Mẫu CV Ngành Giáo Dục
Hoạt động Joboko
Xem thêmĐột phá sự nghiệp Marketing: Cập nhật xu hướng A.I và cơ hội mới
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đã đem đến những thay đổi mang tính cách mạng trong lĩnh vực marketing. Từ việc tối ưu hóa nội dung tiếp thị, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, cho đến dự đoán nhu cầu thông qua phân tích big data, AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà đã trở thành yếu tố định hình lại toàn bộ cách các doanh nghiệp tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường.
Career Insights #4: Biến động nhân sự Tài chính - Ngân hàng: Chớp thời cơ vàng
Cạnh tranh khốc liệt cùng với sự thay đổi mạnh mẽ trong cấu trúc nhân sự của nhóm ngành tài chính ngân hàng (TC-NH) đã mang tới rất nhiều cơ hội về các vị trí công việc mới. Các vị trí hot Sales B2B/B2C, Fintech, Digital Banking,... đang được săn đón, hứa hẹn chế độ hấp dẫn và lộ trình thăng tiến nhanh chóng. Thêm vào đó, cơ hội việc làm ngày càng rộng mở với khả năng năng luân chuyển linh hoạt giữa các vị trí, doanh nghiệp cùng ngành.
NHỮNG CÔNG NGHỆ TUYỂN DỤNG TIÊN TIẾN PHÁT TRIỂN BỞI JOBOKO
Nền tảng tuyển dụng JobOKO đã thu hút 200.000 doanh nghiệp và 1.5 triệu ứng viên hoạt động thường xuyên trên hệ thống. Mỗi ngày, JobOKO có tới 2.500 lượt ứng tuyển và 30.000 ứng viên truy cập tìm việc làm. Không chỉ tạo nên những con số ấn tượng, JobOKO còn khẳng định vị thế bằng hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức uy tín, nhờ vào công nghệ tiên tiến và giá trị thực tiễn mang lại cho cả nhà tuyển dụng lẫn người tìm việc.
JobOKO đồng hành cùng ISTART CAMP 2024: Kết nối việc làm, kiến tạo tương lai
Chuỗi sự kiện ISTART CAMP 2024 kéo dài 3 ngày với mục tiêu rèn luyện kỹ năng, định hướng nghề nghiệp đã diễn ra thành công rực rỡ, thu hút sự tham gia của hơn 1000 bạn trẻ.
Tuyệt chiêu viết CV ngành giáo dục ấn tượng, nổi bật
Xã hội ngày càng phát triển, giáo dục trở thành một ngành nghề quan trọng đối với tất cả con người. Để trở thành một giáo viên chuyên nghiệp, ngoài kiến thức và kỹ năng giảng dạy, việc chuẩn bị CV xin việc cũng là điều cần thiết. Hãy tham khảo mẫu CV ngành giáo dục ấn tượng dưới đây để có một bước khởi đầu thuận lợi trên con đường trở thành một thầy,cô giáo tài giỏi.
Bật mí cách viết CV ngành giáo dục ấn tượng
I. Mẫu CV ngành giáo dục dành cho các cấp học, các bộ môn khác nhau
Ngành giáo dục nói chung có rất nhiều các chức vụ khác nhau ở các bộ môn và cấp học khác nhau. Với mỗi vị trí, ứng viên đều phải có kinh nghiệm, kĩ năng, trách nhiệm khác nhau. JobOKO có rất nhiều mẫu CV ngành giáo dục tại các vị trí khác nhau để bạn tìm được một mẫu CV phù hợp với bản thân mình:
- Mẫu CV trợ giảng tiếng Anh
- Mẫu CV giáo viên tiếng Anh
- Mẫu CV giáo viên
- Mẫu CV xin việc giáo viên
- Mẫu CV gia sư
- Mẫu CV gia sư tiếng Anh
- CV giáo viên mầm non
- Teaching assistant CV
- CV English Teacher
II. Hướng dẫn viết CV ngành giáo dục
1. Cách trình bày phần Heading trong CV giáo viên
Heading là phần đầu tiên và bắt buộc phải có trong CV xin việc. Nội dung phần này thường sẽ có ảnh, chức danh nghề nghiệp hoặc vị trí ứng tuyển và một vài thông tin cá nhân của ứng viên. Dưới đây là một số lưu ý khi viết phần Heading trong CV xin việc giáo viên:
- Ảnh trong CV xin việc không nhất thiết phải là ảnh thẻ nhưng vẫn cần thể hiện được sự gương mẫu, chuẩn mực của một người làm giáo dục. Tùy theo bố cục của CV để bạn lựa chọn hình dáng (vuông, tròn, chữ nhật) và kích thước (không vượt quá phần heading) cho ảnh của mình.
