MÔ TẢ CÔNG VIỆC
1. Quản lý, điều hành công tác pháp lý của Công ty, bộ máy hoạt động Phòng Pháp chế
• Quản lý, điều hành các hoạt động pháp lý của Công ty.
• Trực tiếp điều hành, chỉ đạo các mảng công tác được phân công.
• Báo cáo Ban lãnh đạo về tiến độ, quá trình thực hiện, kết quả nhiệm vụ triển khai.
2. Tham mưu, tư vấn pháp lý Doanh nghiệp:
• Tham mưu, tư vấn cho Ban
Giám đốc và các Phòng/ban về các vấn đề liên quan đến công tác pháp lý của Công ty theo quy định của pháp luật, Tổng công ty và Công ty.
• Tham mưu, cảnh báo các rủi ro pháp lý và giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh, vận hành của Công ty, với các lĩnh vực trọng điểm sau: Doanh nghiệp, Dân sự, Vận tải - Hải quan, Logistics (trong nước và quốc tế), Thương mại, Thương mại quốc tế, Đầu tư - mua sắm, Đấu thầu, Lao động - Tiền lương, Thuế - Tài chính doanh nghiệp....
• Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty.
• Tư vấn pháp lý liên quan đến tổ chức doanh nghiệp: Liên doanh mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng công ty.
• Tư vấn pháp lý trong công tác đầu tư: Tư vấn pháp lý, thẩm định, quản lý pháp lý các dự án đầu tư do Công ty làm chủ đầu tư; các hoạt động hợp tác đầu tư, hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư.
• Tư vấn pháp lý các dự án, chương trình, dịch vụ kinh doanh, hoạt động hợp tác, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn xử lý các tình huống, sự kiện pháp lý phát sinh tại Công ty và các đơn vị trực thuộc.
• Cảnh báo rủi ro: Đánh giá, cảnh báo rủi ro với các hoạt động, sự kiện, thi hành triển khai dịch vụ tại Công ty.
• Thu thập, tổ chức nghiên cứu tài liệu pháp lý trong và ngoài nước
phục vụ đánh giá thông lệ thị trường, đánh giá rủi ro pháp lý chung đối với các hoạt động tại Công ty.
3. Nhiệm vụ thẩm định pháp lý
• Thẩm định tính pháp lý đối với Hợp đồng, Hồ sơ đầu tư - mua sắm, chương trình, hoạt động hợp tác, dự án kinh doanh, văn bản quản lý, văn bản cá biệt có tính pháp lý, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật, quy định của Tổng công ty, Công ty và đảm bảo phù hợp, tối ưu lợi ích Doanh nghiệp.
• Chủ trì xây dựng, hàng năm đánh giá và kiện toàn Bộ biểu mẫu Hợp đồng, mẫu tài liệu pháp lý khác.
• Xây dựng và thẩm định hoạt động phân cấp, ủy quyền trong Doanh nghiệp.
4. Giải quyết tranh chấp pháp lý:
• Là đại diện, đầu mối hoặc hỗ trợ, phối hợp, hướng dẫn tiến hành các hoạt động thu thập, nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ pháp lý, thủ tục pháp lý có liên quan đến vụ việc giải quyết tranh chấp pháp lý.
• Là đầu mối làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức khác trong việc giải quyết các tranh chấp, đơn thư, khiếu kiện, khiếu nại phát sinh.
5. Thực hiện công tác quản trị rủi ro và
kiểm soát nội bộ• Nghiên cứu, xây dựng hành lang pháp lý, các Quy chế, quy định, quy trình nội bộ đảm bảo yêu cầu pháp lý, tính hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
• Thiết lập, quản lý hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ tại Công ty.
6. Thực hiện công tác thanh, kiểm tra tại Công ty.
• Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Báo cáo các sai phạm, tồn đọng, bất cập và đề xuất phương án xử lý, tổ chức thực hiện đảm bảo tuân thủ quy định.
7. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đào tạo chuyên môn pháp lý.
• Tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ pháp lý cho các Cá nhân, Phòng/Ban có liên quan.
• Tuyên truyền, phổ biến pháp luật định kỳ/đột xuất đối với các lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, vận hành của Doanh nghiệp.