40 tuổi chưa phải quá muộn để nhảy việc mới

Bạn đã 40 tuổi (hoặc nhiều hơn) và bạn lo rằng đã quá muộn để bạn thay đổi sự nghiệp? Nhiều tuổi hơn, trách nhiệm nhiều hơn, các mối quan tâm và ràng buộc với bạn cũng lớn hơn, những điều đó đã cản trở không ít người để tạo ra bước ngoặt hay thay đổi lớn trong cuộc đời ở tuổi 40. Nhưng bạn đừng quên, bạn mới đi hết 1/2 chặng đường lao động và cống hiến, vì thế đừng để lo lắng và sợ hãi trở thành rào cản để bạn thực hiện ước mơ.

Công việc cũ đã gắn bó quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn chùn bước. Chuyển sang một lĩnh vực mới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn, từ thu nhập đến đồng nghiệp và các mối quan hệ. Nhưng tuổi tác không phải là lý do, bạn chỉ có cơ hội sống một lần trên đời, không ai bắt bạn phải đi theo kịch bản có sẵn mà người khác dựng nên. Điều quan trọng là bạn có đủ can đảm và quyết tâm thực hiện hay không.

MỤC LỤC:
I. Vì sao nhảy việc ở tuổi 40 vẫn là "lựa chọn không tồi"?
II. Các bước chuẩn bị trước khi nhảy việc ở tuổi 40​
III. Khi nào thì không nên nhảy việc khi đã 40 tuổi?

40 tuoi chua phai qua muon de nhay viec moi
Bạn đang muốn tìm việc làm mới, hãy tìm đến các nhà tuyển dụng tiềm năng

I. Vì sao nhảy việc ở tuổi 40 vẫn là "lựa chọn không tồi"?

Khi nói về độ tuổi 40, mỗi người sẽ có một suy nghĩ riêng - với người trẻ thì mốc thời gian đó còn xa xôi, trong khi với người lớn tuổi thì đó là một thời điểm đáng để hoài niệm. Vậy những người đang ở độ tuổi này thì sao? Bạn đã đi được một nửa chặng đường đời, bạn có hài lòng với tất cả những gì mình trải qua và đạt được?

Với đa số mọi người, khi mới ra trường có thể còn mông lung với nghề nghiệp, chưa thực sự hiểu về mong muốn của bản thân. Vài năm sau, bạn sẽ phải lo lắng về gia đình, trách nhiệm, các mối quan hệ nên dù có làm công việc chưa phù hợp cũng ngại chuyển vì sợ khó khăn, sợ thất nghiệp thì làm sao lo được cho bản thân và những người xung quanh. Thế nhưng, đến khi 40 tuổi thì dường như mọi việc đều đã ổn định. Do vậy, cho dù bạn có muốn hay quyết định nhảy việc lúc này thì cũng không phải quá muộn.

Mỗi người chúng ta chỉ được sống một lần, vì vậy sẽ rất nuối tiếc nếu không thể sống 1 cuộc đời trọn vẹn với đam mê. Giả sử bạn đã vì nhiều lý do mà cố gắn bó với những việc, những môi trường không thực sự phù hợp hay yêu thích thì tại sao không can đảm một lần dám nghĩ dám làm.

Bên cạnh đó, nhảy việc mới chưa chắc bạn sẽ phải đối mặt với toàn khó khăn, ngược lại bạn còn có thể tìm thấy các cơ hội mới - học điều mới và thử nghiệm cái mới hoặc dùng kiến thức, kinh nghiệm nhiều năm để thành công. Người xưa có câu "gừng càng già càng cay", ở độ tuổi 40, bạn sở hữu rất nhiều thứ mà người trẻ chưa có được nên đừng ngại thay đổi nếu thấy cần thiết.

Đọc thêm: Tuổi trung niên nhảy việc - nên hay không nên?

II. Các bước chuẩn bị trước khi nhảy việc ở tuổi 40​

1. Xác định bạn thực sự muốn đổi nghề chứ không phải chỉ là chuyển việc

Nhiều khi, bạn cảm thấy mệt mỏi vì làm việc quá sức, mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Bạn cảm thấy công việc quá nhàm chán, không thể chịu đừng thêm nữa và muốn đổi nghề.

Mệt mỏi và chán nản là tâm trạng bất kỳ ai cũng sẽ trải qua ở một thời điểm trong cuộc sống, nhất là khi bạn đã gắn bó một một công việc quá lâu. Tuy nhiên, đừng vì thế mà vội đưa ra quyết định, có lẽ bạn chỉ đang muốn tìm kiếm thứ gì mới mẻ hơn. Nếu nghề đó đã từng là mơ ước của bạn thì có lẽ bạn đã chọn đúng lĩnh vực nhưng sai chỗ. Dành thời gian suy nghĩ kỹ trước khi quyết định thực hiện sự thay đổi.