- Họ và tên nên viết in hoa hết tất cả các chữ. Ứng viên cũng có thể làm nổi bật tên mình bằng cách dùng font chữ khác, in đậm, phóng to hơn so với các chữ khác trong CV.
- Chức danh nghề nghiệp/ vị trí ứng tuyển thường được ghi ngay dưới họ tên hoặc ảnh để nhà tuyển dụng có thể nắm được vị trí trong ngành giáo dục bạn muốn ứng tuyển là gì.
- Ngày tháng năm sinh là thông tin giúp nhà tuyển dụng nắm được tuổi tác của bạn. Vậy nên, để bảo mật thông tin, bạn có thể ghi mỗi năm sinh của mình.
- Địa chỉ email nên là gmail vì đây là công cụ thông dụng thường dùng trong ngành giáo dục. Bạn hãy nhớ rằng chỉ sử dụng gmail có tên mình để ghi vào CV xin việc ngành giáo dục chứ không ghi gmail có các nickname trẻ con. Đây tuy chỉ là một tiểu tiết nhỏ nhưng cũng thể hiện được sự trưởng thành, nghiêm túc của bạn trong công việc.
- Số điện thoại đưa vào CV phải là số thường dùng. Khi trình bày, không nên viết liền mười số mà nên dùng dấu cách hoặc dấu "." để ngăn cách giữa ba chữ số, giúp cho phần thông tin này được thoáng, dễ nhìn hơn.
- Địa chỉ nhà không được quá cụ thể chi tiết mà chỉ cần ghi tên phường, quận, huyện, thành phố để nhà tuyển dụng nắm được vị trí của bạn để sau này thuận tiện cho việc luân chuyển ở các cơ sở, chi nhánh khác nhau (nếu có).
2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành giáo dục
Bạn có thể bắt đầu thể hiện mục tiêu bằng việc giới thiệu bản thân và sử dụng 3 tính từ để làm nổi bật giá trị cốt lõi của mình trong nghề nghiệp. Nếu cần, hãy tham khảo các ý sau đây:
- Triết lí của tôi trong nghề giáo là...
- Tôi có thể miêu tả bản thân qua 3 từ...
- Học trò cũ của tôi đã nhận xét rằng...
- Nghề giáo luôn được coi là cao quý và vất vả.
Khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành giáo dục, bạn nên chia mục tiêu thành 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Mục tiêu ngắn hạn là những việc bạn có thể làm ở hiện tại để đạt được kết quả trong tương lai. Ví dụ: dạy học chủ động, thông minh, tương tác gần gũi với học sinh, tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả,...
- Mục tiêu dài hạn là mục tiêu sẽ đạt được trong vòng 2-5 năm. VD: trở thành tổ trưởng tổ bộ môn, ôn luyện cho 100% học sinh thi đỗ đại học,....
