Những công việc ý nghĩa, thú vị nhưng áp lực: Có nên thử sức?

23/09/2022 06:56
Mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm riêng, có những yêu cầu khác nhau cả về kiến thức, kỹ năng. Trong đó, có những công việc mà khi nói đến, mọi người đều cho rằng thật thú vị, hấp dẫn hoặc rất ý nghĩa, được tôn trọng,... nhưng không phải ai cũng đủ "can đảm" để theo đuổi vì áp lực không hề nhỏ.

Với đa số mọi người, khi nghe về các công việc như phi công hay phi hành gia thì đều ao ước, ngưỡng mộ vì rất ít người cạnh tranh được, lương thì ở mức "trên trời". Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu về những nghề nghiệp này? Đó đều là các công việc dễ stress, áp lực nhất thế giới.

MỤC LỤC:
I. Những công việc ý nghĩa nhưng nhiều áp lực
II. Các công việc thu nhập tốt nhưng dễ gây stress khác

nghe nao de gay ap luc nhat

Top việc làm áp lực, dễ gây căng thẳng, stress nhất

I. Những công việc ý nghĩa nhưng nhiều áp lực

1. Quân nhân

Ngay cả trong thời bình thì các vị trí liên quan đến quân sự đều vẫn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thách thức. Dù thuộc hải quân, lục quân, không quân, v.v. thì binh lính vẫn phải đặt tính mạng mình vào nguy hiểm mỗi ngày. Họ luôn phải đặt mình trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ sự bình yên cho tổ quốc.

2. Nhân viên y tế

Điểm chung của các vị trí bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật, y tá và tất cả những người làm việc trong ngành y khác là không thể biết trước ngày hôm nay mình sẽ đối mặt với những gì. Yêu cầu rất cao về chuyên môn, thời gian làm việc kéo dài, là người nắm giữ trong tay tính mạng của bệnh nhân nên đây luôn được xem là một trong những công việc cao quý nhất và cũng vô cùng áp lực.

Đọc thêm: Top 10 kỹ năng quan trọng hơn cả bằng cấp nhân viên y tế

3. Lính cứu hỏa

Lính cứu hỏa phải túc trực 24/7 để kịp thời xử lý các trường hợp khẩn cấp như tai nạn, hỏa hoạn, tràn hóa chất, v.v. Đúng như tên gọi, họ là những người phải lao vào biển lửa để cứu người, cứu tài sản, ... Họ được mệnh danh là những người đi tìm cái còn trong cái mất và cũng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ rủi ro.

4. Nhân viên tìm kiếm cứu hộ

Làm việc trong đội ngũ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đồng nghĩa với việc bạn buộc phải có kỹ năng quan sát, tư duy tốt. Cho dù nhận lệnh làm việc tại vùng biển bao la hay trên núi cao hiểm trở, bạn cũng phải sẵn sàng tinh thần "ra trận".

5. Quản giáo

Với nhiệm vụ quản lý và giáo dục tội phạm đang trong quá trình thi hành án, quản giáo phải chịu trách nhiệm rất lớn cũng như làm việc trong môi trường không an toàn.

6. Nhân viên rà phá bom mìn

Đứng trước những nguy cơ rủi ro trực tiếp đến tính mạng, nhân viên rà phá bom mìn phải là người lành nghề, dày dặn kinh nghiệm để giảm thiểu tối đa mọi rủi ro tiềm ẩn.

7. Phi hành gia

Để trở thành phi hành gia, ngoài việc đảm bảo yêu cầu về chuyên môn lẫn thể chất thì khả năng chịu đựng sự cô đơn thời gian dài trong không gian cũng là vấn đề cần lưu tâm. Không chỉ thế, phi hành gia phải luôn giữ bình tĩnh trước mọi sự cố có thể xảy ra. Tuy nhiên, đừng ngại theo đuổi nếu bạn thực sự yêu thích lĩnh vực này. Cơ hội được nhìn ngắm Trái đất từ không gian đâu phải ai cũng có được?
16 cong viec ap luc de stress nhat

Phi hành gia là công việc không phải ai cũng có thể đảm nhận

8. Cảnh sát

Với nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn xã hội, cảnh sát luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Dù là công việc nguy hiểm, không biết chắc sẽ phải đối mặt với vấn đề gì nhưng cảnh sát vẫn luôn là một nghề cao quý bởi những đóng góp cao cả cho toàn xã hội.

