Câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư điện
Kỹ sư điện là một vai trò hấp dẫn trong lĩnh vực kỹ thuật. Công việc kỹ sư điện có những yêu cầu cao về bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm và nếu bạn đang chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn kỹ sư điện, hãy luyện tập thật kỹ những câu hỏi do JOBOKO.com tổng hợp dưới đây. Mặc dù mỗi cuộc phỏng vấn, mỗi ngành nghề đều khác nhau nhưng việc chuẩn bị kỹ càng trước khi đi phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin hơn và gây ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.
MỤC LỤC:
I. Câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện hay nhất và gợi ý trả lời
II. Một số câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện phổ biến khác
III. Lưu ý khi phỏng vấn kỹ sư điện
Chuẩn bị kỹ lưỡng các câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện sẽ giúp cho ứng viên tăng sự tự tin tối đa
Nhiều người cho rằng kỹ sư điện: Nghề nguy hiểm đòi hỏi nhiều kỹ năng quả thật là không sai vì nó bao gồm xây dựng, thiết kế, thử nghiệm và giám sát việc sản xuất các thiết bị điện chẳng hạn như hệ thống báo cháy và chữa cháy, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh,... trong các công trình phần điện chiếm tỷ lệ lớn nhất với 45% - 65% thậm chí có khi lên tới 80%.
I. Câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện hay nhất và gợi ý trả lời
Nắm được những câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện và luyện tập trả lời sẽ giúp bạn gia tăng sự tự tin, gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Một số câu hỏi phỏng vấn kèm gợi ý trả lời bạn có thể tham khảo dưới đây:1. Bằng kỹ sư điện của bạn được cấp khi nào, ở đâu? Bạn giỏi về phần nào nhất?
Thông thường, kết quả học tập của một ứng viên sẽ phản ánh khá tốt năng lực làm việc của người đó. Câu trả lời của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định được điểm mạnh/yếu của họ khi làm việc trong công ty.
Ví dụ: "Mặc dù các bài học trên lớp đều khá khó, tôi thấy tự tin hơn về phần xử lý tín hiệu và mạch. Tôi cũng học khá tốt đại số tuyến tính và rất tự hào về số điểm mà mình đạt được. Tôi cũng học đều các môn liên quan đến phần mềm máy tính kỹ thuật điện khi còn ở trường đại học."
2. Bạn đã từng tham gia dự án nào chưa? Vị trí của bạn là gì? Bạn có phải là lãnh đạo dự án hay cố vấn chuyên môn không?
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định được mức độ phức tạp của dự án mà ứng viên đó tham gia. Những ứng viên trẻ đã từng tham gia lãnh đạo dự án hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có tiềm năng hơn.
Ví dụ: "Trong dự án gần đây nhất, tôi đã phụ trách một nhóm chịu trách nhiệm xử lý các thông số trạm biến áp. Nhóm của chúng tôi phải tính toán các yêu cầu điện áp và dòng điện, các yếu tố biến đổi nhiệt độ, nhu cầu năng lượng và nhu cầu liên lạc GSM".
3. Chuyên môn của bạn trong nghề điện là gì: điện công nghiệp, dân dụng, hay chuyên ngành khác?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định được ứng viên có phù hợp với mô hình và công việc trong công ty bạn hay không?
Ví dụ: "Tôi làm việc với vai trò là một kỹ sư điện công nghiệp nhiều hơn bất cứ lĩnh vực nào khác nhưng tôi cũng có kinh nghiệm sửa chữa điện dân dụng sau khi làm việc trong những dự án ngắn hạn. Mặc dù tôi không có nhiều kinh nghiệm về vi điện tử nhưng tôi đang cố gắng đọc thêm nhiều lý thuyết về lĩnh vực này."
4. Bạn có biết phần mềm kỹ thuật điện nào không?
Làm việc liên quan đến kỹ thuật điện đòi hỏi phải hiểu được ít nhất một nền tảng phần mềm. Câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định được liệu một ứng viên có thể nhanh chóng làm quen với phần mềm công ty bạn đang sử dụng hay không.
Ví dụ: "Cũng như phần lớn các kỹ sư điện khác, tôi thường sử dụng phần mềm Calculatoredge. Tôi cũng đã từng sử dụng E3.series, Electrical tools & reference và Electronics Bundle."
5. Hãy giải thích sự khác nhau giữa dòng điện một chiều và xoay chiều.
Mặc dù kiến thức về các phần mềm kỹ thuật điện rất quan trọng nhưng việc hiểu được các khái niệm và lý thuyết phía sau việc thực hành sửa chữa điện còn quan trọng hơn.
Ví dụ: "Dòng điện một chiều là dòng chuyển động đơn hướng của các điện tích, trong khi đó dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn với thời gian theo quy luật của hàm số sin hay cosin. Dòng điện xoay chiều thường phổ biến hơn. Vì lý do an toàn nên dòng điện một chiều thường được sử dụng trong những đường truyền dài để hạn chế chi phí."
6. Máy biến áp là gì? Nêu công dụng của nó.
Câu hỏi này nhằm kiểm tra kiến thức chuyên môn của ứng viên để đảm bảo có thể vận dụng, sử dụng công cụ làm việc thực tế một cách hiệu quả.
Ví dụ: "Máy biến áp là một thiết bị điện được sử dụng để chuyển đổi điện áp từ nhỏ sang lớn và ngược lại. Công dụng của nó bao gồm chỉnh lưu hoặc ổn định điện áp, cách ly mạch điện, ứng dụng volt kế hoặc Ampe kế,..."
