Muốn tìm việc thời COVID-19, trước hết hãy biết cách điều chỉnh CV
Không thể phủ nhận thực tế rằng đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội, y tế... Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, buộc phải giải thể hoặc cắt giảm nhân sự trong khi người lao động thì rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc bị giãn việc, giảm thu nhập. Muốn thành công xin được việc trong và sau đại dịch, bước đầu tiên bạn cần làm sẽ là điều chỉnh CV một cách hoàn hảo nhất, chuyên nghiệp nhất nhằm chứng minh bạn là người thích hợp nhất để đảm nhiệm vai trò.
MỤC LỤC:
I. Tìm hiểu thị trường tuyển dụng việc làm trước khi ứng tuyển
II. Điều chỉnh CV thế nào khi tìm việc trong và sau đại dịch COVID-19?
Tìm việc thời Covid cần lưu ý điều gì?
I. Tìm hiểu thị trường tuyển dụng việc làm trước khi ứng tuyển
1. Cơ hội và thách thức khi tìm việc làm thời COVID-19
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra những ảnh hưởng lớn đến thị trường việc làm, khiến nhiều lao động bị mất việc làm. Tuy vậy, trong một số lĩnh vực khác thì tình hình tăng trưởng lại khá khả quan. Đó là lý do tại sao các hoạt động tuyển dụng vẫn diễn ra thường xuyên.
Để có thể xin việc trong thời điểm này, bản thân mỗi ứng viên trước hết cần tìm hiểu và rõ ràng về thực trạng của thị trường, về nhu cầu tuyển dụng thực tế: Ngành nào đang tuyển nhiều, bạn có cơ hội không?... Thông qua đó, ít nhất bạn sẽ định vị được bản thân, các thế mạnh giúp bạn cạnh tranh hơn so với các ứng viên khác - những đối thủ của bạn, cũng như xây dựng được chiến lược tìm việc làm của mình.
Nói cách khác, nếu muốn nâng cao tỷ lệ cạnh tranh, bạn không thể máy móc và giữ nguyên tư duy như trước đây là thấy việc thì gửi CV, hãy chuyển sang tìm việc chủ động hơn, rõ ràng hơn về những gì mình có thể làm và có cơ hội được nhận. Sau đó, bạn có thể bắt đầu điều chỉnh CV phù hợp nhất với từng vị trí để gia tăng cơ hội trúng tuyển.
2. Xu hướng tìm việc làm online, việc làm tại nhà lên ngôi
Đã hơn 1 năm kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, thay vì những hoang mang lúc ban đầu, các doanh nghiệp cũng như người lao động đều đang nỗ lực tìm cách thích nghi với thực trạng không thể đến văn phòng làm việc. Với những công việc có thể làm từ xa, các doanh nghiệp đã thay đổi kịp thời và thiết kế các quy trình chuẩn từ tuyển dụng, phỏng vấn online đến cho phép nhân viên làm việc tại nhà.Không thể phủ nhận, chỉ trong vài tháng sau đại dịch, xu hướng tuyển dụng và tìm việc làm đã chuyển sang tìm việc làm online, làm việc tại nhà vì nhiều lý do nhưng chủ yếu là đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Hơn nữa xu hướng này cũng là cách để các doanh nghiệp có thể kịp thời ứng phó - ngay khi tình hình căng thẳng, nhân viên buộc phải làm tại nhà thì cũng đã quen thuộc với cách quản lý, giao - nhận việc và hoàn thành công viêc.
Đọc thêm: Cẩm nang tìm việc làm mùa dịch Covid-19
II. Điều chỉnh CV thế nào khi tìm việc trong và sau đại dịch COVID-19?
1. Tỷ lệ cạnh tranh cao khi tìm việc làm
Tìm việc thời COVID-19 khó khăn hơn nhiều so với bình thường bởi vì cạnh tranh nhiều hơn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tổng kết tình hình thị trường lao động cả nước tính đến hết quý II năm 2021, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động (15 - 59 tuổi) là 1,1 triệu người, tăng 173,5 nghìn người so với quý trước. Tình hình tuyển dụng nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào mỗi ngành nghề.
Thực tế, không chỉ lao động phổ thông, lao động có tay nghề bị ảnh hưởng, mất việc vì đại dịch mà kể cả lao động có bằng cấp trình độ cũng thiếu việc làm. Cạnh tranh càng gay gắt thì cơ hội nhận việc của bạn càng giảm nếu không có điểm nổi bật.
