Ngành điện tử viễn thông - Cơ hội tỏa sáng cho các tài năng trẻ trong tương lai
Thế giới vốn quá rộng lớn nay đã trở nên nhỏ bé hơn nhiều nhờ sự phát triển của điện tử viễn thông. Một vài thập kỷ trước, việc trò chuyện với một người ở bên kia bán cầu gần như là không thể hoặc là nếu có thì là với một mức giá vô cùng đắt đỏ. Tuy nhiên, ngày nay bất cứ ai cũng có thể làm được điều này một cách đơn giản và hoàn toàn miễn phí. Không chỉ gọi điện mà còn có thể video call. Tất cả là nhờ vào sự phát triển của ngành điện tử viễn thông.
MỤC LỤC:
1. Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư công nghệ điện tử viễn thông
2. Cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông
3. Mức lương ngành điện tử viễn thông
4. Cơ hội làm việc tại nước ngoài và nâng cao thu nhập
5. Thời gian thử việc ngành điện tử viễn thông
6. Thách thức khi theo đuổi ngành điện tử viễn thông
Ngành điện tử viễn thông có xu hướng phát triển như thế nào?
Công nghệ điện tử viễn thông (Electronic & communicating engineering - ECE) là một thuật ngữ tương đối rộng. Nó bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như điện tử tiêu dùng, điện tử tương tự, kỹ thuật điện tử,... Kỹ sư công nghệ điện tử viễn thông sẽ là những người nghiên cứu, phát triển và chế tạo các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông hiện đại.
1. Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư công nghệ điện tử viễn thông
Thế giới của chúng ta phát triển song song với tốc độ phát triển của ngành điện tử viễn thông. Những bước phát triển nhảy vọt mà chúng ta thấy được trong ngành công nghệ thông tin và chất lượng cuộc sống phần lớn là nhờ những đóng góp của ngành này. Do đó, không khó để lý giải lý do tại sao nhu cầu tuyển dụng kỹ sư điện tử viễn thông lại liên tục tăng cao đến như vậy trong những năm gần đây.
Trong thập kỷ tới, toàn ngành có mức tăng trưởng dự báo khoảng 7% và sẽ tiếp tục tăng cao. Vì vậy, những người chọn đi theo con đường điện tử viễn thông cũng có cơ hội gây dựng sự nghiệp thành công cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác.
Các mặt hàng điện tử tiêu dùng như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính để bàn, laptop, tivi thông minh,... cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn, không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Chúng thậm chí trở thành những sản phẩm thiết yếu trong xã hội hiện đại. Điều này lại một lần nữa khẳng định nhu cầu tuyển dụng kỹ sư công nghệ điện tử viễn thông cao trên toàn thế giới nói chung và đối với từng nền kinh tế nói riêng.
2. Cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông
Tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành điện tử viễn thông, các bạn sinh viên có thể lựa chọn rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau như:
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh - truyền hình.
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch, tối ưu mạng.
- Kỹ sư sản xuất phần mềm trên thiết bị di động.
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn tại các công ty điện tử viễn thông.
- Làm việc tại các phòng nghiên cứu và quy hoạch mạng điện, thiết bị điện - điện tử.
- Làm việc cho các nhà máy công nghệ tự động hóa cao.
- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo nghề điện tử viễn thông.
- Làm việc trong các công ty chuyên về sản xuất mạch điện tử viễn thông hay truyền thông điện tử.
Ngoài ra, còn có ngành điện tử y sinh - một ngành khá mới nhưng cũng thu hút không ít nhân tàivới chức danh kỹ sư điện tử y sinh. Lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng là một trong những lĩnh vực tiềm năng đối với các nhân viên kỹ thuật ngành điện tử viễn thông; đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển ra các thiết bị nghe nhìn chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Cơ hội việc làm của ngành điện tử viễn thông
3. Mức lương ngành điện tử viễn thông
Mức lương kỹ sư điện tử viễn thông được đánh giá là khá hấp dẫn trong thị trường lao động hiện nay, khoảng 7 - 15 triệu đồng/tháng đối với những người chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm. Mức lương này có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng (tương đương với 2,000 USD) đối với những người có tay nghề cao và đảm nhận những công việc phức tạp hơn.
Quy mô công ty, tính chất phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn và năng lực của người lao động,... chính là những yếu tố quyết định đến mức lương của kỹ sư ngành điện tử viễn thông.
