Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

14/02/2023 09:30
Lựa chọn được ngành học thuộc các nhóm ngành nghề trong xã hội dễ xin việc, bạn sẽ có nhiều cơ hội ứng tuyển sau khi tốt nghiệp với mức lương lý tưởng. Khi quyết định theo học, một số tiêu chí ngành nghề có thể sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, định hướng con đường sự nghiệp tương lai nhiều triển vọng phát triển.
Có quá nhiều ngành nghề trong xã hội, từ kỹ thuật đến công nghệ thông tin, khoa học xã hội... Mỗi nhóm ngành đều có điểm chung và dĩ nhiên, luôn có những khác biệt. Có người sẽ phù hợp với ngành này trong khi những người khác lại thích nghi tốt với những nghề nghiệp khác. Để biết học ngành nào dễ xin việc, bạn phải dựa trên nhiều tiêu chí tự đánh giá và cân nhắc.

MỤC LỤC:
I. Các nhóm ngành nghề trong xã hội
II. Học ngành nào dễ xin việc, lương cao?
III. Dựa vào tiêu chí nào để chọn đúng ngành học?

Cac nhom nganh nghe trong xa hoi nen hoc nganh nao de xin viec
Lựa chọn ngành học dễ xin việc cần lưu ý điều gì?

I. Các nhóm ngành nghề trong xã hội

Việc phân chia các nhóm ngành nghề trong xã hội và các chuyên ngành, nghề nghiệp trong đó chỉ mang tính tương đối vì nhiều trường sẽ chia thành các chuyên ngành nhỏ, cụ thể hơn. Danh sách các nhóm ngành nghề sau đây được JobOKO tổng hợp và chia sẻ để các bạn có thể dễ hình dung hơn và dễ đưa ra lựa chọn hơn.

1. Công nghệ thông tin - Kỹ thuật

Cac nhom nganh nghe trong xa hoi nen hoc nganh nao de xin viec

2. Luật - Nhân văn - Ngôn ngữ

  • Ngành Luật.
  • Ngành Đông phương học.
  • Ngành Nhân học.
  • Ngành Việt Nam học.
  • Ngành Văn học.
  • Ngành Lịch sử.
  • Ngành Triết học.
  • Ngành Quản lý văn hóa.
  • Ngành Ngôn ngữ (Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Italia, Ả Rập, Đức, Pháp, Nga).

Đọc thêm: Tương lai ngành Luật trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa

3. Kiến trúc - Xây dựng - Giao thông

  • Ngành Kiến trúc.
  • Ngành Kinh tế Xây dựng.
  • Ngành Kỹ thuật Xây dựng.
  • Ngành Kinh tế và Quản lý đô thị.
  • Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông.
  • Ngành Quản lý xây dựng.
  • Ngành Hàng không.

4. Kinh doanh, kinh tế

  • Ngành Quản trị kinh doanh.
  • Ngành Kinh tế học.
  • Ngành Kế toán - Kiểm toán.
  • Ngành Xuất - nhập khẩu.
  • Ngành Bảo hiểm.
  • Ngành Marketing.
  • Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
  • Ngành Quản trị khách sạn.
  • Ngành Quản trị nhân sự.
  • Nghề Môi giới (chứng khoán, bất động sản).
  • Nghề Tư vấn - Bán hàng - Chăm sóc khách hàng.
  • Ngành Tài chính.
  • Ngành Ngân hàng.

