Kiểm tra kỹ các thông tin này trước khi gửi CV để tránh bị mất điểm
18/01/2022 17:30
Bạn đã dành hàng giờ, thậm chí là cả ngày để tìm và đọc các mẫu thư xin việc khác nhau. Phần viết không đơn giản nhưng bạn đã xoay sở để giải quyết được. Việc cần làm còn lại chỉ là gửi CV nhưng hãy nhớ kiểm tra kỹ các thông tin dưới đây để tránh bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Sau khi tìm hiểu và tham khảo rất nhiều mẫu đơn xin việc hay CV xin việc thì bạn đã lựa chọn cho mình một thiết kế ưng ý để viết thông tin ứng tuyển vị trí mình mong muốn. Tuy nhiên, sau khi viết xong thì không phải ai cũng có thói quen đọc lại xem lại CV mình đã viết xem có sai sót gì không. Điều này dễ dẫn tới việc gửi CV thiếu chuyên nghiệp khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao vì những lỗi sai ngớ ngẩn. Vậy trước khi gửi CV, bạn cần kiểm tra những thông tin gì?
Thư xin việc không nên dài hơn một trang. Mặc dù nhà tuyển dụng không đề cập đến số lượng từ cụ thể trong các yêu cầu, quy tắc bất thành văn là 250-300 từ. Để dễ đọc, bạn nên chia nội dung thành 3-4 đoạn ngắn. Nếu thư xin việc của bạn dài hơn thế, bạn nên cố gắng làm cho nó ngắn đi và trôi chảy hơn trước khi gửi.
Đối với CV, bạn cũng chỉ nên trình bày ngắn ngọn các bằng cấp và kinh nghiệm làm việc, thay vì liệt kê quá nhiều, tránh trường hợp thừa thông tin. Đặc biệt, đừng dại gì mà "chém gió" trong CV xin việc bởi điều này có thể sẽ gây phản tác dụng khiến bạn hoàn toàn mất cơ hội có được việc làm tốt.
Tuy nhiên, nếu bạn đã nhắc đến tên của người quản lý tuyển dụng trong thư xin việc, hãy kiểm tra kỹ chính tả và tiêu đề, tương tự như vậy với tên công ty.
Nhà tuyển dụng không mong muốn tìm một người nịnh hót hay một người máy. Hãy cho họ thấy bạn là một ứng viên chân thành và dễ gần, phù hợp với văn hóa tổ chức. Như vậy, họ có thể muốn làm việc với bạn.
Bạn nên đọc từng chữ trong CV và thư xin việc, sau đó kiểm tra lại một lần nữa và soát lỗi bằng các công cụ hỗ trợ. Hãy đảm bảo rằng thư xin việc và CV của bạn đã hoàn hảo sau khi kiểm tra lại những yêu cầu trên. Thông thường, những người đang tìm việc làm có thể vội vàng gửi CV nhằm đáp ứng thời hạn nộp đơn và đôi khi chỉ là do sơ suất nên vẫn mắc lỗi. Nếu đã sẵn sàng thì bạn chỉ cần gửi CV và chờ đợi các cuộc gọi đến.
MỤC LỤC:
1. Chiều dài CV và thư xin việc
2. Tên người quản lý tuyển dụng
3. Thông tin liên lạc của bạn
4. Cách hành văn
5. Kiểm tra chính tả và ngữ pháp
Cần kiểm tra kỹ CV và thư xin việc trước khi gửi đi.
Những thông tin cần kiểm tra trước khi gửi CV
1. Chiều dài CV và thư xin việc
Ở trường trung học, cao đẳng và đại học, 500 từ được coi là mức tối thiểu cho các bài tiểu luận. Các dự án khác, chẳng hạn như tài liệu nghiên cứu thì dài hơn thế nhiều. Tuy nhiên, với thư xin việc, 500 từ là quá nhiều. Người quản lý tuyển dụng không có thời gian hoặc quá bận rộn để đọc các nội dung trông giống bài tiểu luận như vậy.Thư xin việc không nên dài hơn một trang. Mặc dù nhà tuyển dụng không đề cập đến số lượng từ cụ thể trong các yêu cầu, quy tắc bất thành văn là 250-300 từ. Để dễ đọc, bạn nên chia nội dung thành 3-4 đoạn ngắn. Nếu thư xin việc của bạn dài hơn thế, bạn nên cố gắng làm cho nó ngắn đi và trôi chảy hơn trước khi gửi.
