Việc làm kiến trúc sư (676 việc)
- Triển khai bản vẽ thi công và gia công: bản vẽ biện pháp thi công, bản vẽ kiến trúc hoàn thiện, kết cấu shopdrawing
- Triển khai và thực hiện bản vẽ phối cảnh 3D kiến trúc
- Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên các ngành liên quan đến kiến trúc - thiết kế nhà công nghiệp
- Triển khai các bản vẽ thiết kế kiến trúc sáng tạo, độc đáo theo sự phân công của Chủ trì
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành Kiến trúc (ưu tiên ứng viên từ các trường ĐH Kiến trúc, ĐH Xây dựng, )
- Tư vấn, thiết kế phương án tổng mặt bằng, các giải pháp kiến trúc đáp ứng các
- Quản lý dự án kiến trúc:
- Lập kế họach quản lý chất lượng và tiến độ hồ sơ thiết kế kiến trúc
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kiến trúc, nội thất
- Tư vấn thiết kế kiến trúc, tư vấn kỹ thuật xây dựng, tư vấn chất lượng công trình xây dựng
- Triển khai bản vẽ thiết kế kiến trúc, viết thuyết minh thiết kế và quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế kiến trúc
- Kinh nghiệm tối thiểu 2 năm lĩnh vực thiết kế kiến trúc
- Tốt nghiệp chính quy tại các trường Đại học chuyên ngành kiến trúc dân dụng và công nghiệp
- Sử dụng thành thạo các phần mềm cần thiết cho thiết kế và quản lý như:AutoCad, Revit, Sketch-up, Photoshop, BIM.
- Các chế độ BHXH theo quy định của Nhà nước.
- Triển khai các bản vẽ chi tiết cho thiết kế kiến trúc, nội thất, cảnh quan
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kiến trúc
- Có tinh thần học hỏi các kiến thức và kỹ năng chuyên môn mới
- Các công việc của kiến trúc sư về thiết kế nội, ngoại thất, phối cảnh 3D
- Thiết kế kiến trúc công trình, dự án, lên ý tưởng thiết kế ban đầu
- Thực hiện công tác thiết kế kiến trúc cho các công trình dân dụng, công nghiệp, văn phòng, căn hộ, v.v
- Đề xuất ý tưởng sáng tạo và giải pháp kiến trúc phù hợp với yêu cầu của khách hàng
- Triển khai thiết kế Concept 2D và 3D kiến trúc theo phân công của Chủ trì
- Tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng ưu tiên các Trường ĐH Kiến trúc, ĐH Xây dựng
- Thiết kế, phác thảo phương án kiến trúc cho các dự án
- Tốt nghiệp Đại học chính quy chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch
- Các công việc của kiến trúc sư về thiết kế nội, ngoại thất, phối cảnh 3D
- Thiết kế kiến trúc công trình, dự án, lên ý tưởng thiết kế ban đầu
Xem tất cả: Việc làm tại Hưng Yên
- Lên ý tưởng, phối cảnh 3D kiến trúc, nội thất các công trình nhà lô, nhà phố, chung cư cao cấp, biệt thự, villa,
- Tốt nghiệp Đại học, cao đẳng chuyên ngành thiết kế, nội thất, kiến trúc, hoặc ngành liên quan
- Trực tiếp triển khai hồ sơ bản vẽ chi tiết kiến trúc xây dựng
- Tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành Kiến trúc công trình, Thiết kế nội ngoại thất hoặc các chuyên ngành có liên quan
- Chế độ thưởng dựa vào năng suất làm việc, thànhtích kinh doanh, thành tích chỉ tiêu, sáng kiến, thưởng lễ Tết và những điều bất ngờ khác
- Thiết kế kiến trúc showroom trưng bày, văn phòng, khách sạn, nhà ở, căn hộ, biệt thự
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kiến trúc, thiết kế
- Thiết kế và xây dựng kiến trúc Data Lake để thu thập, lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu
- Thiết kế kiến trúc Data Lake và đảm bảo tích hợp với các hệ thống dữ liệu ngân hàng hiện có
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Kiến Trúc Sư · kiến trúc sư cảnh quan · Kiến Trúc Sư Nội Thất · KIẾN TRÚC SƯ QUY HOẠCH · kiến trúc sư xây dựng
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Tìm hiểu nghề Kiến trúc sư, cách trả lời câu hỏi phỏng vấn
Kiến trúc sư là vị trí mang lại cơ hội việc làm đa dạng, môi trường làm việc cũng rất cạnh tranh và đầy thú vị. Bạn hãy cùng JobOKO tìm hiểu mô tả công việc, mức lương cũng như bằng cấp cần có để ứng tuyển trở thành Kiến trúc sư.