3. Trình bày kinh nghiệm đã có trong công việc của mình trong CV tìm việc
Để có trình độ giảng dạy, đào tạo tốt, người làm trong ngành giáo dục cũng phải có kinh nghiệm làm việc được rút ra từ trong thực tế. Vậy nên bạn nhớ hãy liệt kê những vị trí việc làm tại các trường, cơ sở giáo dục cũ để nhà tuyển dụng biết được bạn đã có những kinh nghiệm gì? Có phù hợp với công việc mới hay không. Ngoài ra, ứng viên cũng có thể mô tả công việc, thành tích bạn đạt được trong môi trường cũ một cách thật ngắn gọn, vắn tắt.
4. Cách thể hiện học vấn trong CV dành cho giáo viên
Giáo viên là nghề truyền thụ kiến thức, vậy nên người làm nghề bắt buộc phải có bằng cấp, có kiến thức chuyên môn sâu rộng về vấn đề mình giảng dạy. Thế nên, tất cả các ứng viên đều phải ghi lại thông tin về học vấn trong CV ngành giáo dục. Đối với giáo viên sẽ có hai trường hợp sau:
- Người tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm/ quản lí giáo dục: Ghi rõ tên ngành học, thời gian học, GPA hoặc xếp loại bằng tốt nghiệp. Dưới đó, bạn cũng có thể viết thêm các thông tin về thành tích mà mình đạt được trong quá trình học tập.
- Người không tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm: Ngoài việc ghi rõ tên ngành học, thời gian học và loại bằng tốt nghiệp ra thì những ứng viên này cần phải có chứng chỉ sư phạm hoặc chứng chỉ dạy học để nhà tuyển dụng biết được rằng bạn tuy là dân "tay ngang" nhưng có năng lực đứng lớp.
5. Kể tên một số thành tựu trong CV ứng tuyển công việc trong ngành giáo dục
Ngành giáo dục nói chung hằng năm có rất nhiều cuộc thi lớn nhỏ về cả lĩnh vực giảng dạy lẫn chuyên môn, vậy nên đa số tất cả các giáo viên dù ít dù nhiều đều có một số thành tích trong năm học. Bạn hãy kể tên một số thành tựu mà mình đạt được trong mẫu CV giáo viên để chứng minh năng lực của mình cho nhà tuyển dụng thấy nhé.
Với mẫu CV gia sư hoặc CV trợ giảng dành cho sinh viên, các bạn cũng cần trình bày thành tích trong học tập hoặc trong công việc làm thêm có liên quan đến ngành giáo dục. VD: Ôn thi vào 10 cho 6/6 học sinh đạt 8 điểm Toán trở lên,...
6. Nêu lên một số kỹ năng mà giáo viên cần có trong CV xin việc giáo viên
Để có thể làm tốt công việc giảng dạy kiến thức, giáo dục học sinh, người giáo viên phải trang bị cho mình rất nhiều kĩ năng mềm và kĩ năng chuyên môn đặc thù. Ứng viên cần phải nắm rõ những kỹ năng này để trình bày vào trong CV, tạo được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số kỹ năng cần có ở một người giáo viên:
III. Một số lưu ý khi viết CV dành cho những đối tượng khác nhau
1. Lưu ý khi viết mẫu CV giáo viên tiếng Anh
Giáo viên Tiếng Anh là một nghề có cơ hội việc làm rộng mở. Không chỉ trường học mà bạn còn có thể nộp CV giáo viên tiếng Anh ở các trung tâm ôn luyện IELTS, tiếng Anh giao tiếp,.... Tuy nhiên với mỗi nơi, người tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề khác nhau.