5. Báo chí - Khoa học xã hội

  • Ngành Báo chí - Truyền thông.
  • Nghề PR - Quan hệ công chúng.
  • Ngành Truyền thông đa phương tiện.
  • Ngành Xã hội học.
  • Ngành Công tác xã hội.
  • Ngành Khoa học quản lý.
  • Ngành Tâm lý học.
  • Ngành Quốc tế học.
  • Ngành Chính trị học.
  • Ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
  • Ngành Bảo tàng học.
  • Ngành Xuất bản.
  • Ngành Quản lý nhà nước.
Cac nhom nganh nghe trong xa hoi nen hoc nganh nao de xin viec
Báo chí - khoa học xã hội nằm trong top ngành dễ xin việc và cơ hội nghề nghiệp tốt

6. Khoa học cơ bản và ứng dụng

  • Ngành Toán học.
  • Ngành Vật lý học.
  • Ngành Hoa học.
  • Ngành Sinh học.
  • Ngành Kỹ thuật Sinh học.
  • Ngành Sinh học ứng dụng.
  • Ngành Thiên văn học.
  • Ngành Khoa học vật liệu.
  • Ngành Địa chất học.
  • Ngành Địa lý.
  • Ngành Khí tượng học.
  • Ngành Thủy văn học.
  • Ngành Khoa học môi trường.
  • Ngành Toán ứng dụng.
  • Ngành Thống kê.

7. Nông - Lâm - Ngư nghiệp

  • Ngành Thủy lợi.
  • Nghề Thú y.
  • Ngành Chăn nuôi.
  • Ngành Khoa học cây trồng tiên tiến.
  • Ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp tiên tiến.
  • Ngành Kinh tế nông nghiệp.
  • Ngành Khoa học cây trồng.
  • Ngành Khoa học đất.
  • Ngành Nông nghiệp công nghệ cao.
  • Ngành Nuôi trồng thuỷ sản.
  • Ngành Phát triển nông thôn.
  • Ngành Lâm nghiệp đô thị.
  • Ngành Khuyến nông.
  • Ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên.
  • Ngành Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm).
  • Ngành Lâm sinh.
  • Ngành Công nghệ chế biến lâm sản.

8. Dịch vụ - Xã hội

  • Nghề Y.
  • Ngành Dược.
  • Ngành Công an.
  • Ngành Quốc phòng.
  • Ngành Bảo tàng.
  • Ngành Du lịch.
  • Ngành Ngoại giao.
  • Nghề Biên - Phiên dịch.
  • Nghề Thư ký.
  • Nghề Đầu bếp, nấu ăn.

9. Năng khiếu - Thiết kế

Cac nhom nganh nghe trong xa hoi nen hoc nganh nao de xin viec

10. Sư phạm

  • Ngành Sư phạm Toán.
  • Ngành Sư phạm Toán - Tin.
  • Ngành Sư phạm Lịch sử.
  • Ngành Sư phạm Văn.
  • Ngành Sư phạm Địa lý.
  • Ngành Sư phạm Sinh học.
  • Ngành Sư phạm Vật lý.
  • Ngành Sư phạm Hóa.
  • Ngành Sư phạm tiếng Anh, Pháp, Nhật,...
  • Ngành Sư phạm mầm non.
  • Ngành Quản lý giáo dục.
  • Ngành Sư phạm Tiểu học.
  • Ngành Kỹ thuật công nghiệp.
  • Ngành Giáo dục đặc biệt.
  • Ngành Giáo dục thể chất...

II. Học ngành nào dễ xin việc, lương cao?

Đánh giá ngành nào dễ xin việc, lương cao chủ yếu dựa trên nhu cầu thị trường: Ngành nào khát nhân lực thì thường ứng tuyển dễ hơn, thu nhập được trả cũng sẽ cao hơn. Một số ngành mà các bạn có thể xem xét nên học là:

1. Công nghệ thông tin

Cho dù ở hiện tại hay trong tương lai, công nghệ thông tin vẫn sẽ tiếp tục là ngành hấp dẫn. Bạn có thể theo hướng lập trình viên, thiết kế web, phát triển ứng dụng phần mềm, kỹ sư hệ thống... Không chỉ nhiều cơ hội việc làm, đây cũng là một trong lĩnh vực có lương cao nhất với mức trung bình trên 10 triệu/tháng và có thể lên đến khoảng 25 - 30 triệu/tháng cho những người tài năng, có kinh nghiệm.

