Bài học xương máu cho Startup nếu muốn khởi nghiệp thành công
Không có gì ngạc nhiên khi biết rằng đa phần Startup đều thất bại. Theo nghiên cứu của Shikhar Ghosh - một giảng viên lâu năm tại Trường Kinh doanh Harvard, tỷ lệ thất bại tối thiểu của startup là 75%. Trong ngành kinh doanh, với 3/4 startup đầu tư mạo hiểm gặp rủi ro, làm sao để đảm bảo rằng công ty mới của bạn không nằm trong số đó?
Những công ty mới khởi nghiệp thường dễ gặp rủi do trong quá trình đầu tư, phát triển do chưa dày dặn kinh nghiệm. Việc gọi vốn đầu tư từ các tập đoàn uy tín, lâu đời trên thị trường là điều không giản. Nếu không có nguồn vốn duy trì doanh nghiệp thì nguy cơ thất bại xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Vậy làm thế nào để giải quyết bài toán tìm vốn đầu tư cho Startup? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Để các công ty startup có được sự thành công nhất định, bạn cần ghi nhớ 10 điều dưới đây nhằm gia tăng cơ hội nằm trong 25% may mắn còn lại.
Khởi nghiệp thành công chắc chắn phải trải qua một quá trình nhiều khó khăn thử thách
Bài học cho Startup nếu muốn khởi nghiệp thành công
1. Hiểu rõ mục đích
Startup của bạn giải quyết nhu cầu nào? Tại sao mọi người quan tâm đến nó? Nếu trả lời được hai câu hỏi quan trọng này có nghĩa là bạn đã tiến gần hơn đến thành công.2. Làm điều mình yêu thích
Nếu bạn không đặt tâm huyết vào đó, cám dỗ bỏ cuộc trong thời kỳ khó khăn là rất lớn. Nếu bạn làm điều mình mình thích, bạn sẽ có nhiều động lực hơn để kiên trì. Startup đòi hỏi bạn làm việc tối thiểu 40 giờ trên một tuần và đảm bảo rằng vì công ty của mình bạn sẵn sàng làm việc không ngơi nghỉ cả ngày lẫn đêm.3. Tin tưởng vào bản thân
Tự nghi ngờ bản thân sẽ chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn, do đó điều quan trọng là tin tưởng rằng bạn sẽ thành công. Điều này còn tạo động lực cho bạn mà còn khuyến khích nhân viên của bạn làm việc tích cực hơn. Nếu bạn chắc chắn 100% rằng công ty của mình sẽ thành công thì bạn sẽ tìm được sự tự tin để tiếp tục theo đuổi.4. Rút ra bài học từ những chỉ trích
Không nên để những nhận xét tiêu cực ảnh hưởng đến bạn những những lời phê bình có thiện chí là vô cùng quý giá. Đừng bỏ qua bất cứ cơ hội nào để cải thiện công ty phát triển tốt hơn.5. Luôn học hỏi
Nếu bạn nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ thì hãy dừng ngay suy nghĩ đó. Chủ quan sẽ chỉ mang đến cho bạn những sai lầm đáng tiếc. Luôn có nhiều điều để học hỏi, vì vậy hãy tránh khiến mình trở nên quá tự mãn. Mọi thứ bạn học được sẽ là cơ hội để cải thiện tình hình quản lý kinh doanh của công ty. Sai lầm cũng vậy, tất cả startup đều sẽ có sai sót nhưng bài học rút ra từ sai lầm đó sẽ giúp người sáng lập nằm trong số 25% startup thành công.6. Lựa chọn tên hay
Tên hay là một khái niệm chủ quan, do đó nên đưa ra quyết định dựa trên sở thích của khách hàng mục tiêu bạn hướng tới, chứ không phải dựa trên quan điểm của bạn hay một vài cá nhân.7. Phục vụ khách hàng, không phải bạn
Mặc dù bạn là người sở hữu công ty khởi nghiệp của chính mình nhưng hãy nhớ rằng cuối cùng thì công ty cũng là để phục vụ khách hàng chứ không phải bạn, những dự án không thực tế sẽ không thể dài lâu. Hãy luôn nhớ đến khách hàng của bạn mỗi khi đưa ra quyết định để phát triển sản phẩm, dịch vụ mà họ yêu thích.8. Tìm ra nhu cầu của khách hàng
Mù quáng cho rằng bạn biết những gì khách hàng muốn sẽ khiến bạn phải trả giá đắt. Nghiên cứu thị trường trước khi phát triển sản phẩm sẽ không quá tốn kém. Bạn có thể tìm kiếm các diễn đàn, hỏi những câu hỏi trên mạng xã hội hoặc dành một số tiền để khảo sát ý kiến để tránh những sai lầm đắt giá.9. Huy động vốn thích hợp
Tuy rằng bạn cần có đủ tiền để đưa startup đến thành công nhưng hãy nhớ rằng quá nhiều tiền sẽ khiến bạn trở nên lười biếng và ỷ lại, gây ra lãng phí. Dĩ nhiên là bạn có thể lựa chọn bổ sung vào quỹ khẩn cấp, chỉ cần đảm bảo rằng bạn tuân thủ ngân sách và xác định chính xác trường hợp khẩn cấp là gì.10. Lập kế hoạch kỹ lưỡng
Kế hoạch kinh doanh không chỉ là cơ sở giúp bạn huy động vốn từ nhà đầu tư, nhận được sự đánh giá cao của các chuyên viên đầu tư, mà còn là kim chỉ nam và giữ bạn tập trung vào công việc phải làm. Nếu không có kế hoạch cụ thể, rất dễ sa đà vào chi tiết cho mà đánh mất cái nhìn toàn cảnh.Trên con đường tạo lập sự nghiệp, Startup sẽ không thể tránh khỏi gặp những khó khăn thách thức. Tuy nhiên, vượt qua những thách thức này, coi như Startup bước đầu thành công, nếu tự tin đối mặt và đương đầu với nó, tìm cách giải quyết khéo léo thì cơ hội cho Startup luôn được rộng mở. Vì vậy, hãy tìm hiểu những trở ngại mà các Startup thường gặp để rút kinh nghiệm cho bản thân, góp phần đưa sự nghiệp công ty sang một trang mới.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.