Đối với CV, bạn cũng chỉ nên trình bày ngắn ngọn các bằng cấp và kinh nghiệm làm việc, thay vì liệt kê quá nhiều, tránh trường hợp thừa thông tin. Đặc biệt, đừng dại gì mà "chém gió" trong CV xin việc bởi điều này có thể sẽ gây phản tác dụng khiến bạn hoàn toàn mất cơ hội có được việc làm tốt.
2. Tên người quản lý tuyển dụng
Khi đọc các mẫu thư xin việc, có thể bạn đã nhận thấy tất cả đều bắt đầu bằng một lời chào đến người quản lý tuyển dụng. Điều đó cực kỳ quan trọng bởi vì người đọc sẽ biết rằng CV được gửi trực tiếp cho họ. Ngoài ra, chi tiết nhỏ này cho thấy bạn đã nỗ lực tìm hiểu thêm về công ty trước khi xin việc, không gửi thư xin việc chung sử dụng vô số lần trước đây.Tuy nhiên, nếu bạn đã nhắc đến tên của người quản lý tuyển dụng trong thư xin việc, hãy kiểm tra kỹ chính tả và tiêu đề, tương tự như vậy với tên công ty.
3. Thông tin liên lạc của bạn
Một chữ cái duy nhất trong địa chỉ email có thể tạo nên sự khác biệt. Sẽ rất tệ nếu bạn gửi một bản CV đẹp, nhận được sự chú ý người quản lý tuyển dụng, nhưng họ lại không thể liên lạc vì nhận được số điện thoại hoặc địa chỉ email sai. Hãy chắc chắn rằng bạn có địa chỉ, số điện thoại, email và tất cả các thông tin liên lạc khác trong CV.Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp bằng cách đề tên công ty và bộ phận tuyển dụng.
4. Cách hành văn
Nhiều người xin việc làm sai lầm khi biến thư xin việc trở thành một văn bản quá trang trọng. Bạn nên thể hiện sự tôn trọng trong thư xin việc nhưng không nên viết theo cách hoàn toàn mất tự nhiên.Nhà tuyển dụng không mong muốn tìm một người nịnh hót hay một người máy. Hãy cho họ thấy bạn là một ứng viên chân thành và dễ gần, phù hợp với văn hóa tổ chức. Như vậy, họ có thể muốn làm việc với bạn.
Đọc thêm: CV xin việc chuẩn nhất gửi dưới dạng file Word hay PDF?
5. Kiểm tra chính tả và ngữ pháp
Trong thời đại ngày nay, chúng ta đã quen gõ bàn phím với tốc độ ánh sáng. Thật không may, điều đó có nghĩa là chúng ta đang mắc nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp hơn bao giờ hết. Chức năng tự động sửa có thể rất tốt nhưng nó cũng có thể khiến bạn sai sót theo những cách không tưởng tượng nổi.Bạn nên đọc từng chữ trong CV và thư xin việc, sau đó kiểm tra lại một lần nữa và soát lỗi bằng các công cụ hỗ trợ. Hãy đảm bảo rằng thư xin việc và CV của bạn đã hoàn hảo sau khi kiểm tra lại những yêu cầu trên. Thông thường, những người đang tìm việc làm có thể vội vàng gửi CV nhằm đáp ứng thời hạn nộp đơn và đôi khi chỉ là do sơ suất nên vẫn mắc lỗi. Nếu đã sẵn sàng thì bạn chỉ cần gửi CV và chờ đợi các cuộc gọi đến.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.