Ngành nhà hàng - khách sạn: Lựa chọn của người trẻ muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ
Đối với nhiều ngành khác, bạn sẽ rất khó để tìm thấy một công việc khi chưa có kinh nghiệm hoặc không qua trường lớp. Tuy nhiên, với ngành nhà hàng - khách sạn, có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho bạn lựa chọn từ lao động có trình độ chuyên môn cao đến lao động phổ thông, từ người giàu kinh nghiệm tới người mới ra trường. Nguyên nhân là vì việc làm khách sạn - nhà hàng coi trọng khả năng làm việc, giao tiếp, tương tác, chuyên nghiệp, cống hiện, tinh thần trách nhiệm và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
MỤC LỤC:
1. Nhu cầu của thị trường
2. Thời gian thử việc
3. Mức lương khởi điểm
4. Mức lương theo năm kinh nghiệm
5. Cơ hội sự nghiệp
6. Khi nào thì được thăng chức?
7. Cơ hội tăng thêm thu nhập
8. Thách thức
Việc làm ngành nhà hàng, khách sạn thu hút đông đảo ứng viên tham gia
1. Nhu cầu của thị trường
Vào năm 2019, Việt Nam đón tới 19 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Điều này cho thấy nhu cầu với lực lượng lao động trong ngành du lịch, dịch vụ nhà hàng - khách sạn đã và đang tiếp tục tăng lên.
Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia trên thị trường lao động, rất nhiều việc làm có thể bị robot và tự động hoá, trí tuệ nhân tạo thay thế trong vòng 30 năm tới. Tuy nhiên, những người làm trong ngành nhà hàng - khách sạn gần như không phải đối diện với xu hướng này vì bạn xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa người với người, xử lý các nhu cầu đặc biệt, cung cấp dịch vụ cá nhân hoá mà máy móc không thể thực hiện được.
Bên cạnh đó, ngành nhà hàng - khách sạn cũng yêu cầu nhiều sự sáng tạo để cung cấp các trải nghiệm văn hóa, cá nhân hóa làm hài lòng khách hàng, quản lý và xử lý các tình huống không thể đoán trước - đòi hỏi khả năng giải quyết vấn đề, nhận biết cảm xúc và đưa ra chiến lược một cách quyết đoán.
Với sự phát triển của giao thông vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng, việc đi lại, du lịch và nghỉ dưỡng ngày càng trở nên thuận tiện. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến du lịch phát triển nhanh chóng dẫn tới dịch vụ nhà hàng - khách sạn phổ biến và được nâng cấp.
2. Thời gian thử việc
Thông thường, thời gian thử việc của những người làm trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn là 2 tháng, theo quy định của Luật Lao động. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào quy mô nhà hàng, khách sạn và các vị trí khác nhau, người lao động và chủ lao động có thể tự thoả thuận để kéo dài hay rút ngắn thời gian thử việc.
Thử việc trong lĩnh vực này cho phép bạn có thời gian làm quen với các nhiệm vụ cơ bản, xử lý các tác vụ theo tiêu chuẩn của ngành (dịch vụ, chăm sóc khách hàng, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý tình huống, chế biến thực phẩm và đồ uống,...).
3. Mức lương khởi điểm
Mức lương trung bình của nhân viên ngành nhà hàng - khách sạn ở Mỹ là 30.225 USD/năm (tương đương hơn 600 triệu đồng/năm). Những vị trí lao động phổ thông hay sinh viên mới tốt nghiệp có mức lương là 20.794 USD/năm (hơn 400 triệu đồng/năm).
Tại Việt Nam, mức lương của nhân sự ngành nhà hàng - khách sạn dao động tương đối lớn, tuỳ vào vị trí công việc cụ thể, kinh nghiệm, trình độ, quy mô của nhà hàng và khách sạn đó. Ví dụ, nhân viên lễ tân toàn thời gian có thu nhập từ 5 - 7 triệu/tháng khi mới ra trường, trong khi nhân viên phục vụ nhận mức lương từ 4 - 5 triệu/tháng, quản lý nhà hàng có lương từ 8 - 10 triệu/tháng trở lên.
