hay tìm được công ty tuyển thực tập sinh uy tín.

07/12/2022 15:09

Sinh viên thực tập cần nhất điều gì? cách tìm công ty tuyển thực tập
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.