2. Xác định nghề nghiệp phù hợp

Nếu bạn xác định mình đang ở sai chỗ, bạn cần tìm lại con đường sự nghiệp đúng đắn cho mình. Việc quyết định nghề phù hợp giống như việc tìm kiếm người bạn tâm giao vậy, không phải nói là có thể làm được. Trước đây, có lẽ vì kinh nghiệm còn non trẻ hoặc do hoàn cảnh, bạn chưa thể lựa chọn công việc mà mình hằng khao khát.

40 tuổi không phải độ tuổi tốt nhất để bắt đầu một nghề mới nhưng không bao giờ là quá muộn. Điều quan trọng là ở độ tuổi này, bạn có nhiều thứ cần cân nhắc trước khi quyết định, chẳng hạn như bạn có muốn đến trường học lại không hay tham gia khóa học trực tuyến. Tuy rằng bạn sẽ có thời gian vui vẻ và đầy năng lượng khi được làm công việc yêu thích nhưng cũng có nhiều yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định.

Hơn nữa, vì đã có nhiều năm kinh nghiệm sống và làm việc nên bạn sẽ thực sự biết mình muốn gì, có thể làm gì, phù hợp với cái gì, từ đó lựa chọn được nghề hợp với điều kiện năng lực và sức khỏe của bản thân.

Đọc thêm: Job Hopping là gì? Nhảy việc nhiều có ảnh hưởng đến toàn bộ sự nghiệp?

40 tuoi chua phai qua muon de nhay viec moi
Các nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc đến yếu tố kinh nghiệm, kỹ năng nên dù bạn đã 40 tuổi cũng không là trở ngại quá lớn

3. Xem xét yếu tố tài chính

Đừng đảo lộn bước 3 với bước 2 vì khi chưa xác định được đam mê, mục đích phấn đấu mà xác định ngay thách thức đang ở trước mắt, niềm tin và lòng can đảm của bạn sẽ sa sút hơn nửa thậm chí trước khi bạn có ý niệm đổi nghề. Phân tích yếu tố tài chính một cách kỹ lưỡng, hãy chắc chắn rằng bạn có khả năng để sống thoải mái khi nhảy việc. Đừng để bản thân vừa thoát được sự căng thẳng trong công việc lại phải ứng phó với sự căng thẳng về tài chính.

4. Hoàn thiện kế hoạch

Lên kế hoạch cẩn thận, chu đáo trước những giai đoạn quan trọng trong đời sẽ giúp bạn giảm thiểu khả năng thất bại. Bạn muốn làm gì? Bạn có khả năng làm gì? Kỹ năng và kinh nghiệm hiện có cho phép bạn làm gì? Có rất nhiều biến số, bao gồm cả khoản giảm lương bạn có thể chấp nhận nếu quay trở lại trường học. Đừng quên bạn cần phải hoàn thiện cho mình một CV xin việc thật nổi bật, bởi các ứng viên tiềm năng trẻ tuổi hiện nay rất nhiều, với tuổi tác của bạn, nếu thực sự có một CV xin việc cuốn hút thì nhà tuyển dụng vẫn chắc chắn cân nhắc vị trí công việc dành cho bạn.

5. Thực thi kế hoạch

Nếu đã xem xét mọi yếu tố cùng một kế hoạch tỉ mỉ, đã đến lúc bạn quyết định bắt đầu đổi nghề bằng cách nào? Có thể bạn sẽ cần học kỹ năng mới, đăng ký một khóa học online. Thảo luận với người trong nghề để tìm hiểu sâu hơn về ngành mình muốn làm việc. Đăng ký làm thực tập sinh, cộng tác viên để trải nghiệm công việc thực tế. Bắt đầu xây dựng lại thương hiệu cá nhân.

Có hàng chục cách khác nhau cho bạn lựa chọn. Nếu đã có mục tiêu, cứ đi rồi bạn sẽ đến, đừng ngại thay đổi bạn thân nhé. Để có thêm nhiều kỹ năng mới dù bạn khởi đầu là một cộng tác viên, hay thực tập sinh thì nó không có gì là đáng xấu hổ cả, bởi bạn sẽ tiếp thu được thêm nhiều kiến thức lĩnh vực mà bạn yêu thích. Hãy luôn cố gắng và nỗ lực hết mình nhé.

40 tuoi chua phai la qua muon de nhay viec moi
Trường hợp nào không nên nhảy việc khi đã 40 tuổi?

