1. Chuẩn bị triển khai thi công:
- Nghiên cứu hợp đồng, hồ sơ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật và các tiêu chí kỹ thuật (Specs) để lập kế hoạch thi công;
- Nhận bàn giao mặt bằng, kiểm tra lại toàn bộ thực địa, so sánh với hồ sơ thiết kế (nêu ra các bất cập nếu có), tổ chức bảo quản mốc định vị, mốc giới công trình;
- Phối hợp với Phòng kỹ thuật để lập bản vẽ tổng mặt bằng bố trí công trường;
- Trực tiếp làm việc với CĐT/TVGS để thống nhất các biểu mẫu, quy trình làm việc, hồ sơ
quản lý chất lượng;
- Lập bảng tổng hợp vật tư, thiết bị thi công cho toàn bộ gói thầu;
- Lập bảng tiến độ thi công tổng thể;
- Đệ trình các hồ sơ đầu vào (đơn vị thí nghiệm, đơn vị cung cấp...), hồ sơ công tác chuẩn bị;
- Đề xuất giới thiệu Nhà thầu phụ/Tổ/Đội thi công.
2. Triển khai thi công:
- Phân công, giao việc, điều động, bố trí tổ đội thi công theo các mũi thi công tại công trường;
- Đề xuất phân chia khối lượng cho Nhà thầu phụ/Tổ/Đội thi công.
2.1. Quản lý tiến độ
2.2.
Quản lý kỹ thuật thi công
2.3. Quản lý chất lượng
2.4. Quản lý khối lượng
2.5.
Quản lý vật tư, thiết bị thi công
2.6. Quản lý an toàn và vệ sinh môi trường
3. Nghiệm thu - bàn giao:
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Lập kế hoạch thanh quyết toán toàn bộ khối lượng công trình;
- Lập kế hoạch thanh quyết toán toàn bộ khối lượng của Nhà thầu phụ/Tổ/Đội;
- Tập hợp đầy đủ các hồ sơ để thực hiện nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng;
- Bàn giao cho Phòng VTTB các vật tư-thiết bị, phụ tùng,...còn tồn, sắp xếp việc lưu trữ vật tư, phụ tùng sao cho thuận tiện việc thay thế, bảo hành, bảo trì sau này trên công trình (riêng các vật tư-thiết bị, phụ tùng...; phục vụ cho công tác bảo hành phải có sự xác nhận của Phòng kỹ thuật thi công);
- Bàn giao nhà xưởng, kho, vật tư văn phòng công trường,... cho các Phòng/Ban liên quan;