4. Cơ hội làm việc tại nước ngoài và nâng cao thu nhập
Ngoài ra, những kỹ sư trình độ cao và thành thạo ngoại ngữ có thể lựa chọn ra làm việc tại nước ngoài để nhận mức lương cao hơn. Tại Đông Nam Á, Phillipines là một trong những nước có mức lương trung bình tương đối "khủng" dành cho các kỹ sư điện tử viễn thông, khoảng 305,000 peso/tháng (tương đương trên 140 triệu đồng/tháng).
Tại Mỹ, một trong những nước có ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông phát triển nhất trên thế giới, mức lương trung bình cho một kỹ sư trong ngành này khoảng hơn 86,527 USD/năm tương đương 1,9 tỷ đồng/năm. Tính theo giờ làm việc thì kỹ sư điện tử viễn thông có trình độ sẽ nhận khoảng 23 - 41 USD/giờ (khoảng 500 - 1 triệu đồng/giờ). Đây thực sự là cơ hội tốt cho những người tài năng và tham vọng.
Đọc thêm: Top 6 công ty viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và cơ hội việc làm
5. Thời gian thử việc ngành điện tử viễn thông
Thông thường, thời gian thử việc kỹ sư công nghệ điện tử viễn thông hay nhân viên kỹ thuật điện tử viễn thông là khoảng 1 - 2 tháng, tùy theo tính chất công việc và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Năng lực của ứng viên cũng là một trong những yếu tố quyết định thời gian thử việc sẽ kết thúc sớm hay muộn.
6. Thách thức khi theo đuổi ngành điện tử viễn thông
Bạn có đang tự hỏi lý do tại sao nghề điện tử viễn thông lại có mức lương cao đến vậy? Lý do có phải đơn giản chỉ vì nhu cầu tuyển dụng cao? Trên thực tế, điện tử viễn thông là một trong những ngành đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu và khó nhất. Kể cả những người đã tốt nghiệp Đại học ngành này ra trường cũng chưa chắc đã có đủ năng lực để làm việc. Chưa nói tới việc ngành công nghệ của thế giới phát triển từng ngày, từng giờ và đặt ra yêu cầu cho các kỹ sư ngành điện tử viễn thông phải không ngừng cập nhật kiến thức mới.
Theo đuổi ngành điện tử viễn thông cần có những thách thức gì?
Thời gian làm việc dài, áp lực công việc lớn cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều kỹ sư bỏ nghề, mặc dù chế độ đãi ngộ cực kỳ tốt. Điện tử viễn thông cũng là một ngành khoa học; vì vậy, nó đặt ra cho những người trong nghề vô số những yêu cầu từ thấp tới cao. Áp lực trước cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp, giữa các nền kinh tế và giữa bản thân những người làm trong nghề để có được vị trí cao và chế độ đãi ngộ tốt có thể khiến nhiều người phải từ bỏ niềm đam mê của mình.
Ngoài ra, kỹ sư công nghệ điện tử viễn thông cũng là tổng hòa của rất nhiều yếu tố kỹ năng như sự thông minh sáng tạo, tư duy logic, chịu khó tìm tòi, ham học hỏi, đam mê với công việc, kỹ năng ngoại ngữ,... Những yêu cầu này đã khiến cho không ít bạn trẻ phân vân khi quyết định có nên theo ngành điện tử viễn thông hay không. Chi phí để theo học ngành này cũng là một vấn đề lớn đối với các gia đình không có điều kiện khá giả.
Trên đây, JOBOKO.com đã cùng các bạn tìm hiểu tổng quan ngành điện tử viễn thông. Đây được coi là nơi để các bạn trẻ tài năng gây dựng sự nghiệp và tỏa sáng trong tương lai. Tất nhiên là ngành nào thì cũng sẽ có những khó khăn, thách thức của riêng nó; chỉ cần bạn quyết tâm vượt qua tất cả để theo đuổi đam mê của mình thì bạn chắc chắn sẽ thành công.
An ninh mạng là gì? Nhu cầu tuyển dụng cao không?
Ngoài ngành điện tử viễn thông thì an ninh mạng có xu hướng phát triển ra sao cũng nhận được sự quan tâm đông đảo của giới trẻ. Đây được coi là ngành hot mang đến cơ hội việc làm tốt trong thời đại công nghệ 4.0. Vậy để tìm hiểu an ninh mạng là gì? Cơ hội và thách thức của nghề an ninh mạng ra sao, bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.