Cách giới thiệu về bản thân khi viết đơn xin việc
Đơn xin việc gửi kèm với CV ứng tuyển là tài liệu cần có, giúp bạn tiến gần hơn tới cơ hội nghề nghiệp bạn mong muốn và mơ ước. Đơn xin việc thường ngắn trong một trang, thế nhưng không dễ viết, đặc biệt là cách giới thiệu bản thân để chúng ta trở lên khác biệt, độc đáo, nổi bật so với những ứng viên khác. Phải làm sao đây khi muốn viết tốt, nắm chắc cách giới thiệu về bản thân khi viết đơn xin việc để đạt hiệu quả như ý?
MỤC LỤC:
I. Vì sao cần giới thiệu bản thân ấn tượng trong đơn xin việc?
II. Cách giới thiệu về bản thân khi viết đơn xin việc
III. Mẫu giới thiệu bản thân trong đơn xin việc
I. Vì sao cần giới thiệu bản thân ấn tượng trong đơn xin việc?
CV xin việc gần như bao gồm tất cả thông tin bạn muốn chia sẻ với nhà tuyển dụng về kinh nghiệm, bằng cấp, kỹ năng, thậm chí là sở thích cá nhân. Thế nhưng, vì sao hầu hết các ứng viên ngày nay đều chọn gửi kèm đơn xin việc, thư ứng tuyển? Đáp án đơn giản nhất là CV tuy chi tiết nhưng có phần khô khan, bạn không thể trình bày hay diễn giải điều gì về mình, trong khi đơn xin việc thì có thể.
Về cơ bản, đơn xin việc hay thư xin việc là tài liệu bổ sung, giúp bạn giới thiệu bản thân kỹ hơn, có thể giải thích lý do vì sao bạn ứng tuyển vào công ty, thể hiện thế mạnh và lòng quyết tâm, mong muốn được hợp tác,... Nhìn chung, cách giới thiệu về bản thân khi viết đơn xin việc sẽ có phần "mềm mại" hơn so với CV, dù ngắn gọn nhưng lại kết nối tốt hơn với nhà tuyển dụng và thường đóng vai trò như chất xúc tác để bạn tạo ấn tượng tốt hơn, thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn phù hợp với vị trí.
II. Cách giới thiệu về bản thân khi viết đơn xin việc
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giới thiệu bản thân trong đơn xin việc, tiếp theo đó, hãy học cách giới thiệu về bản thân. Lưu ý là, bạn đừng nên nghĩ rằng giới thiệu cá nhân là những gì giống như thông tin cá nhân trong CV - tên tuổi, địa chỉ, giới tính,... Trong đơn xin việc, giới thiệu về bản thân là các bạn xây dựng hình ảnh của mình trước nhà tuyển dụng.
1. Nắm được bố cục, các phần chính trong đơn xin việc
- Độ dài đơn xin việc tiêu chuẩn là không quá một trang (350 từ).
- Bao gồm các phần chính về thông tin cá nhân, thông tin của công ty bạn ứng tuyển, lời chào, 3 đoạn nội dung và kết thư.
- Nhìn chung, thông tin họ tên, vị trí ứng tuyển, số điện thoại,... có thể ghi như trong CV.
- Phần để bạn giới thiệu về bản thân như một ứng viên uy tín, chất lượng là phần nội dung chính của đơn xin việc: Đoạn đầu, bạn có thể viết ngắn gọn lời chào và lý do vì sao bạn ứng tuyển; ở đoạn tiếp theo sẽ là phần quan trọng nhất, bạn giải thích vì sao bạn là ứng viên phù hợp (hãy khoe về kinh nghiệm, thành tích, bằng cấp của mình); cuối cùng, bạn bày tỏ niềm đam mê với công việc, mong muốn được trao cơ hội phỏng vấn, làm việc và gắn bó với công ty.
- Để đơn xin việc lịch sự và chuyên nghiệp, bạn nên đảm bảo viết phần kết thư và có ký tên.
Làm thế nào để giới thiệu về bản thân ấn tượng trong đơn xin việc?