III. Khi nào thì không nên nhảy việc khi đã 40 tuổi?

Mặc dù nhảy việc khi đã 40 tuổi có thể có nhiều ưu điểm nhưng cũng không phải ai cũng thuận lợi. Khi đang ở trong các tình trạng dưới đây thì bạn đừng nên nóng vội quyết định nhảy việc ngay lập tức:
  • Tình hình tài chính của gia đình đang khó khăn: Nhảy việc vào độ tuổi trung niên khi tiềm lực tài chính không ổn định là một quyết định thiếu khôn ngoan. Nghề nghiệp và thu nhập không phải thứ có thể mang ra đánh cược - nhất là khi bạn không phải sinh viên mới ra trường, quyết định sai vẫn có nhiều thời gian để sửa.
  • Ngành nghề, lĩnh vực công tác suy thoái: Đây là một vấn đề khách quan không ai mong muốn nhưng không có nghĩa là bạn sẽ không gặp phải. Nếu lĩnh vực bạn công tác đang phát triển thì nhân sự hơi lớn tuổi, giàu kinh nghiệm càng được coi trọng nhưng khi suy thoái thì xin việc sẽ khó hơn hẳn. Những người trẻ có ưu thế hơn về khả năng nắm bắt, thích nghi và cập nhật xu hướng nên sức cạnh tranh tốt hơn. Lúc này mà bạn muốn nhảy việc thì rất dễ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp.
  • Bản thân chưa tự tin thích nghi được với cái mới: Người trưởng thành phải bận tâm nhiều việc nên một số người có thể không còn toàn tâm toàn ý được với công việc, nghề nghiệp như trong quá khứ, không thường xuyên học hỏi kiến thức mới. Với nhiều người khác, lý do có thể đơn giản hơn là "học không vào". Nếu bạn đã hơn 40 và cũng trong tình trạng này thì chưa nên chuyển việc ngay vì bạn không cạnh tranh được với ứng viên khác.

Trên đây là những bí quyết giúp những người ở độ tuổi 40 có thể cân nhắc khi quyết định nhảy việc. Việc tránh được những sai lầm là cần thiết để quá trình chuyển việc được diễn ra suôn sẻ. Nếu bạn vẫn chưa biết người nhảy việc thường mắc những sai lầm gì thì đừng bỏ lỡ bài viết top 5 sai lầm lớn nhất của những người nhảy việc mà JOBOKO chia sẻ. Qua đây, những ai có ý định nhảy việc sẽ có những cái nhìn khách quan nhất để lựa chọn sự nghiệp của mình theo con đường thuận lợi, đúng đắn.

tin mới

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên rất quan trọng khi viết CV. Dù ứng tuyển vào trường công, trường tư hay trung tâm, bạn cũng cần viết rõ mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng thấy được định hướng với nghề.

07/08/2024 08:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Nếu đang quan tâm đến việc làm giáo viên và muốn viết đơn xin việc giáo viên chuẩn, dưới đây là một số gợi ý và mẹo từ JobOKO giúp bạn ứng tuyển thành công.

17/06/2024 00:00

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Vị trí Giám đốc kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc định hình và phát triển chiến lược kinh doanh của công ty. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về công việc của Giám đốc kinh doanh, giúp bạn hiểu hơn về công việc, những yêu cầu khi ứng tuyển.

14/06/2024 10:32

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV

Những người kinh doanh tự do muốn chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi viết CV. Trong bài viết, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV xin việc ấn tượng nhất.

06/06/2024 14:30

Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng để "được lòng" NTD

Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng nên được trình bày trong CV như thế nào là mối quan tâm của nhiều ứng viên. Mỗi nghề nghiệp có lộ trình phát triển khác nhau, việc xác định mục tiêu phù hợp sẽ giúp bạn có động lực phấn đấu.

31/05/2024 17:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng để "được lòng" NTD

Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay

Trong thị trường lao động cạnh tranh, sở hữu một bản CV chuyên nghiệp và sáng tạo sẽ là một lợi thế lớn. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi viết CV chính là phần kỹ năng. Hãy cùng JobOKO khám phá cách viết các kỹ năng trong CV sao cho hiệu quả và ấn tượng nhất.

24/04/2024 10:30

Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Câu hỏi "CV là gì?" thường được đặt ra bởi những người mới bước chân vào thị trường việc làm. Thấu hiểu điều này, trong bài viết, JobOKO sẽ chia sẻ bí kíp tạo CV hiệu quả, giúp ứng viên chinh phục mọi nhà tuyển dụng.

11/04/2024 14:30

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Mẫu và cách viết CV xin việc Tiếng Anh để NTD đánh giá cao

CV tiếng Anh giúp ứng viên thể hiện một phần khả năng ngoại ngữ của mình. Nếu bạn muốn viết CV tiếng Anh đúng chuẩn thì trước hết cần chọn mẫu CV phù hợp và tránh những lỗi mà nhà tuyển dụng "không ưa".

11/04/2024 08:30

Mẫu và cách viết CV xin việc Tiếng Anh để NTD đánh giá cao

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Phần lớn sinh viên và người mới tốt nghiệp đều chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV. Hiểu được những khó khăn đó, trong bài viết, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc thực tập sinh hiệu quả, tìm việc làm nhanh chóng.

11/04/2024 07:30

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch

Là một trong những ngành nghề năng động nhất trước đại dịch, ngành Du lịch có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, thu hút lượng lớn lao động cả có trình độ và lao động phổ thông. Nắm được cách viết CV xin việc ngành Du lịch, bạn có thể tiến gần hơn tới cơ hội việc làm mơ ước của mình.

10/04/2024 13:30

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.