Các vị trí công việc trong ngành IT
MỤC LỤC:
I. Vì sao việc làm ngành IT luôn hot?
II. Các vị trí việc làm ngành IT
III. Chọn vai trò công việc nào ngành IT thì hợp?
I. Vì sao việc làm ngành IT luôn hot?
Những năm gần đây, ngành IT luôn ở top đầu những ngành hot, đặc biệt có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai vì cuộc cách mạng 4.0. Khi nhu cầu tự động hóa tăng thì công nghệ càng chứng tỏ vai trò, tầm quan trọng của mình để tạo ra các chương trình, công cụ, robot, vận hành bằng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như dùng blockchain, big data để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, y tế, giáo dục, giải trí...
Nói cách khác, ngành IT hot vì nó đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt đối với nền kinh tế và tác động đến tương lai của nhân loại. Do nhu cầu thực tế của thị trường lao động dẫn tới việc có sẵn rất nhiều cơ hội việc làm ở lĩnh vực này, gần như ra trường sẽ không lo thất nghiệp nên càng nhiều người lựa chọn học và làm IT. Mức lương ngành IT cũng thuộc top cao nhất trong lĩnh vực kỹ thuật.
Đọc thêm: Để trở thành nhân viên IT giỏi thi khối nào? trường nào
II. Các vị trí việc làm ngành IT
1. Nhân viên phân tích dữ liệu
Vị trí nhân viên phân tích dữ liệu này thường làm việc tại các công ty phần mềm. Đối với ngành công nghệ thông tin thì việc phân tích dữ liệu là rất cần thiết. Vị trí này thực hiện công việc thu thập, sắp xếp dữ liệu cũng như nghiên cứu để đưa ra các hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin dễ dàng, chuẩn nhất đảm bảo chất lượng công việc và các dữ liệu cần có tính bảo mật.2. Quản trị hệ thống
Vị trí công việc này có nhiệm vụ chủ yếu là giám sát, quản lý hệ thống cũng như quá trình vận hành của các thiết bị trong doanh nghiệp. Đảm bảo sự duy trì ổn định của hệ thống, tất cả những vấn đề về cập nhật, bảo trì hay công việc liên quan đến hệ thống đều được nhân viên quản trị hệ thống nắm bắt và thực hiện công việc tốt nhất.3. Lập trình viên
Lập trình viên với nhiệm vụ sử dụng ngôn ngữ lập trình khác nhau để tạo nên các phần mềm máy tính. Tùy thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp lập trình viên sẽ có công việc cụ thể riêng. Những chương trình được lập trình cần được kiểm tra và đưa vào thực tế nhằm đem lại kết quả làm việc hiệu quả nhất.4. Kỹ sư phần mềm
Đối với vị trí kỹ sư phần mềm trong ngành IT thường làm việc cho các công ty điện tử, viễn thông, CNTT. Công việc cũng tương tự với nhân viên lập trình nhưng tập trung vào các ứng dụng kỹ thuật và thiết kế để viết ra những chương trình thích hợp đáp ứng nhu cầu công việc thực tế tốt nhất.5. Nhân viên phân tích hệ thống
Công việc phân tích hệ thống có nhiệm vụ chủ yếu là gặp gỡ khách hàng cùng các trưởng dự án để thảo luận và thực hiện công việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó nhân viên phân tích hệ thống còn giám sát, phân công công việc cho cấp dưới hoặc nhân viên lập trình để tạo ra những phần mềm và ứng dụng tốt nhất. Đối với những doanh nghiệp làm dịch vụ, kinh doanh thì phân tích hệ thống và đưa ra những giải pháp tiết kiệm kinh phí là điều rất cần thiết.6. Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật
Vị trí chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật hay còn được gọi là người sử dụng cuối cùng có nhiệm vụ làm việc với những nhà cung cấp phần cứng và phần mềm đến khách hàng. Hỗ trợ khách hàng và ghi nhận lỗi, khắc phục kịp thời cho khách hàng về sản phẩm của công ty mình. Bên cạnh việc sửa lỗi cùng với đó phải liên tục đưa ra ý kiến cho sự đổi mới của sản phẩm.7. Thiết kế web/dịch vụ Internet
Đây cũng là một vị trí trong ngành IT, các bạn học công nghệ thông tin có thể trở thành một nhân viên thiết kế web cho các nhà sản xuất phần mềm hay các công ty thiết web. Bạn là người thực hiện việc thiết kế cũng như tạo các trang web, đưa ra những liên kết và thử nghiệm thiết kế đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.Đọc thêm: 12 keyword trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin ăn điểm với nhà tuyển dụng
III. Chọn vai trò công việc nào ngành IT thì hợp?
Bởi vì ngành IT có nhiều chuyên ngành khác nhau, nhiều vị trí việc làm như vậy nên bạn không dễ để tìm ra công việc phù hợp nhất với bản thân. Một câu hỏi thường gặp với nhiều người là "Tôi nên chọn học gì, ra trường sẽ làm gì?" hoặc "Liệu tôi thích hợp làm lập trình viên hay làm phân tích dữ liệu?"... Trên thực tế, không một ai có thể cho bạn câu trả lời chính xác ngoài chính bạn.Tuy nhiên, cho dù hiện tại bạn chưa đủ sức chọn vai trò công việc bạn thích hay cảm thấy mình đã "chọn nhầm" thì cũng đừng lo lắng. Bạn luôn có cơ hội để học thêm trong khi đi làm, tự mình nỗ lực để có thể chuyển việc. Rất nhiều người làm chuyên về dữ liệu nhưng vì thích lập trình web, thiết kế web nên đã chủ động học ngôn ngữ lập trình và tìm kiếm cơ hội cho mình. Điều quan trọng nằm ở cách bạn nhìn nhận, đánh giá về năng lực và ý muốn thực sự của bản thân. Nếu có đam mê và sự nghiêm túc, chăm chỉ thì dù bạn chọn công việc nào trong ngành IT, bạn cũng sẽ thành công.
Đối với công việc trong ngành IT, có rất nhiều vị trí khác nhau các bạn có thể tham khảo trên blog việc làm để có thể lựa chọn cho mình việc làm phù hợp. Có thể bạn sẽ quan tâm đến lập trình ứng dụng điện thoại, thiết kế game video, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật, quản lý công nghệ... Rất nhiều những ngành nghề liên quan mà các bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho nhu cầu học tập cũng như lựa chọn công việc của mình tốt nhất.
Qua bài viết trên đây các bạn đã phần nào nắm bắt được các vị trí công việc trong ngành IT. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về công việc nhân viên IT có thể để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp sớm nhất. Đặc biệt đối với những bạn đang có nhu cầu tìm việc làm mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu, không biết phải hoàn thiện hồ sơ xin việc ra sao thì hãy tham khảo cụ thể trên JOBOKO.com với những mẫu Cv xin việc nhân viên IT đúng chuẩn giúp các bạn thực hiện công việc được tốt hơn.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.