Thu nhập của các vị trí việc làm nhà hàng - khách sạn cao hay thấp?
4. Mức lương theo năm kinh nghiệm
Nhà hàng - khách sạn cũng là một trong những ngành có mức thu nhập tăng theo thâm niên, kinh nghiệm làm việc. Bạn càng làm lâu, thu nhập của bạn sẽ càng tăng. Ở Mỹ, thống kê của website tuyển dụng cho thấy những người có kinh nghiệm nhận tới 51.383 USD/năm (hơn 1,2 tỷ đồng/năm).
Tại Việt Nam, tìm việc làm nhân viên lễ tân tại các khách sạn 5 sao có tổng thu nhập khoảng 15 đến 20 triệu mỗi tháng sau khoảng 3 - 5 năm làm việc. Nhân viên phục vụ có thể nhận mức lương 10 triệu trở lên (thường bao gồm tiền hỗ trợ, phụ cấp,...). Trong khi đó, với vai trò quản lý nhà hàng, bạn có thể nhận từ 11,6 - 17,6 triệu một tháng và cao nhất lên đến khoảng 45 triệu/tháng. Nếu bạn đang tìm việc làm nhân viên phục vụ thì có thể truy cập vào JOBOKO để theo dõi tin tuyển dụng mới nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo các mẫu CV xin việc nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, chuẩn nhất để ứng tuyển online tiện lợi.
5. Cơ hội sự nghiệp
Có nhiều phân ngành khác nhau trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn. Vì vậy, cho dù bạn là chủ khách sạn, đầu bếp, bác sĩ, chuyên gia công nghệ thông tin, kỹ sư, kỹ thuật viên, kế toán hay phục vụ phòng, bạn đều có thể làm việc trong ngành này. Sự đa dạng trong các vị trí công việc giúp tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người. Các phân ngành chính gồm có:
- Duy trì hoạt động của nhà hàng, khách sạn: Khối văn phòng, bộ phận thực phẩm và đồ uống, sự kiện.
- Quản trị khách sạn: Nhân sự, tài chính, marketing, quan hệ công chúng.
- Giải trí: Quản lý địa điểm, lên kế hoạch sự kiện, dịch vụ VIP.
- Sang trọng: Sự kiện & dịch vụ VIP.
- Thực phẩm và đồ uống: Ăn uống, phục vụ, nghệ thuật ẩm thực, chuyên gia rượu vang,...
- Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp: Spa, thể dục, phòng khám tư nhân.
- Trực tuyến & công nghệ: Kỹ thuật viên, bảo trì hệ thống,...
- Các vai trò khác: Tự mở và vận hành nhà hàng - khách sạn, tư vấn và quản lý dự án nhà hàng - khách sạn.
5.1. Cơ hội việc làm ngành nhà hàng - khách sạn tại Việt Nam
Để làm việc trong ngành nhà hàng - khách sạn tại Việt Nam, tùy vào mỗi vị trí mà bạn sẽ được yêu cầu trình độ cũng như kinh nghiệm khác nhau. Cơ hội công việc của bạn rất đa dạng, từ các nhà hàng và khách sạn nhỏ cho đến những nhà hàng, khách sạn 5 sao xa xỉ.
Ngoài khả năng làm việc cho các nhà hàng, khách sạn của người Việt, bạn có thể xin vào nhà khách của nhà nước hoặc các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Yêu cầu và tiêu chuẩn dịch vụ ở các địa điểm khác nhau cũng sẽ khác nhau nhiều hay ít.
