Phẩm chất, kỹ năng của một Trợ lý thiết kế giỏi
Nếu bạn mới bước chân vào ngành thiết kế, cách nhanh nhất để học việc và tích lũy kinh nghiệm chính là trở thành trợ lý - "cánh tay phải" đắc lực cho những nhà thiết kế hàng đầu. Đặc biệt, khi trau dồi cho mình đủ các yếu tố của một trợ lý thiết kế giỏi, cơ hội thăng tiến của bạn sẽ rất cao. Cùng tìm hiểu đâu là top đầu những phẩm chất, kỹ năng của một trợ lý thiết kế giỏi và phấn đấu nhé.
MỤC LỤC:
1. Kiên nhẫn, chờ đợi phản hồi của nhà thiết kế chính
2. Trợ lý thiết kế cần có kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc
3. Thường xuyên ghi chú
4. Chủ động trong công việc
5. Tạo cảm hứng làm việc bằng thái độ tích cực
6. Trung thực, tôn trọng các thiết kế
7. Tránh đưa ra ý kiến tiêu cực khi không được yêu cầu
8. Lắng nghe, học hỏi để phát triển kỹ năng thiết kế
Những yếu tố nào tạo nên một trợ lý thiết kế chuyên nghiệp?
1. Kiên nhẫn, chờ đợi phản hồi của nhà thiết kế chính
Đặc điểm của công việc thiết kế nói riêng và các ngành nghề yêu cầu sự sáng tạo khác nói chung là gần như luôn phải đối mặt với deadline, nhưng không phải lúc nào cũng "huy động" được ý tưởng. Ngay cả các nhà thiết kế tài năng cũng phải đối mặt với áp lực đó nên một trợ lý thiết kế phải tập làm quen.
Cho dù bạn đã gửi đi bản thiết kế của mình (thường là một phần trong thiết kế chẳng hạn) hoặc đề xuất, lên kế hoạch,... đến nhà thiết kế chính khá lâu mà chưa thấy phản hồi, bạn rất vội nhưng cũng đừng giục giã họ. Hãy kiên nhẫn và nếu buộc phải hỏi, hãy giao tiếp khéo léo nhé, đừng để họ có cảm giác trợ lý của mình như đang "đòi nợ".
2. Trợ lý thiết kế cần có kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc
Thực chất, trợ lý thiết kế thì nhiệm vụ chính vẫn là hỗ trợ cho nhà thiết kế chính tất cả các công việc, ví dụ như sắp xếp lịch trình, chuẩn bị vật liệu, thông báo về các công việc, lịch trình,... Một trợ lý thiết kế giỏi chắc chắn sẽ không thể thiếu kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc và khả năng đa nhiệm. Bạn càng năng động, chỉn chu thì bạn càng học được nhiều và càng được đánh giá cao.
3. Thường xuyên ghi chú
Đối với những người làm công việc sáng tạo như thiết kế, ý tưởng có thể đến bất cứ lúc nào. Có một cuốn sổ ghi chú giúp bạn đảm bảo không quên những công việc, lời dặn dò của nhà thiết kế của bạn, đồng thời thuận tiện khi bạn có ý tưởng - có thể viết, diễn đạt hay phác họa ngay lập tức.
4. Chủ động trong công việc
Không phải vì bạn làm trợ lý thiết kế thì chỉ làm công việc được giao tận tay, đơn giản và ai cũng làm được. Với tư duy như vậy, bạn sẽ khó có thể trở nên giỏi giang hơn. Hầu hết các trợ lý thiết kế giỏi đều biết chủ động làm, học từ các nhiệm vụ dù là nhỏ nhất. Tiềm năng phát triển kỹ năng thiết kế của bản thân, bắt kịp xu hướng và cơ hội được cất nhắc của bạn phụ thuộc vào hiệu suất cũng như cách bạn làm việc có đủ chủ động hay chưa.
5. Tạo cảm hứng làm việc bằng thái độ tích cực
Cần có động lực, cảm hứng để sáng tạo và gắn bó với công việc thiết kế. Ở nơi làm việc, trong vai trò trợ lý thiết kế, bạn hãy luôn năng động, nhanh nhẹn và vui vẻ để tạo cảm hứng cho mọi người xung quanh. Đương nhiên, khi có công việc cần hoàn thành, hãy nghiêm túc nhưng đừng quá ủ ê hoặc lo lắng. Thay vào đó, thái độ tự tin, lạc quan sẽ giúp bạn và mọi người có thêm các ý tưởng sáng tạo đấy!
6. Trung thực, tôn trọng các thiết kế
Đặc trưng của ngành thiết kế là coi trọng tính sáng tạo, phong cách cá nhân và bản quyền. Không thiếu những trường hợp nhà thiết kế bị đánh cắp ý tưởng. Là một trợ lý thiết kế, hay ngay cả khi đã trở thành nhà thiết kế chính, bạn hãy xây dựng và duy trì đạo đức nghề nghiệp, luôn trung thực và tôn trọng công việc của mình cũng như tôn trọng chất xám của người khác.
7. Tránh đưa ra ý kiến tiêu cực khi không được yêu cầu
Nếu bạn cùng sếp nhận một dự án thiết kế phòng ngủ và sếp quyết định sử dụng họa tiết da báo, đừng nói rằng "sếp ơi em thấy họa tiết này không đẹp". Hãy nhớ rằng, công việc của bạn là hỗ trợ nhà thiết kế có phong cách riêng và tất cả đều nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng thay vì để sở thích của bản thân chi phối công việc.
Đọc thêm: Ngành Thiết kế có những vị trí nào?
Trợ lý thiết kế giỏi sẽ luôn có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt
8. Lắng nghe, học hỏi để phát triển kỹ năng thiết kế
Lắng nghe chỉ dẫn của sếp cho dự án tiếp theo. Lắng nghe khi khách hàng nói rằng họ không thích họa tiết trên chiếc ghế đó. Lắng nghe khi sếp bảo bạn order ghế sofa màu xám chứ không phải cái màu xanh. Luôn chú ý lắng nghe và đặt câu hỏi khi cần thêm thông tin là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp hoàn thành bức "chân dung" một trợ lý thiết kế giỏi.
Tìm việc làm trợ lý thiết kế và các công việc trợ lý khác như trợ lý dự án, trợ lý điều hành, trợ lý kinh doanh... đơn giản và dễ dàng với JobOKO. Soạn ngay CV để ứng tuyển và không bỏ lỡ cơ hội việc làm thiết kế lương cao, thu nhập tốt.
Với 8 phẩm chất, kỹ năng của một trợ lý thiết kế giỏi mà JobOKO chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã hình dung được mình nên định hướng thế nào, làm sao để trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân tốt nhất. Những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được khi làm trợ lý thiết kế chắc chắn sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong tương lai.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.