Nhu cầu tìm việc làm mùa dịch của người lao động tăng cao
2. Chọn mẫu CV phù hợp với ngành nghề
Trước khi bắt tay vào viết CV xin việc thời COVID-19, ứng viên cần lưu ý chọn mẫu CV phù hợp nhất. Ngày nay thì đa số ứng viên đều dùng mẫu CV online có sẵn, mặt tích cực là nhanh, chuẩn, tiết kiệm thời gian nhưng cũng có vấn đề là bạn có thể không tạo được sự khác biệt.
Ở thời điểm như hiện nay, bạn không được phép qua loa, xảy ra sai sót ngay từ khi chọn mẫu CV. Thay vì nhắm mắt chọn bừa, hãy cân nhắc kỹ một số tiêu chí sau khi chọn bố cục, định dạng và màu sắc CV:
- Bạn ứng tuyển vào ngành nghề nào, đặc trưng của các công việc đó ra sao? (Ví dụ việc làm kỹ sư thì sẽ khác so với việc làm dịch thuật, viết lách hay thiết kế).
- Bạn có nhiều hay ít kinh nghiệm làm việc?
- Phần nào trong CV bạn muốn làm nổi bật nhất?
Thay vì tự chọn và đưa ra phán đoán (có thể sai lầm), bạn nên tham khảo các mẫu CV có sẵn trên những nền tảng chuyên nghiệp như Joboko.com. Ở đây, mẫu CV được phân loại cụ thể, chi tiết kèm theo gợi ý cách viết theo từng vai trò, lĩnh vực cụ thể.
Không chỉ vậy, hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo) cũng sẽ giúp phân tích thông tin trong CV của bạn, tự động kết nối để "giới thiệu" hồ sơ của bạn tới các nhà tuyển dụng tiềm năng. Bạn sẽ tiếp cận được nhiều cơ hội việc làm hơn và ứng tuyển trực tiếp dễ dàng chỉ bằng một cú nhấp chuột sau khi tạo, lưu CV trên trang.
3. Viết phần nội dung CV
Có thể nói, nội dung là phần quan trọng nhất, được nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong CV xin việc. Mỗi nhà tuyển dụng chỉ có một vài phút để xem qua CV của bạn vì vậy nội dung trong CV cần đơn giản và đi thẳng vào vấn đề. Hãy cắt bỏ những nội dung không cần thiết và tập trung vào những thông tin quan trọng, liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển. Điều này có thể giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng hiểu hơn về ứng viên và xác định được liệu bạn có phù hợp với công việc này hay không.
Một số thông tin thiết yếu mà bạn cần có trong CV là trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng của bản thân. Trước khi viết các thông tin này, bạn nên đọc lại tin tuyển dụng để nắm được các từ khóa quan trọng.
Các nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao các thông tin có thể định lượng như số liệu. Khi đại dịch khiến nhiều người mất việc, ai cũng viết rằng mình giỏi, mình xuất sắc trong CV, vậy thì chỉ có số liệu thực tế mới chứng minh được bạn đang nói thật, mới thuyết phục được nhà tuyển dụng.
Cách điều chỉnh CV để tìm việc làm thành công trước và sau đại dịch Covid-19
Ngoài ra, nếu bạn không may có một khoảng thời gian thất nghiệp vì dịch thì cũng đừng để khoảng trống công việc trong CV khiến bạn bị loại. Bạn có thể viết đơn giản là làm tự do (freelance) tại nhà, làm CTV,... Sau đó, bạn có thể giải thích rõ hơn bằng một bức thư xin việc gửi kèm. Nhiều nhà tuyển dụng có thể hiểu và thông cảm vì khó khăn là khó khăn chung, miễn là bạn cho thấy rằng mình không lãng phí vài tháng đó chỉ để chờ việc, hãy cho thấy bạn học được gì mới, tranh thủ làm được gì...
4. Đọc và sửa lỗi sai trong CV
Cuối cùng, trước khi gửi CV, bạn hãy kiểm tra lại nhiều lần để đảm bảo bạn không mắc lỗi diễn đạt hay lỗi chính tả nào bởi ngay cả một lỗi nhỏ cũng có thể khiến bạn mất đi cơ hội việc làm.
Bạn có thể sử dụng một số phần mềm để kiểm tra lỗi chính tả của mình. Bạn có thể tìm và sửa lỗi sai ngay trong Word. Đối với các CV xin việc tiếng Anh, bạn có thể dùng các công cụ online như Grammarly, ProWritingAid, Gingersoftware,... Hoặc bạn cũng có thể nhờ bạn bè, người thân kiểm tra giúp mình.
Cho dù bạn đang ứng tuyển cho vị trí nào, hãy áp dụng những lời khuyên trên khi tìm việc làm để có thể dễ dàng vượt qua vòng đơn và đi vào vòng phỏng vấn. Đại dịch đem lại nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp và người lao động, tuy nhiên, nếu bạn là người có năng lực, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy công việc phù hợp với mình.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.