Đọc thêm: Học ngành điện ra có làm được kỹ sư điện công nghiệp không?
Câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện tử liên quan đến máy biến áp
II. Một số câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện phổ biến khác
7. Máy phát điện là gì?
8. Nêu tên các công cụ để đo các thông số điện trong một mạch điện?
9. Nguyên nhân gây ra tiếng ồn trong máy biến áp là gì?
10. Mạch chuyển đổi tương tự ra số là gì?
11. Bạn hãy nêu nguyên lý hoạt động của động cơ điện.
12. Tại sao dây điện lại có nhiều màu khác nhau? Chúng có ý nghĩa như thế nào?
13. Bạn xác định kích thước dây điện dựa trên những yếu tố nào?
14. Hãy giải thích sự khác biệt giữa mạch tương tự và mạch kỹ thuật số
15. Hãy kể về một dự án điện thành công nhất của bạn? Theo bạn, đâu là yếu tố quyết định làm nên thành công này?
16. Bạn có thể cùng lúc tham gia thực hiện nhiều dự án điện hay không?
17. Theo bạn, kỹ sư điện muốn thành công cần phải có những kỹ năng gì?
18. Bạn đã từng mắc lỗi nào về mạch điện hay chưa? Nó có gây hậu quả nghiêm trọng gì hay không? Bạn đã khắc phục hậu quả bằng cách nào?
19. Thử thách lớn nhất đối với bạn khi làm kỹ sư điện là gì? Bạn đã chinh phục nó bằng cách nào?
20. Hãy nêu các quy tắc về an toàn điện. Bạn luôn tuân thủ các quy tắc này trong quá trình làm việc chứ?
21. Đối với một kỹ sư điện, kỹ năng làm việc nhóm là rất cần thiết bởi không mấy ai có thể làm việc độc lập cho cả một dự án lớn. Vậy, bạn làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và hỗ trợ nhau trong công việc?
22. Quyết định khó khăn nhất mà bạn từng đưa ra khi làm kỹ sư điện là gì?
23. Công việc của kỹ sư điện đôi khi đòi hỏi phải đi nhiều và làm việc ngoài trời dưới thời tiết khắc nghiệt, bạn có sẵn sàng hay không?
24. Động lực nào khiến bạn ứng tuyển vị trí kỹ sư điện này của chúng tôi?
25. Theo bạn, mức lương bao nhiêu là phù hợp đối với một kỹ sư điện?
26. Bạn từng gặp phải tình huống khó khăn trong công việc. Bạn giải quyết thế nào?
27. Theo bạn, yếu tố nào đảm bảo cho an toàn lao động?
III. Lưu ý khi phỏng vấn kỹ sư điện
Cũng giống như bất cứ một cuộc phỏng vấn xin việc nào khác, ứng viên vị trí kỹ sư điện cần có sự chuẩn bị để sẵn sàng để gây ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng và có được công việc mình mơ ước. Bạn cần đọc kỹ mô tả công việc kỹ sư điện, tìm hiểu về doanh nghiệp và môi trường làm việc, đồng thời luyện tập trả lời câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Bên cạnh đó, có những điều cũng quan trọng không kém mà bạn cần chú ý, bao gồm:
- Liệt kê những kỳ vọng của bạn về công việc kỹ sư điện: Bạn muốn môi trường như thế nào? Lương thưởng và các chế độ khác ra sao? Các cơ hội thăng tiến và phát triển lâu dài...
- Quan sát và lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để xem liệu họ có đáp ứng được kỳ vọng của bạn hay không?
Phỏng vấn không chỉ là cơ hội để người phỏng vấn đánh giá, lựa chọn ứng viên mà đồng thời, ứng viên cũng sẽ có quyền cân nhắc, so sánh các nhà tuyển dụng với nhau trước khi quyết định sẽ nhận lời mời làm việc ở đâu. Bạn phải luôn tỉnh táo và sáng suốt để xin việc vào một môi trường phù hợp nhất với mình.
Ở cương vị nhà tuyển dụng thì việc rõ ràng về các tiêu chí lựa chọn ứng viên cần đặt lên hàng đầu. Một kỹ sư điện có thể không nhất định phải giỏi giao tiếp nhưng phải chắc chuyên môn và nhất là có thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp với vấn đề an toàn. Bạn có thể khéo léo đặt ra những câu hỏi, tình huống để đánh giá xem ứng viên có suy nghĩ, quan điểm thế nào về hiệu suất công việc và các nguyên tắc an toàn.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm kỹ sư hệ thống điện, kỹ sư điện hay bất cứ công việc nào đều có thể tìm hiểu chi tiết công việc, lựa chọn và ứng tuyển việc làm. Chắc chắn không thể bỏ qua những câu hỏi phỏng vấn để trang bị kiến thức cho bản thân, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách của nhà tuyển dụng.
Trong ngành điện thì có rất nhiều lĩnh vực khác nhau như điện nước, điện tử, điện công nghiệp,... Điều này khiến nhiều người băn khoăn không biết học ngành điện ra có làm được kỹ sư điện công nghiệp không. Ngoài đáp ứng những yêu cầu công việc của một kỹ sư điện công nghiệp, bạn cũng cần trang bị cho mình kỹ năng cần thiết để có thể trụ vững trong nghề. Nắm được những thông tin cơ bản về ngành điện, nhất là những tiêu chuẩn đòi hỏi đối với ứng viên lĩnh vực điện công nghiệp, bạn sẽ rất có lợi trong trong quá trình phỏng vấn, tìm kiếm việc làm phù hợp.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.