II. Các công việc thu nhập tốt nhưng dễ gây stress khác

1. Thợ cơ khí

Thợ cơ khí làm việc trong lĩnh vực gia công kim loại là một trong những công việc áp lực nhất thế giới. Ngoài việc tiếp xúc với kim loại, nhiệt độ cao thì về lâu dài, thợ cơ khí còn chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe do phải hít nhiều loại hóa chất khác nhau trong quá trình làm việc.

Đọc thêm: Thợ cơ khí thu nhập có cao không?

2. Thợ khoan dầu khí

Đây là công việc áp lực cả về thể chất lẫn tinh thần với môi trường làm việc đầy nguy hiểm bởi thợ khoan dầu khí thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như khoan máy, tiếp cần, chuẩn bị và rửa hóa chất, dung dịch khoan, v.v.
Lương hầu như được tính theo giờ, bao gồm cả chi phí ăn, ở. Thời gian làm việc thường kéo dài hàng tháng trên các vùng biển khơi. Tuy nhiên, bởi mức lương hấp dẫn cùng chế độ đãi ngộ tốt nên dù rủi ro cao nhưng vẫn có nhiều người theo đuổi ngành nghề này.

3. Nhân viên bảo trì trạm thu phát sóng (trạm bts)

Đây được coi là công việc nguy hiểm bậc nhất thế giới với tỷ lệ tai nạn lao động cao. Một sai sót nhỏ trong quá trình làm việc cũng có thể khiến nhân viên bảo trì trạm thu phát sóng gặp phải tai nạn đáng tiếc.

4. Phi công

Phi công cũng là một trong những công việc "khó nhằn" nhất trên thế giới, yêu cầu cao về cả ngoại hình lẫn chuyên môn, kỹ năng mềm. Bởi đặc thù công việc luôn phải di chuyển, ứng phó với ảnh hưởng thời tiết cũng như khéo léo trong giao tiếp với hành khách mà yêu cầu về chuyên môn lẫn kỹ năng của vị trí này là rất cao. Không chỉ thế, đây cũng là lĩnh vực có tỷ lệ cạnh tranh vô cùng khốc liệt, nếu muốn thăng tiến phải mất khá nhiều năm tích lũy kinh nghiệm.

5. Vệ sĩ

Được ví như "lá chắn" cho các chính trị gia, nhân vật nổi tiếng hay doanh nhân, v.v. vệ sĩ chịu trách nhiệm bảo vệ thân chủ mình khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn như trộm cắp, bắt cóc, quấy rối, tống tiền... Tuy nhiên, bù lại những nguy hiểm đó là mức lương tương đối lý tưởng.

6. Diễn viên đóng thế

Đảm nhiệm các pha hành động nguy hiểm để mang đến những thước phim chân thật nhất cho khán giả, diễn viên đóng thế luôn phải đối mặt với rủi ro lớn về sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

7. Nhà khoa học

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh cũng như nguy hiểm về an toàn sức khỏe. Bên cạnh đó là áp lực về thời gian, chẳng hạn như khi thực hiện nhiệm vụ điều chế vắc xin mới khi dịch bệnh bùng phát

8. Lái xe tải

Đặc biệt với những lái xe phải điều khiển phương tiện trên đường hơn tám tiếng một ngày, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để tránh tai nạn giao thông, bạn cần liên tục tập trung quan sát đường đi, điều này có thể gây ra căng thẳng đầu óc, mệt mỏi. Mức lương không cao nhưng vì không yêu cầu chuyên môn nên đây vẫn là công việc được nhiều người lựa chọn.

Hy vọng rằng với những thông tin mà JobOKO chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể hình dung được phần nào các khó khăn, thử thách của một số công việc được xem là "khó nhằn" nhất thế giới. Để theo đuổi những vị trí này, ngoài năng lực chuyên môn thì "tinh thần thép", sự tận tâm với nghề thực sự rất quan trọng.

tin mới

Học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng? nên học ở đâu?

Vị trí Giao dịch viên ngân hàng yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng trong các giao dịch ngân hàng. Vậy học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng?

13/06/2024 12:11

Học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng? nên học ở đâu?

10 công việc làm thêm cho sinh viên, parttime, fulltime

Việc làm thêm không chỉ giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập mà còn là cơ hội để phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm trong thời gian học tập. Dưới đây là danh sách 10 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất hiện nay. Bạn hãy cùng JobOKO khám phá và lựa chọn công việc lý tưởng nhất nhé!