- Đối với nhà tuyển dụng là các trung tâm tiếng Anh, bạn không cần phải trình bày quá nhiều thành tích, giải thưởng trong CV mà cần chú trọng đến học vấn và kinh nghiệm làm việc. Nhất là với Teaching assistant CV, CV English Teacher hay CV trợ giảng tiếng Anh, bạn chỉ cần tập trung vào học vấn, kinh nghiệm và kĩ năng. Đây là phần chính quan trọng để các trung tâm xem xét đến khả năng, trình độ của bạn và chọn lọc ứng viên
- Đối với các trường học, họ thường quan tâm đến học vấn và thành tích của bạn. Họ mong bạn sẽ tiếp tục phát huy khả năng của mình để tham gia các cuộc thi, mang thành tích, giải thưởng về cho trường. Tuy kinh nghiệm cũng rất quan trọng nhưng nó sẽ được hình thành dần qua thời gian. Ngoài ra, trong CV giáo viên tiếng Anh nộp cho nhà trường, bạn có thể thêm những thông tin khác như sở thích vì nó sẽ nói lên con người bạn. Nói chung, nhà trường sẽ xem xét toàn bộ CV để đánh giá ứng viên, từ đó chọn lọc ứng viên thật sự phù hợp với văn hóa của nhà trường.
2. Lưu ý khi viết mẫu CV gia sư
Gia sư là công việc cho sinh viên đang theo học ngành sư phạm hoặc dành cho những giáo viên muốn tăng thêm thu nhập. Đây không phải là công việc yêu cầu quá cao nên những mẫu CV gia sư cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần tuân thủ các hướng dẫn viết CV ngành giáo dục ở trên hoặc tham khảo các mẫu CV xin việc giáo viên để tạo nên một CV cho riêng mình. CV gia sư là một loại giấy tờ rất đơn giản nên bạn chỉ cần lưu ý hai yêu cầu:
- Luôn trung thực, không thổi phồng thành tích, học vấn, kinh nghiệm hay kĩ năng của bản thân.
- Kiểm tra chính tả, câu từ, font chữ để không có bất kì một lỗi nào trong CV của mình.
3. Lưu ý khi viết CV giáo viên mầm non
Đây là nghề nghiệp có yêu cầu khá cao vì phải làm việc với trẻ nhỏ. Vậy nên khi viết CV giáo viên mầm non, ứng viên cần lưu ý một số điểm quan trọng như: trình bày khả năng, kinh nghiệm chăm sóc trẻ, tổ chức lớp học, tổ chức các trò chơi thông minh kích thích trí não của trẻ, kĩ năng hát, múa, đọc thơ, kể chuyện,... Ngoài ra, giáo viên mầm non cần quan tâm đến cảm xúc và tâm lý của trẻ. Nếu bạn có chứng chỉ về tâm lý trẻ theo từng độ tuổi trong mẫu CV xin việc giáo viên thì thường sẽ được ưu tiên trong việc tuyển dụng.
4. Lưu ý khi viết CV ứng tuyển vào các vị trí quản lí giáo dục
Quản lí giáo dục là người sẽ nắm giữ các chức vụ như hiệu trưởng, hiệu phó, giám sát, giám thị,... Vậy nên những người này không bắt buộc phải có bằng sư phạm hoặc từng là giáo viên nhưng phải có bằng/ chứng chỉ quản lí giáo dục. Đối với những CV quản lí giáo dục, bạn cần chú trọng viết những kinh nghiệm, kĩ năng liên quan đến quản lí con người, lập kế hoạch,... mà mình đã có.
5. Lưu ý khi viết CV xin việc giáo viên tiểu học:
Học sinh bậc tiểu học vừa hiếu động, lại vừa ngây thơ trong sáng. Những giáo viên tiểu học cần có sự kiên nhẫn để hướng dẫn các em quen dần với việc học tập. Vậy nên, CV xin việc giáo viên kiểu học cần chú trọng vào kĩ năng và kinh nghiệm làm việc để nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn trong công việc.
CV xin việc ngành giáo dục cần được trình bày tốt và phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu có thể, hãy chia sẻ thêm về kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích của bạn để phù hợp với mục tiêu công việc của công ty. Đi kèm với CV xin việc thường là Cover Letter - Thư xin việc. Bạn hãy tham khảo thêm các mẫu thư xin việc tại JobOKO để hoàn thiện đơn xin việc của bạn nhé.
Hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.