Mẫu CV ngành luật
Hoạt động Joboko
Xem thêmBí quyết để CV tỏa sáng và phỏng vấn thành công
Sự kiện "Career Insights #2: CV Viết Thế Nào 'ĐÚNG'? Phỏng Vấn Sao 'TRÚNG'?" vào tối ngày 27/08/2024 đã diễn ra thành công rực rỡ, thu hút sự quan tâm của đông đảo ứng viên và NTD với hơn 1000 người tham gia cùng hàng trăm câu hỏi được gửi về cho BTC.
Career Insights #2: CV viết thế nào "ĐÚNG" - Phỏng vấn sao "TRÚNG"?
Trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ, quá trình tuyển dụng đang đứng trước một thách thức nghiêm trọng. Ứng viên ngày càng dựa vào những mẹo vặt và "tips" từ mạng xã hội như TikTok, Facebook để tạo CV và chuẩn bị phỏng vấn. Điều đáng lo ngại là, thay vì tập trung vào giá trị cốt lõi và năng lực thực sự của bản thân, nhiều người lại sa đà vào những thông tin thiếu chắt lọc, hời hợt và không thực chất. Kết quả là các CV và câu trả lời phỏng vấn ngày càng trở nên chung chung, nông cạn và không phản ánh đúng năng lực của ứng viên.
Giải mã thị trường tuyển dụng - việc làm 2024
Vào ngày 30/7, Workshop Career Insights #1: Thị trường năm Rồng - Đồng hành "vượt bão" tìm việc được tổ chức bởi JobOKO, LG R&D Việt Nam và Ngân hàng Quốc Dân NCB đã thu hút sự tham gia của hơn 1000 người trên nền tảng Zoom, Facebook và Tiktok.
JOBOKO chính thức giới thiệu Career Insights #1: Thị trường năm rồng - Đồng hành "vượt bão" tìm việc
Theo khảo sát từ JobOKO, thị trường lao động tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn khi 82% doanh nghiệp bị ảnh hưởng, phần lớn lựa chọn cắt giảm nhân sự và ngưng tuyển dụng mới để vượt qua thời kỳ đầy thách thức này. Tình trạng bất ổn kinh tế đi kèm với cơn bão sa thải nhân sự quy mô toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến cơ hội việc làm cho những người lao động đang tìm việc.
CV ngành luật - Bí kíp trở thành "người được chọn"
Pháp luật là lĩnh vực làm việc vô cùng thú vị, thu hút được nhiều sự quan tâm của người lao động, đặc biệt là người trẻ. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày một gay gắt trên thị trường hiện nay, làm cách nào để chúng ta trở thành "người được chọn"? Hãy cùng tìm hiểu cách viết CV ngành luật sao cho thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng nhé.
Đối với ngành luật, một CV xin việc chuẩn chỉnh sẽ bao gồm những phần sau đây:
1. Phần Mở đầu - Giới thiệu bản thân trong CV ngành luật
Đây là phần để bạn nêu những thông tin cơ bản nhất như tên tuổi, địa chỉ và phương thức liên hệ. Ví dụ:
Ở đây, hãy lưu ý một số điều sau:
- Ảnh profile phải thể hiện được sự nghiêm túc, chuyên nghiệp. Tuyệt đối tránh sử dụng những ảnh qua chỉnh sửa quá nhiều, ảnh qua nhiều app hoặc ảnh chụp sau lưng.
- Đừng dùng mail với tên không chuyên nghiệp như copemuadong@yahoo.vn hay gojoxtokyo@gmail.com bởi nó vừa khó xác định, vừa khiến hình ảnh của bạn trở nên thiếu chín chắn trong mắt nhà tuyển dụng.
- Với các hồ sơ điện tử, tùy thuộc vào từng tổ chức/ doanh nghiệp mà họ sẽ đưa ra những yêu cầu khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kĩ JD để không bỏ sót thông tin nhé.
2. Phần Mục tiêu nghề nghiệp dành trong CV xin việc ngành luật
Trong phần này, bạn nên viết thật ngắn gọn những điểm mạnh của bản thân và dự định tương lai với vị trí công việc đang ứng tuyển. Tuyệt đối tránh việc viết quá chung chung, khiến thông tin trở nên mờ nhạt, thừa thãi nhé. Ví dụ như:
Việc đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được tầm nhìn, tham vọng cũng như ý chí của bạn rõ hơn. Nét tính cách này thường rất được họ đánh giá cao, vậy nên đừng ngần ngại mà thể hiện định hướng tương lai của mình nhé.