2. Y, Dược

Khi nói đến ngành học dễ xin việc, không thể không kể đến ngành y, dược. Những chuyên ngành như y đa khoa, ngoại khoa, khoa sản, dược học, răng hàm mặt hay điều dưỡng đều rất dễ xin việc vào bệnh viện công, bệnh viện tư hay các phòng khám. Mức thu nhập tùy thuộc vào bằng cấp và chuyên môn của bạn, nơi làm việc và dĩ nhiên, các bác sĩ, dược sĩ có thể kiếm tiền từ việc làm thêm ngoài giờ, kinh doanh quầy thuốc...

3. Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là ngành linh hoạt nhất. Bạn có thể làm sales, làm bảo hiểm, tư vấn, chăm sóc khách hàng,... Do đó, với tấm bằng này, bạn sẽ rất dễ xin việc. Bên cạnh đó, tổng thu nhập của bạn cũng gần như không bị giới hạn, có thể lên tới hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu/tháng với điều kiện bạn luôn sẵn sàng, cố gắng, tham vọng, rõ ràng về các mục tiêu và năng lực của mình. Nếu hướng nội và không giỏi giao tiếp thì bạn có thể khó thích nghi với nghề nghiệp trong tương lai dù có bằng quản trị kinh doanh.
Cac nhom nganh nghe trong xa hoi nen hoc nganh nao de xin viec
Quản trị kinh doanh là nghề có thu nhập hấp dẫn, dễ xin việc

4. Marketing - Truyền thông - Quảng cáo

Là một trong số các nhóm ngành nghề trong xã hội hot nhất hiện nay, tiếp thị, truyền thông và quảng cáo sẽ tiếp tục chứng minh tầm quan trọng đối với nền kinh tế thị trường tương lai. Vì thế mà nhu cầu nhân sự chất lượng, xuất sắc sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Đọc thêm: Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

5. Kế toán - Kiểm toán

Dù sự phát triển của công nghệ khiến quy trình làm việc của kế toán viên, kiểm toán viên được đơn giản hóa hơn nhưng dù sau bao nhiêu năm, đây vẫn là một nghề có triển vọng bởi công ty, tổ chức nào cũng đều cần kế toán để xử lý sổ sách, thuế vụ... Ngoài ra, khi càng có thâm niên, lương của kế toán, kiểm toán sẽ càng cao. Ngày nay, các kế toán cũng cần có thêm ngoại ngữ để tiến xa.

6. Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm

Phân tích tài chính, thẩm định bảo hiểm, xử lý các nghiệp vụ ngân hàng... tất cả đều là những công việc hot với mức lương cao, thu nhập dựa theo doanh số hoặc mức thưởng đáng ngưỡng mộ. Đó là lý do tại sao những ngành này lại thu hút nhiều nhân sự, dù cạnh tranh nhưng vẫn hấp dẫn nhiều lao động trẻ. Trung bình, lương của nhân sự các lĩnh vực này có thể trung bình là 20 - 30 triệu/tháng.

7. Ngôn ngữ (Anh, Trung, Nhật, Hàn...)

Với tấm bằng cử nhân ngôn ngữ (hoặc thạc sĩ), bạn sẽ có nền tảng để thử sức trong nhiều vai trò, từ việc giảng dạy trong các trường công, trường tư, trung tâm đào tạo hoặc làm xuất nhập khẩu, thu mua, biên - phiên dịch,... Không chỉ dễ xin việc, các việc làm cho nhân sự học ngoại ngữ ra trường thường có thu nhập tốt, ngay cả khi bạn làm freelancer.

8. Xuất nhập khẩu, logistics

Thương mại quốc tế, thương mại điện tử phát triển dẫn đến các ngành học về xuất nhập khẩu, logistics ngày càng "có giá" hơn trên thị trường lao động. Dù ứng tuyển vào công ty lớn, uy tín hay startup để làm thủ tục hải quan hay nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh logistics thì bạn đều có khả năng tăng thu nhập nhanh chóng ngay cả khi chưa có kinh nghiệm - miền là trình độ ngoại ngữ ổn, khéo léo, nhanh nhẹn và chắc về nghiệp vụ.

