Top 5 từ khóa không nên lạm dụng trong CV xin việc
Nhiều ứng viên không khỏi băn khoăn về việc sử dụng từ khóa sao cho đúng. Bởi không phải từ khóa nào cũng "đắt giá" để liệt kê vào CV xin việc. Lựa chọn từ khóa sai hoặc lạm dụng, sử dụng nhiều lần, lặp lại trong CV sẽ khiến CV thiếu nổi bật, không thể hiện được nội dung mong muốn mà còn làm cho nhà tuyển dụng mất thiện cảm.
MỤC LỤC:
1. Tầm quan trọng của từ khóa trong CV xin việc
2. Top 5 từ khóa phổ biến nhưng không nên lạm dụng trong CV
3. Những từ khóa "đắt giá" giúp CV hoàn hảo hơn
Những từ khóa nào không nên đề cập trong CV xin việc?
1. Tầm quan trọng của từ khóa trong CV xin việc
Đưa từ khóa (keyword) vào CV xin việc là yêu cầu bắt buộc vì các lý do sau:
- Từ khóa giúp CV phản ánh đúng chức năng là ứng tuyển vị trí việc làm cụ thể.
- Từ khóa trong CV cũng giúp cho CV xin việc của bạn có trọng tâm, dễ theo dõi.
- Từ khóa thể hiện rằng bạn hiểu về công việc, công ty bạn ứng tuyển (biết mình sẽ làm gì và các lợi thế cạnh tranh bạn có, vì sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn).
- Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hệ thống sàng lọc hồ sơ (ATS) thì những từ khóa trong CV của bạn sẽ quyết định "điểm số" mà hệ thống dành cho bạn - phù hợp hay không phù hợp với vai trò ứng tuyển.
Vậy, những từ khóa trong CV xin việc thường cung cấp nội dung thông tin gì? Về cơ bản, các từ khóa sẽ là về công việc, lĩnh vực, kinh nghiệm, kỹ năng,... Những từ khóa bị lạm dụng khá nhiều do ứng viên cảm thấy nếu viết như vậy thì CV sẽ nổi bật, mà thực tế lại không phải vậy. Tránh các từ khóa không có mấy giá trị trong CV và thay thế bằng các keyword đắt giá sẽ giúp CV của bạn chuyên nghiệp hơn.
Đọc thêm: Mẹo sử dụng từ khóa trong CV xin việc để nhà tuyển dụng đọc không rời mắt
2. Top 5 từ khóa phổ biến nhưng không nên lạm dụng trong CV
2.1. Động lực
Nếu muốn thêm từ khóa "động lực" vào CV xin việc của mình thì trước hết bạn cần cân nhắc thật cẩn thận. Việc nói rằng bạn có động lực không chứng minh được cho những thành quả bạn đã hoặc sẽ đạt được. Đúng là nhà tuyển dụng mong đợi bạn có động lực để phấn đấu trong công việc, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là những giá trị thực tế mà bạn có thể tạo ra.
Thay vì nói rằng mình có động lực, ứng viên nên tập trung vào những thành tích bạn có và trình bày ấn tượng trong CV. Hãy thử các cụm từ liên quan hơn đến những gì bạn đã đạt được, ví dụ như "phát triển chương trình đào tạo", "tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng" hoặc "quản lý một nhóm 8 nhân viên", "mức tăng doanh số bán hàng đạt trung bình 15%/ tháng".
2.2. Sáng tạo
"Sáng tạo" là một từ thông dụng trong CV nhưng dường như đang bị sử dụng quá mức và không hiệu quả. Thay vì sử dụng các tính từ trừu tượng, hãy tìm các động từ để giới thiệu chính xác những gì bạn đã làm ở vị trí công việc trước đây. Ứng viên có thể tham khảo một số từ khóa như "đề xuất chiến lược", "đóng góp ý tưởng trong việc", "xây dựng và triển khai dự án", "thúc đẩy hợp tác với"...
2.3. Nhiệt tình
Nhiều ứng viên cho rằng sự nhiệt tình là tiêu chuẩn để nhà tuyển dụng đánh giá một ứng viên tiềm năng, nhưng "nhiệt tình" cũng xuất hiện trong hàng trăm, hàng nghìn CV xin việc khác. Khi ai cũng "nhiệt tình" thì liệu đây có thực sự là yếu tố quyết định sự thành công của 1 ứng viên hay không?
Hơn nữa, từ khóa này khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là một người chưa có kinh nghiệm và chỉ đang cố gắng lấy sự nhiệt tình để bù lại. Nếu vẫn muốn sử dụng các từ khóa như vậy để nói về bản thân thì những từ như "chủ động", hoặc "có kỹ năng" sẽ hiệu quả hơn.
2.4. Sẵn sàng phá vỡ khuôn khổ/ tạo sự khác biệt
Không phải nhà tuyển dụng nào cũng muốn tuyển một người "sẵn sàng phá vỡ khuôn khổ" hoặc "khác biệt" bởi vì mỗi công việc lại có những quy tắc và giới hạn riêng. Việc suy nghĩ quá xa đôi lúc lại không có lợi, đặc biệt là khi hợp tác với những người xung quanh hoặc tuân thủ các quy trình của công ty. Tuýp người này thường bị cho là quá tự tin và/ hoặc không chịu được bất kỳ khuôn khổ, quy trình và quy định nào, luôn cho rằng mình đã hiểu rõ mọi vấn đề, ý kiến của mình là đúng.
Thay vì khẳng định mình như một "nhà tư tưởng" với những tư duy độc đáo, hãy thay thế bằng các từ khóa như "linh hoạt", "chủ động" trong CV xin việc.
2.5. Trách nhiệm
Tất cả chúng ta đều sống, làm việc với tinh thần trách nhiệm - và thực tế là chúng ta phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của mình. Thế nhưng ứng viên không nên khẳng định suông rằng mình là một người có trách nhiệm vì đây là một yêu cầu tối thiểu, hiển nhiên.
Nếu vẫn muốn sử dụng từ khóa "trách nhiệm" trong CV xin việc, hãy liên kết với các chức năng công việc cụ thể, ví dụ như "Chịu trách nhiệm đảm bảo thanh toán đúng hạn cho các hóa đơn và chi phí của nhà cung cấp". Và thay vì miêu tả về bản thân, bạn hãy dùng từ khóa này để đề cập đến những vai trò mình đã đảm nhiệm.
Chứng minh bằng dẫn chứng, con số cụ thể để tăng độ tin cậy cho nhà tuyển dụng
3. Những từ khóa "đắt giá" giúp CV hoàn hảo hơn
Vậy sau khi xóa những từ thông dụng kém hiệu quả đề cập phía trên ra khỏi CV, bạn sẽ làm gì để CV xin việc của mình nổi bật, ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng? Hãy cân nhắc sử dụng các từ khóa, cụm từ khóa sau nhé:
- Đã đạt được/ thành tích/ thành tựu.
- Cải tiến/ thay đổi/ tiến bộ/ phát triển.
- Đào tạo/ cố vấn/ dẫn dắt/ giám sát/ hướng dẫn.
- Quản lý/ lãnh đạo.
- Tạo ra.
- Tầm ảnh hưởng.
- Thương lượng/ đàm phán/ thuyết phục.
- Cho ra mắt.
Việc lạm dụng từ khóa trong CV không giúp bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng, ngược lại còn khiến cho CV trở nên nhàm chán, lặp lại, "na ná" CV của các ứng viên khác. Cá nhân hóa CV xin việc của mình với các gợi ý của JobOKO trên đây sẽ giúp CV của bạn hoàn hảo hơn đấy!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.