2. Hình dung về hình ảnh của bản thân mà bạn muốn giới thiệu
Bạn muốn thể hiện hình ảnh thế nào về mình với nhà tuyển dụng? Một ứng viên mới ra trường, kết quả học tập khá giỏi nhưng chưa có kinh nghiệm, đổi lại đầy nhiệt huyết và sức trẻ? Một ứng viên dày dặn kinh nghiệm, đáng tin cậy và tham vọng lớn? Hãy xác định hướng thể hiện trước khi chính thức bắt tay vào viết, đương nhiên, bạn cũng cần cân nhắc rằng liệu nhà tuyển dụng đang muốn tìm kiếm ứng viên như thế nào.
3. Đánh giá đúng về năng lực bản thân, tập trung làm nổi bật thế mạnh
Cách giới thiệu về bản thân khi viết đơn xin việc là bạn phải hiểu về chính mình, điểm mạnh của bạn là ở đâu. Sau đó, bạn mới có thể tự tin và thuyết phục nhà tuyển dụng tin rằng bạn chính là ứng viên nổi bật như vậy.
4. Sử dụng các từ khóa phù hợp
Từ khóa trong đơn xin việc của bạn nên được điều chỉnh theo ngành nghề, kinh nghiệm nhưng tập trung vào "kinh nghiệm", "thành tích", "quyết tâm", "đam mê", "cống hiến" và có thể bao gồm một số thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến vai trò cụ thể. Điều này sẽ giúp tổng thể thư ứng tuyển có trọng tâm, dễ theo dõi và cho thấy bạn hiểu về công việc. Ví dụ, nhân viên chăm sóc khách hàng có thể viết đơn xin việc với các cụm từ khóa như "dịch vụ khách hàng", "tư vấn", "hậu mãi", "giao tiếp", "kiên nhẫn", "nhiệt tình",... trong khi lập trình viên thì keyword sẽ là "viết mã", "lập trình", "cơ sở dữ liệu", "thông tin", "ứng dụng", "phần mềm",...
5. Đồng nhất về thông tin với CV
Có một điều chắc chắn là bạn hãy ghi nhớ rằng thông tin trong đơn xin việc phải trùng với thông tin đã chia sẻ trong CV - không viết giống hệt nhau nhưng ví dụ nói về kinh nghiệm hay bằng cấp, mục tiêu nghề nghiệp thì 2 tài liệu không thể không khớp. Tự mình mâu thuẫn sẽ khiến nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi về tính trung thực của bạn.
6. Kiểm tra lại đơn xin việc trước khi gửi
Bạn đã cố gắng hết sức, học được cách giới thiệu về bản thân khi viết đơn xin việc nhưng vì một sai lầm ngớ ngẩn là viết thiếu dấu câu, sai chính tả thì rất có thể hình ảnh bạn xây dựng sẽ đổ vỡ tan tành. Luôn kiểm tra đơn xin việc và CV trước khi gửi đi nhé.
Gợi ý cách giới thiệu bản thân trong đơn xin việc chi tiết
III. Mẫu giới thiệu bản thân trong đơn xin việc
1. Mẫu giới thiệu về bản thân trong đơn xin việc cho ứng viên chưa có kinh nghiệm
Chưa có kinh nghiệm bạn cũng có thể tự tin, thể hiện tinh thần ham học hỏi, không ngại vất vả và thử sức trong môi trường mới. Thay vì nhấn mạnh vào kinh nghiệm bạn không có hay tệ hơn là chém gió ra thành tích. Nhiệt huyết, sức trẻ, khả năng gắn bó và tiềm năng của bạn nên là thế mạnh để bạn giới thiệu về bản thân khi viết đơn xin việc:
"Tôi là [họ tên], sinh viên mới ra trường và tôi hiện 22 tuổi. Sau khi thấy tin tuyển dụng của quý công ty đăng tại [nguồn thông tin], tôi đã rất vui mừng vì đây chính xác là cơ hội tôi chờ đợi từ khi còn trên ghế nhà trường. Vì thế, tôi viết đơn này mong muốn được ứng tuyển vào vị trí [tên vị trí].