Đọc thêm: Ngành xuất nhập khẩu: Hướng đi, cơ hội và thách thức

III. Dựa vào tiêu chí nào để chọn đúng ngành học?

Việc chọn đúng một nghề trong số vô số các nhóm ngành nghề trong xã hội không dễ, cần đến sự tỉnh táo của mỗi cá nhân. Muốn chọn đúng ngành học, bạn có thể dựa vào một số tiêu chí như:

1. Chọn ngành theo sở thích

Niềm yêu thích luôn là tiền đề để phát triển vì nó tạo thành động lực lâu dài. Có nhiều bạn ngay từ khi học cấp 2, cấp 3 đã rất kiên định với đam mê của bản thân, có một mục tiêu thi vào ngành duy nhất. Thế nhưng, chắc chắn cũng có những bạn không rõ mình thích gì. Dù chọn ngành nào trong số các nhóm ngành nghề trong xã hội thì các em cũng phải nhớ rằng, thay vì nghĩ rằng sẽ dễ kiếm việc, có lương cao, hãy nghĩ tới việc liệu mình có gắn bó được lâu hay không. Khi vừa có niềm yêu thích để học tốt, vừa có sự phấn đấu thì dù theo nghề nào các em vẫn có thể thành công.

2. Chọn ngành theo khả năng

Khi chọn ngành học, chọn nghề nghiệp để theo đuổi lâu dài trong tương lai, bạn không thể chỉ dựa theo sở thích mà còn phải tùy theo khả năng. Đôi khi, xuất phát điểm của bạn không cao (học trung cấp nghề chẳng hạn) nhưng nếu có mục tiêu rõ ràng và sự cố gắng, chăm chỉ thì vẫn có thể tiến bộ và ngày càng đạt được nhiều thành công.
Cac nhom nganh nghe trong xa hoi nen hoc nganh nao de xin viec
Làm thế nào để chọn đúng ngành như mong muốn?

3. Chọn ngành, đồng thời chọn trường

Với vô số các nhóm ngành nghề trong xã hội như vậy, việc chọn đúng ngành đã không dễ. Thế nhưng, không chỉ có vậy, bạn còn phải chọn đúng trường. Ngành bạn muốn theo đuổi học ở đâu thì tốt nhất với định hướng của bạn? Cơ hội tiếp nhận đào tạo, cơ hội việc làm sau khi ra trường... đều là những yếu tố cần cân nhắc.

4. Nhìn vào triển vọng của ngành

Có những ngành hot ở hiện tại nhưng có thể sẽ mất đi ưu thế trong tương lai và thực tế thì, dù bạn chuyên sâu về một ngành nhưng chắc chắn vẫn sẽ cần có những kiến thức, kỹ năng bổ sung để có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường lao động. Xác định đúng triển vọng của ngành giúp bạn ra quyết định đúng đắn hơn.
JobOKO vừa chia sẻ đến bạn một số các nhóm ngành nghề trong xã hội và gợi ý về những ngành dễ xin việc, các lưu ý khi chọn ngành. Hy vọng qua đó, các bạn có thể bình tĩnh, sáng suốt lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất, tốt nhất cho mình.

tin mới

Học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng? nên học ở đâu?

Vị trí Giao dịch viên ngân hàng yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng trong các giao dịch ngân hàng. Vậy học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng?

13/06/2024 12:11

Học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng? nên học ở đâu?

10 công việc làm thêm cho sinh viên, parttime, fulltime

Việc làm thêm không chỉ giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập mà còn là cơ hội để phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm trong thời gian học tập. Dưới đây là danh sách 10 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất hiện nay. Bạn hãy cùng JobOKO khám phá và lựa chọn công việc lý tưởng nhất nhé!

