Học ngành Kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?
Việc mở rộng giao lưu buôn bán, hợp tác với các nước trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế, du lịch, thương mại,... đã mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Từ đây, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho các vị trí đối ngoại gia tăng. Ngành kinh tế quốc tế ra đời nhằm cung cấp nguồn nhân lực đủ trình độ và khả năng để đảm nhận các vị trí làm việc với đối tác nước ngoài, giúp việc kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, phát triển mạnh.
MỤC LỤC:
I. Những thông tin tổng quan về ngành Kinh tế quốc tế
II. Ngành Kinh tế quốc tế học những gì?
III. Học Kinh tế quốc tế làm gì sau khi tốt nghiệp?
IV. Các trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế chất lượng
Có những vị trí việc làm nào tốt ngành Kinh tế quốc tế?
I. Những thông tin tổng quan về ngành Kinh tế quốc tế
Kinh tế quốc tế (International Economics) là một trong những ngành "Hot" được các bạn trẻ theo đuổi. Với ngành học này, sinh viên sẽ tập trung nghiên cứu về hoạt động kinh doanh và giao dịch giữa các quốc gia trên toàn cầu. Mục tiêu đào tạo của ngành là sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ có những kiến thức sâu rộng để áp dụng vào thực tiễn của doanh nghiệp, giúp thúc đẩy kinh tế, nâng cao vị thế của nước ta trên thị trường kinh doanh quốc tế.
Đặc biệt, những vị trí việc làm của ngành Kinh tế quốc tế đòi hỏi sự kết hợp giữa ngoại ngữ và lĩnh vực thương mại. Vì vậy, không chỉ cần giỏi về kinh tế mà khả năng tiếng Anh để trao đổi, kết nối quốc tế của nhân sự cũng luôn được chú trọng. Bên cạnh đó, nếu bạn yêu thích làm việc trong ngành Kinh tế quốc tế thì sự năng động là điều không thể thiếu.
Đọc thêm: Ngành Kinh doanh quốc tế làm gì? học trường nào dễ xin việc?
II. Ngành Kinh tế quốc tế học những gì?
Khi trở thành sinh viên ngành Kinh tế quốc tế, các bạn sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng mềm để có thể đáp ứng nhu cầu công việc thực tế. Những kiến thức về quản trị kinh doanh, chính sách đối ngoại, luật quốc tế, nghiên cứu cách mở rộng hội nhập quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại, thanh toán quốc tế hay hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế,... đều được trang bị để sinh viên nắm vững, mang đến cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường.
Ngoài ra, đặc trưng công việc là làm việc với đối tác nước ngoài nên kỹ năng ngoại ngữ cũng được nâng cao, đào tạo cho sinh viên. Cùng với đó, để có thể hoàn thành tốt công việc thì nhân sự ngành Kinh tế quốc tế cũng được trau dồi các kỹ năng khác như đàm phán, giao tiếp, thuyết phục, tư vấn, làm việc nhóm,...
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế ra sao?
III. Học Kinh tế quốc tế làm gì sau khi tốt nghiệp?
Với sự hội nhập của nền kinh tế thì không khó để sinh viên ngành Kinh tế quốc tế tìm việc làm sau khi ra trường. Các vị trí việc làm đa dạng nên tùy theo khả năng cũng như sở thích mà các bạn sẽ lựa chọn cho mình công việc phù hợp. Mức lương của các vị trí cao hay thấp cũng phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của người đảm nhận.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí liên quan như:
- Nhân viên/chuyên viên xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm làm các thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu cũng như bán sản phẩm ra quốc tế với số lượng lớn, mang đến doanh thu tốt cho doanh nghiệp. Với sinh viên mới ra trường, mức lương vào khoảng 5 - 9 triệu/tháng tùy theo năng lực, những ai có kinh nghiệm thì mức lương có thể dao động trong khoảng từ 8 - 15 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên Marketing quốc tế: Sử dụng những kiến thức Marketing để lên kế hoạch tiếp thị cho các sản phẩm mang sao cho nhiều người biết đến và được quảng bá rộng rãi. Mức lương cho vị trí này vào khoảng 15 - 20 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường: Khảo sát những mong muốn, thị hiếu của người dùng trong phạm vị toàn cầu, từ đó đưa ra những phân tích, báo cáo hữu ích giúp định hướng chiến lược cho bộ phận kinh doanh hoạt động hiệu quả. Thu nhập của việc làm này vào khoảng 10 - 12 triệu đồng/tháng nếu có kinh nghiệm.
- Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không: Làm công việc liên quan đến cước phí tại các cảng hàng không quốc tế hay cảng biển giao thương với nhiều quốc gia khác nhau. Với sinh viên mới ra trường, mức lương có thể nhận là 5 - 7 triệu đồng/tháng và 8 - 20 triệu đồng/tháng cho những ai có kinh nghiệm làm việc dày dặn.
- Chuyên viên phân tích và tư vấn đầu tư quốc tế: Đảm nhận vai trò nghiên cứu, khảo sát tình hình kinh tế quốc tế, cập nhật chính sách thương mại đổi mới để có tư vấn chính xác cho các nhà đầu tư. Mức lương cho việc làm này dao động khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên xúc tiến thương mại: Nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách liên quan đến thương mại quốc tế, tạo mối liên hệ, thúc đẩy sự hợp tác tiếp thị sản phẩm trong thị trường quốc tế bằng các chương trình như hội chợ, hội nghị quốc tế,... Theo đuổi việc làm này, bạn có thể nhận mức lương lên tới 12 - 18 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên thu mua quốc tế: Ứng tuyển việc làm này, chuyên viên thu mua sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm đối tác, chốt giá với nhà cung cấp quốc tế, xác minh quá trình vận chuyển,... nhằm công ty có được nguồn hàng chất lượng với giá cả phải chăng. Mức lương trung bình của Chuyên viên thu mua quốc tế dao động trong khoảng từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.
- Giảng viên: Nếu có niềm yêu thích dạy học thì bạn cũng có thể ứng tuyển làm giảng viên tại các ngôi trường đào tạo chuyên ngành Kinh tế quốc tế. Thu nhập của việc làm giảng viên phụ thuộc vào số tiết dạy cũng như kinh nghiệm, thâm niên và theo bậc lương của nhà nước.
Đọc thêm: Học luật thương mại quốc tế ra làm gì?
Mức lương của ngành Kinh tế quốc tế cao hay thấp?
IV. Các trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế chất lượng
Lựa chọn được môi trường đào tạo chất lượng cao sẽ đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng xin được việc làm. Bởi các nhà tuyển dụng luôn ưu ái cho ứng viên tốt nghiệp tại những ngôi trường có chất lượng đào tạo thuộc "Top đầu". Với ngành Kinh tế quốc tế, tổ hợp môn xét tuyển bao gồm A00 (Toán, Vật lý, Hóa học); A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh); D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh); D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp); D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
1. Miền Bắc
- Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Kinh tế - Đại học QGHN.
- Học viện Chính sách và Phát triển.
- Học viện Ngoại Giao.
- Đại học Thương mại.
2. Miền Trung
- Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
- Đại học Kinh tế Huế.
3. Miền Nam
- Đại học Ngoại thương TP.HCM.
- Đại học Ngân hàng TP.HCM.
- Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM.
- Đại học Kinh tế Luật - ĐHQG TP.HCM.
Cơ hội dành cho những bạn trẻ tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế rất nhiều, nhất là trong thời điểm hội nhập kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn có khả năng, nỗ lực học tập để có kinh nghiệm và kiến thức vững vàng. Ngay sau khi biết được học Kinh tế quốc tế ra làm gì cũng như trường nào đào tạo tốt, JOBOKO hy vọng bạn sẽ có thể cân nhắc lựa chọn đúng theo ngành nghề mong muốn. Kinh tế quốc tế chắc chắn sẽ là
ngành có tiềm năng phát triển tốt nên đừng bỏ lỡ cơ hội nếu yêu thích nó nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.