3. Phần Kinh nghiệm làm việc trong CV của ngành luật
Nhà tuyển dụng nào cũng rất chuộng những ứng viên nhiều kinh nghiệm, nhưng phải là kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ bạn apply cho vị trí luật sư nhưng phần kinh nghiệm lại toàn về mảng dịch vụ thì đó lại trở thành thông tin thừa. Lỗi sai này thường xuyên xuất hiện trong CV của sinh viên mới ra trường, gây mất điểm nghiêm trọng.
Vậy nên, để CV cô đọng, đi đúng trọng tâm hơn, bạn chỉ nên liệt kê những vị trí từng làm có liên quan tới công việc đang ứng tuyển bây giờ, sắp xếp chúng theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất. Ví dụ:
4. Phần Học vấn và Bằng cấp trong CV ngành luật
Đây là phần sẽ nói lên nhiều về "background" của bạn, đặc biệt nếu bạn là thực tập sinh hay sinh viên mới ra trường. Ở đây, bạn cần liệt kê được:
Bên cạnh đó, yếu tố "bằng cấp" cũng nói lên rất nhiều về năng lực chuyên môn của ứng viên. Vậy nên đừng quên kể thêm một số chứng chỉ bạn đã đạt được và nhớ là chúng phải liên quan tới vị trí bạn muốn apply vào nhé.
5. Phần Kỹ năng trong CV xin việc ngành luật
Bên cạnh việc phải nắm chắc những kiến thức cơ bản về ngành, ứng viên cũng cần có cho mình bộ kỹ năng chuyên môn phù hợp, cụ thể là:
- Kỹ năng cứng: Hiểu biết về các điều luật (luật dân sự, luật kinh doanh, luật sở hữu trí tuệ,...); kỹ năng viết hợp đồng; kỹ năng nghiệp vụ hầu tòa; kỹ năng tư vấn; khả năng sắp xếp và chọn lọc văn kiện; kỹ năng thu thập thông tin;...
- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lắng nghe; khả năng tự nhận thức; tư duy logic và phản biện; khả năng hợp tác; kỹ năng đàm phán;...
Tuy nhiên, không phải cứ vậy đưa hết các kỹ năng mình có vào CV. Bạn cần biết cách nghiên cứu kĩ JD để chọn lọc được yêu cầu mà nhà tuyển dụng nhắm đến. Từ đó liệt kê những kỹ năng liên quan nhất, tiêu biểu nhất thôi nhé.
6. Một số phần khác trong CV xin việc ngành luật
Ngoài những thông tin kể trên, một số nơi sẽ yêu cầu bạn kể thêm cả các thông tin khác như sở thích, ngoại ngữ, chương trình ngoại khóa/ tình nguyện, tham chiếu,... Hãy nêu thật ngắn gọn và vắn tắt phần này để tránh dung lượng CV bị "lố" nhé.
7. Định hướng cách viết Cover Letter đính kèm CV ngành luật
Dù là CV ngành luật cho sinh viên mới ra trường, CV thực tập sinh ngành luật hay CV cho người đã có kinh nghiệm thì đều nên đính kèm thư xin việc (Cover Letter). Đây như một lời giới thiệu, chào hỏi cũng như bày tỏ sự biết ơn đến phía nhà tuyển dụng, giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn cởi mở và thân thiện hơn về chúng ta.
Để xác định tốt những nội dung cần viết, bạn có thể dựa vào các gợi ý sau:
- Vị trí bạn ứng tuyển là gì? Ở công ty nào?
- Lí do bạn biết đến việc tuyển dụng này là gì?
- Vì sao bạn nghĩ bản thân phù hợp với vị trí đó?
- Bạn đã có những kinh nghiệm gì liên quan với vị trí công việc đó chưa? Đó là gì?
- Bạn có thể đóng góp được những gì cho công ty ở vị trí ấy?
Dưới đây là 1 bản Cover Letter mẫu để bạn tham khảo và hình dung rõ nét hơn nhé:
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về cấu trúc đầy đủ của 1 bản CV xin việc ngành luật cũng như các lưu ý cụ thể để CV dễ lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng hơn. Hi vọng bài viết đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.