24/02/2023 11:00

10 công việc làm thêm cho sinh viên, parttime, fulltime

Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

Lựa chọn được ngành học thuộc các nhóm ngành nghề trong xã hội dễ xin việc, bạn sẽ có nhiều cơ hội ứng tuyển sau khi tốt nghiệp với mức lương lý tưởng. Khi quyết định theo học, một số tiêu chí ngành nghề có thể sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, định hướng con đường sự nghiệp tương lai nhiều triển vọng phát triển.

14/02/2023 09:30

Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?

Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê "bèo bọt"?

Là một nghề nghiệp có đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội nhưng khi đánh giá về lương của kỹ sư xây dựng, có người ao ước rằng đó là mức cao, ấn tượng, trong khi với người trong nghề thì mức thu nhập không thực sự tương xứng. Để hiểu rõ, bạn hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin được JobOKO chia sẻ sau đây nhé.

08/02/2023 10:30

Lương của kỹ sư xây dựng: Vì sao người khen lương cao, người chê "bèo bọt"?

​10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn

Khi tìm việc làm, ứng viên không chỉ viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ứng tuyển mà thông thường, nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi rõ hơn câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn. Dù cho mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người là khác nhau, nhưng nếu muốn vượt qua vòng phỏng vấn, ứng viên đều cần biết cách diễn đạt thật thuyết phục, cho thấy đam mê, tham vọng của bạn. Cùng tham khảo ngay những mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất cùng JobOKO nhé.

26/01/2023 10:15

​10 mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất để làm CV và khi phỏng vấn

Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

Dù không nhận lời mời làm việc, bạn vẫn cần giữ quan hệ tích cực với nhà tuyển dụng khi từ chối. Vì vậy, nắm được cách viết thư từ chối đi làm hay thư từ chối nhận việc khi trúng tuyển lịch sự của JobOKO, mọi việc sẽ đến với bạn đơn giản hơn nhiều.

11/01/2023 13:53

Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

Lương của sinh viên mới ra trường bao nhiêu là chuẩn? Ngành nào cao nhất?

Là sinh viên sắp tốt nghiệp, bạn thắc mắc mức lương sau khi ra trường cao hay thấp? lương sinh viên mới ra trường là bao nhiêu? có đủ trang trải cuộc sống không? Đây là vấn đề chung của các bạn sinh viên mới ra trường, mong muốn có được 1 công việc tốt với mức lương hấp dẫn. Nhìn chung, mức lương của sinh viên mới ra trường đa dạng theo lĩnh vực ứng tuyển.

01/01/2023 10:55

Lương của sinh viên mới ra trường bao nhiêu là chuẩn? Ngành nào cao nhất?

Top 7 điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên

Là một ứng viên tìm việc, bạn muốn được nhận vào công ty lớn, có mức lương cao và cơ hội phát triển. Vậy ở cương vị nhà tuyển dụng thì sao? Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên? Hãy cùng tìm hiểu top 7 những điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên nhé!

01/01/2023 09:30

Top 7 điều nhà tuyển dụng muốn có ở ứng viên

Đi thực tập thường làm những công việc gì? có học hỏi được nhiều không?

Nhiều người cho rằng công việc của thực tập sinh chủ yếu là pha trà nước hay in ấn tài liệu, những công việc không liên quan gì đến chuyên ngành của họ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Nhân viên thực tập cũng có cơ hội được giao các công việc thực tập chuyên môn để rèn luyện những kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này.

20/12/2022 01:59

Đi thực tập thường làm những công việc gì? có học hỏi được nhiều không?

Sinh viên thực tập cần nhất điều gì? cách tìm công ty tuyển thực tập

Thực tập là một trong những cơ hội quý giá nhất cho sinh viên để bước đầu xây dựng nền tảng cho sự nghiệp thành công trong tương lai. Thế nhưng, vì còn non nớt, chưa va chạm nhiều nên nhiều bạn vẫn bối rối không biết sinh viên thực tập cần nhất điều gì và phải làm thế nào để tìm nơi thực tập phù hợp hay tìm được công ty tuyển thực tập sinh uy tín.

07/12/2022 15:09

Sinh viên thực tập cần nhất điều gì? cách tìm công ty tuyển thực tập
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.