Mô tả công việc của Nhân Viên Cơ Điện
23/01/2020 07:52
Công việc của nhân viên cơ điện đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với ngành công nghiệp sản xuất. Do đó, nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có kinh nghiệm cũng như kỹ năng mềm tốt. Dưới đây là yêu cầu công việc nhân viên cơ điện, nếu bạn yêu thích việc làm này thì đừng bỏ lỡ việc tìm hiểu để nhanh chóng có được vị trí ưng ý nhé.
Nhân viên cơ điện hay Kỹ thuật viên cơ điện (Electro-mechanical Technicians) chịu trách nhiệm vận hành, thử nghiệm và bảo trì các thiết bị và cảm biến cơ - nhiệt, bao gồm công cụ, động cơ và máy móc. Vì vậy, không phải ai cũng đủ khả năng để làm công việc này. Nếu bạn yêu thích ngành điện thì ngoài kỹ sư cơ điện, nhân viên bảo trì vẫn còn nhiều vị trí khác cho bạn lựa chọn như kỹ sư điện công nghiệp, kỹ sư điện nước. Trước khi ứng tuyển vào các vị trí thì bạn nên tham khảo câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện để có thể dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, họ có thể phụ trách kiểm tra, vận hành hoặc bảo trì các thiết bị robot tại nơi làm việc. Thiết bị có thể bao gồm tàu ngầm không người lái, máy bay hoặc các loại thiết bị tương tự cho các mục đích sử dụng bao gồm khoan dầu, thăm dò đại dương sâu hoặc loại bỏ chất thải nguy hại.
Nhân viên cơ điện cần có những kỹ năng nhất định Để làm tốt công việc của mình, nhân viên cơ điện nên sở hữu các kỹ năng sau:
MỤC LỤC:
1. Kỹ thuật viên cơ điện là gì?
2. Công việc của nhân viên cơ điện
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí nhân viên cơ điện
4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc nhân viên cơ điện
Tìm hiểu chung về công việc nhân viên cơ điện
1. Kỹ thuật viên cơ điện là gì?
Kỹ thuật viên cơ điện là người có khả năng kết hợp kiến thức về công nghệ cơ khí với kiến thức về mạch điện và điện tử. Họ vận hành, thử nghiệm và bảo trì các máy móc sản xuất, thiết bị không người lái, tự động, robot hoặc cơ điện.2. Công việc của nhân viên cơ điện
Nhân viên cơ điện thường phụ trách những công việc như sau:- Đọc bản thiết kế và sơ đồ để xác định phương pháp và trình tự lắp ráp của một bộ phận, máy móc hoặc một phần của thiết bị.
- Xác minh kích thước của các bộ phận, sử dụng dụng cụ đo chính xác để đảm bảo đáp ứng các thông số kỹ thuật.
- Vận hành máy gia công kim loại để làm vỏ, phụ kiện.
- Kiểm tra các bộ phận khi phát hiện vấn đề trên bề mặt.
- Sửa chữa, hiệu chỉnh lắp ráp thủy lực và khí nén.
- Kiểm tra hiệu suất của các tổ hợp cơ điện, sử dụng thành thạo dụng cụ kiểm tra.
- Lắp đặt các bộ phận và phần cứng điện tử, sử dụng thiết bị hàn và dụng cụ cầm tay.
- Vận hành, thử nghiệm hoặc bảo trì thiết bị robot.
- Phân tích, ghi lại kết quả kiểm tra và chuẩn bị tài liệu bằng văn bản.
Ngoài ra, họ có thể phụ trách kiểm tra, vận hành hoặc bảo trì các thiết bị robot tại nơi làm việc. Thiết bị có thể bao gồm tàu ngầm không người lái, máy bay hoặc các loại thiết bị tương tự cho các mục đích sử dụng bao gồm khoan dầu, thăm dò đại dương sâu hoặc loại bỏ chất thải nguy hại.
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí nhân viên cơ điện
Nhân viên cơ điện, công nhân điện thường cần có bằng cao đẳng hoặc các chứng chỉ nghề cơ điện cấp tại các trường trung cấp kỹ thuật. Một số ngành học liên quan bao gồm:- Cơ điện/cơ điện tử.
- Bảo trì công nghiệp.
Nhân viên cơ điện cần có những kỹ năng nhất định
- Khả năng định hướng chi tiết: Nhân viên cơ điện phải thực hiện và giữ các phép đo chính xác theo yêu cầu của các kỹ sư cơ khí.
- Khéo léo: Nhân viên cơ điện nào cũng sẽ phải sử dụng thành thạo dụng cụ cầm tay, hàn sắt trên các mạch điện tử nhỏ và các phần khác.
- Kỹ năng giao tiếp: Bạn sẽ cần đến kỹ năng này vì công việc yêu cầu khả năng trình bày, đưa ra hướng dẫn và lời khuyên khi cần thiết cũng như giao tiếp với các bộ phận liên quan.
- Kỹ năng tư duy logic: Để thực hiện các thiết kế của kỹ sư, kiểm tra thiết kế sau đó kiểm soát chất lượng và lắp ráp các nguyên mẫu, nhân viên cơ điện phải đọc hướng dẫn và tuân theo trình tự logic hoặc một bộ quy tắc cụ thể.
- Kỹ năng toán học: Toán học giúp phân tích, thiết kế và xử lý sự cố trong công việc.
- Kỹ năng cơ khí: Kỹ thuật viên cơ điện áp dụng lý thuyết và hướng dẫn của các kỹ sư bằng cách tạo hoặc chế tạo các linh kiện mới cho máy móc và thiết bị công nghiệp. Cũng giống với nhân viên kỹ thuật bảo trì nhân viên cơ điện họ phải có kinh nghiệm trong việc vận hành, sửa chữa máy móc, bao gồm máy khoan, máy mài và máy tiện.
4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc nhân viên cơ điện
- Thợ máy và chế tạo công cụ (Machinist and Tool and Die Maker): Họ chịu trách nhiệm thiết lập và vận hành nhiều loại máy móc, công cụ được điều khiển bằng máy tính hoặc cơ học để sản xuất các bộ phận, dụng cụ kim loại.
- Kỹ thuật viên kỹ thuật điện và điện tử (Electrical and Electronics Engineering Technician): Họ giúp các kỹ sư thiết kế và phát triển máy tính, thiết bị liên lạc, thiết bị theo dõi y tế, thiết bị dẫn đường cùng các thiết bị điện và điện tử khác; đánh giá và kiểm tra sản phẩm, sử dụng các thiết bị đo lường, chẩn đoán để điều chỉnh và sửa chữa thiết bị.
- Kỹ sư điện và điện tử (Electrical and Electronics Engineer): Các kỹ sư điện và điện tử thiết kế, phát triển, thử nghiệm, giám sát việc sản xuất các thiết bị điện như động cơ điện, radar và hệ thống định vị, hệ thống thông tin liên lạc và thiết bị phát điện.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.