Là một sinh viên mới ra trường, tốt nghiệp ngành [tên ngành], tôi có thành tích học tập xuất sắc với 4 năm liền xếp loại giỏi, thành tích nghiên cứu khá tốt với 2 giải thưởng Nhì và Ba về nghiên cứu khoa học. Mặc dù chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế nhưng tôi nhiệt tình, chăm chỉ, khả năng học hỏi nhanh và thích nghi tốt. Tôi tin rằng chuyên môn và các kỹ năng mềm tôi có cũng như tiềm năng, sự nỗ lực sẽ giúp tôi thành công trong vai trò [tên vị trí] tại công ty.
Tôi mong muốn được gắn bó lâu dài, chứng minh năng lực và trở thành thành viên có đóng góp ý nghĩa trong một tập thể chuyên nghiệp. Rất mong sẽ được công ty tin tưởng, trao cơ hội phỏng vấn."
Đọc thêm: Cách viết đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường đầy đủ, chi tiết nhất
2. Mẫu giới thiệu về bản thân trong đơn xin việc cho ứng viên ít kinh nghiệm
Ít kinh nghiệm, bạn có thể đồng thời nhấn mạnh vào cả học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng.
"Tên tôi là [họ tên], tốt nghiệp trường Đại học [tên trường] loại giỏi và đã có hơn 1 năm kinh nghiệm đi làm tại công ty khởi nghiệp 30 nhân sự. Biết được tin tuyển dụng của quý công ty, tôi đã tìm hiểu và cảm thấy mình khá phù hợp nên viết đơn này xin được ứng tuyển vào vị trí [tên vị trí].
Với trải nghiệm làm việc dù không quá dài, nhưng cũng đủ để tôi làm quen với quy trình làm việc tiêu chuẩn, có khả năng thích nghi tốt và đặc biệt, môi trường startup giúp tôi đa tác vụ, quản lý tốt thời gian và các kế hoạch. Tôi được quản lý đánh giá là nhanh nhẹn, chăm chỉ và chủ động. Tôi muốn có thể phát triển bản thân tốt hơn tại môi trường cạnh tranh như quý công ty, và tôi sẽ nỗ lực hết mình để chứng minh năng lực của bản thân.
Rất mong sẽ có cơ hội hợp tác và trở thành nhân viên chính thức của công ty!".
Mẫu giới thiệu bản thân trong đơn xin việc cho từng đối tượng cụ thể
3. Mẫu giới thiệu về bản thân trong đơn xin việc cho ứng viên nhiều kinh nghiệm
Không quá khi nói rằng, kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ứng viên ảnh hưởng tới quyết định tuyển dụng của doanh nghiệp. Có kinh nghiệm trên 2 năm thì không chỉ CV, bạn cũng sẽ viết tốt cả đơn xin việc.
Cách giới thiệu về bản thân khi viết đơn xin việc cho ứng viên có kinh nghiệm là tập trung vào kinh nghiệm và thành tích trong công việc:
"Tôi là [họ tên], năm nay 25 tuổi và đã có kinh nghiệm làm việc 3 năm trong vai trò chuyên viên marketing tại agency chuyên cung cấp các dịch vụ tiếp thị, quảng cáo và truyền thông. Được biết công ty đang có nhu cầu tuyển marketing executive, tôi thấy mình rất phù hợp nên viết đơn ứng tuyển.
Trong thời gian làm việc tại công ty hiện tại - nơi tôi đã gắn bó suốt 3 năm từ khi ra trường, tôi đã học học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ viết content, chạy quảng cáo, lên kế hoạch và hoàn thành các chiến dịch marketing vừa và nhỏ. Tôi có nền tảng kiến thức vững về marketing do được đào tạo chuyên nghiệp trong trường đại học, khả năng thiết kế tốt, 2 năm liên tiếp nhận giải thưởng nhân viên xuất sắc. Tôi tự tin rằng mình có thể nỗ lực và mang tới đóng góp tích cực cho công ty trong vai trò mới.
Cảm ơn quý công ty đã dành thời gian cân nhắc và rất mong có thể hợp tác lâu dài, trở thành một thành viên ưu tú của một tập thể xuất sắc và nổi bật!".
Cách giới thiệu về bản thân khi viết đơn xin việc JobOKO chia sẻ chắc chắn sẽ là một bản hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất bạn có thể áp dụng dễ dàng vào thực tiễn. Hãy tập trung, điều chỉnh nội dung và thông tin, cách diễn đạt để đơn xin việc mang lại hiệu quả tốt nhất bạn nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.