5.2. Cơ hội việc làm tại nước ngoài
Thông thường, nhân sự ngành nhà hàng - khách sạn không hay xin việc ở môi trường nước ngoài. Tuy nhiên, bạn có thể tham gia các chương trình thực tập, trao đổi ở rất nhiều nơi trên thế giới, từ Singapore đến Dubai.
6. Khi nào thì được thăng chức?
Cơ hội phát triển và thăng chức trong ngành nhà hàng - khách sạn công bằng với tất cả mọi người. Có những người sẽ mất 2 - 3 năm để lên vị trí cấp quản lý, trong khi những người khác có thể mất tới 10 năm. Sự khác biệt ở đây là tuỳ vào từng vị trí và quy mô nhà hàng, khách sạn, đặc biệt là kết quả công việc của bạn.
Vì đặc thù ngành dịch vụ nên nhân sự làm trong nhà hàng, khách sạn cần nhất là sự đánh giá tích cực từ khách hàng, sau đó mới đến quản lý. Bạn càng làm tốt, càng được ghi nhận, khả năng thăng tiến của bạn càng nhanh.
Cơ hội và thách thức của việc làm nhà hàng, khách sạn
7. Cơ hội tăng thêm thu nhập
Trừ khối văn phòng, đa số các việc làm trong ngành nhà hàng - khách sạn được phân chia theo ca. Bạn có thể tận dụng thời gian đó để kiếm thêm thu nhập từ nhiều nguồn khác: làm cho nhà hàng khác, kinh doanh, cung cấp các dịch vụ bổ sung,... Nếu bạn có kỹ năng ngoại ngữ, viết lách hay thiết kế thì ngoài công việc chính bạn có thể nhận các công việc freelance để làm tại nhà. Một số việc làm Freelancer phổ biến bạn có thể tham khảo bài viết sau.
Đọc thêm: 7 công việc freelance trả lương cao nhất
8. Thách thức
8.1. Chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan
Ngành dịch vụ nói chung và nhà hàng - khách sạn nói riêng đều chịu dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như chính sách, giao thông, thiên tai hay dịch bệnh. Làm việc trong ngành này nghĩa là bạn luôn có nguy cơ phải thay đổi công việc, nơi làm việc hoặc thậm chí là nghỉ việc, mất việc.
Thách thức khách quan nên rất khó để tìm ra giải pháp. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách thích nghi, tự điều chỉnh và chuẩn bị cho mình các kỹ năng. Khi bạn có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm, bạn sẽ dễ kiểm soát các tình huống xảy ra đối với sự nghiệp của mình.
8.2. Cạnh tranh trong lực lượng lao động
Cạnh tranh trong ngành nhà hàng - khách sạn rất gay gắt. Nhiều người không học chuyên ngành quản trị nhà hàng khách sạn cũng có thể làm nghề này (sinh viên các chuyên ngành xã hội, kinh tế, quản lý, ngoại ngữ, v.v.). Nếu bạn không thể hiện được đam mê, quyết tâm và thế mạnh của bản thân, bạn sẽ rất khó để lên được những vị trí cấp giám sát và quản lý.
Nếu bạn đang tìm việc làm phụ bếp, đầu bếp hay bất cứ vị trí nào trong ngành nhà hàng khách sạn đều có thể tham khảo thêm danh sách việc làm được cập nhật trên JOBOKO.com. Hãy tìm hiểu chi tiết công việc để đưa ra những sự lựa chọn việc làm tốt nhất cho bản thân.
Những vị trí việc làm phổ biến ngành nhà hàng, khách sạn
Mặc dù vẫn tồn tại nhiều thách thức nhưng ngành nhà hàng - khách sạn mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm tốt. Những ai đang có ý định theo đuổi lĩnh vực này thì đừng bỏ lỡ tham khảo top việc làm ngành nhà hàng, khách sạn sau đây. Qua quá trình cân nhắc kỹ càng, hy vọng bạn sẽ lựa chọn được vị trí việc làm phù hợp nhất.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.