24/02/2023 11:00

10 công việc làm thêm cho sinh viên, parttime, fulltime

Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

Lựa chọn được ngành học thuộc các nhóm ngành nghề trong xã hội dễ xin việc, bạn sẽ có nhiều cơ hội ứng tuyển sau khi tốt nghiệp với mức lương lý tưởng. Khi quyết định theo học, một số tiêu chí ngành nghề có thể sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, định hướng con đường sự nghiệp tương lai nhiều triển vọng phát triển.

14/02/2023 09:30

Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê "bèo bọt"?

Là một nghề nghiệp có đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội nhưng khi đánh giá về lương của kỹ sư xây dựng, có người ao ước rằng đó là mức cao, ấn tượng, trong khi với người trong nghề thì mức thu nhập không thực sự tương xứng. Để hiểu rõ, bạn hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin được JobOKO chia sẻ sau đây nhé.

08/02/2023 10:30

Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê "bèo bọt"?

​10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn

Khi tìm việc làm, ứng viên không chỉ viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ứng tuyển mà thông thường, nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi rõ hơn câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn. Dù cho mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người là khác nhau, nhưng nếu muốn vượt qua vòng phỏng vấn, ứng viên đều cần biết cách diễn đạt thật thuyết phục, cho thấy đam mê, tham vọng của bạn. Cùng tham khảo ngay những mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất cùng JobOKO nhé.

26/01/2023 10:15

​10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn

Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

Dù không nhận lời mời làm việc, bạn vẫn cần giữ quan hệ tích cực với nhà tuyển dụng khi từ chối. Vì vậy, nắm được cách viết thư từ chối đi làm hay thư từ chối nhận việc khi trúng tuyển lịch sự của JobOKO, mọi việc sẽ đến với bạn đơn giản hơn nhiều.

11/01/2023 13:53

Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

Lương của sinh viên mới ra trường bao nhiêu là chuẩn? Ngành nào cao nhất?

Là sinh viên sắp tốt nghiệp, bạn thắc mắc mức lương sau khi ra trường cao hay thấp? lương sinh viên mới ra trường là bao nhiêu? có đủ trang trải cuộc sống không? Đây là vấn đề chung của các bạn sinh viên mới ra trường, mong muốn có được 1 công việc tốt với mức lương hấp dẫn. Nhìn chung, mức lương của sinh viên mới ra trường đa dạng theo lĩnh vực ứng tuyển.

01/01/2023 10:55

Lương của sinh viên mới ra trường bao nhiêu là chuẩn? Ngành nào cao nhất?

Top 7 điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên

Là một ứng viên tìm việc, bạn muốn được nhận vào công ty lớn, có mức lương cao và cơ hội phát triển. Vậy ở cương vị nhà tuyển dụng thì sao? Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên? Hãy cùng tìm hiểu top 7 những điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên nhé!

01/01/2023 09:30

Top 7 điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên

Đi thực tập thường làm những công việc gì? có học hỏi được nhiều không?

Nhiều người cho rằng công việc của thực tập sinh chủ yếu là pha trà nước hay in ấn tài liệu, những công việc không liên quan gì đến chuyên ngành của họ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Nhân viên thực tập cũng có cơ hội được giao các công việc thực tập chuyên môn để rèn luyện những kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này.

20/12/2022 01:59

Đi thực tập thường làm những công việc gì? có học hỏi được nhiều không?

Sinh viên thực tập cần nhất điều gì? cách tìm công ty tuyển thực tập

Thực tập là một trong những cơ hội quý giá nhất cho sinh viên để bước đầu xây dựng nền tảng cho sự nghiệp thành công trong tương lai. Thế nhưng, vì còn non nớt, chưa va chạm nhiều nên nhiều bạn vẫn bối rối không biết sinh viên thực tập cần nhất điều gì và phải làm thế nào để tìm nơi thực tập phù hợp hay tìm được công ty tuyển thực tập sinh uy tín.

07/12/2022 15:09

Sinh viên thực tập cần nhất điều gì? cách tìm công ty tuyển thực tập
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.