MỤC LỤC:
I. Vai trò của Kiến trúc sư là gì?
II. Kỹ năng Kiến trúc sư cần có
III. Để trở thành Kiến trúc sư cần có bằng cấp gì?
IV. Mức lương của Kiến trúc sư cao hay thấp?
V. Nghề Kiến trúc sư có vất vả, áp lực không?
VI. Không giỏi Toán hay Vẽ thì có thể trở thành Kiến trúc sư không?
VII. Triển vọng nghề nghiệp của Kiến trúc sư
VIII. Cần trang bị những gì khi ứng tuyển việc làm Kiến trúc sư?
IX. Danh sách kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam
X. Câu hỏi phỏng vấn Kiến trúc sư
Ngày càng nhiều người tìm việc làm kiến trúc sư
I. Vai trò của Kiến trúc sư là gì?
Kiến trúc sư (Architect) là người tạo ra các thiết kế cho những dự án xây dựng mới, sửa chữa hay quy hoạch lại. Kiến trúc sư sử dụng kiến thức chuyên môn về xây dựng và kỹ năng vẽ để thiết kế các tòa nhà có chức năng khác nhau, an toàn, bền vững và thẩm mỹ.
Các Kiến trúc sư luôn tham gia trong suốt quá trình xây dựng, điều chỉnh kế hoạch của họ để đáp ứng các yêu cầu về ngân sách, môi trường hoặc nhu cầu của khách hàng. Do đó, Kiến trúc sư hoạt động như một phần của nhóm thiết kế dự án tổng thể, làm việc chặt chẽ với nhiều chuyên gia xây dựng. Trách nhiệm cụ thể của mỗi Kiến trúc sư không giống nhau, phụ thuộc vào từng dự án khác nhau nhưng nhìn chung thì công việc của họ là:
- Thiết kế tòa nhà và các công trình xây dựng khác bằng cách tạo bản vẽ chi tiết bằng tay cũng như sử dụng Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính (CAD).
- Làm việc với các kỹ sư xây dựng, nhà thầu về tính khả thi của các dự án tiềm năng.
- Điều chỉnh thiết kế kiến trúc theo yếu tố như luật quy hoạch thành phố, tác động môi trường và ngân sách dự án.
- Phối hợp chặt chẽ với một nhóm các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, quản lý xây dựng, v.v. để đảm bảo quá trình xây dựng tuân thủ thiết kế nguyên mẫu.
- Xin giấy phép quy hoạch và tư vấn từ các cơ quan chính phủ.
- Đưa ra các khuyến nghị liên quan đến nguyên vật liệu dùng trong dự án.
- Viết và trình bày báo cáo liên quan đến thiết kế công trình, đưa ra các đề xuất.
- Điều chỉnh thiết kế tùy theo hoàn cảnh và giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thi công.
- Tham gia vào hoạt động giám sát và quản lý dự án xây dựng.
Công việc của kiến trúc sư là làm gì?
II. Kỹ năng Kiến trúc sư cần có
1. Kỹ năng thiết kế
Trong kiến trúc, điều mà các Kiến trúc sư xem trọng nhất là tính năng và sự an toàn cảu công trình, sau đó là tính thẩm mỹ. Không chỉ đẹp mà thiết kế còn phải phản ánh tinh thần, mục tiêu của công trình, phù hợp và hài hòa với điều kiện cũng như môi trường xung quanh. Một Kiến trúc sư giỏi phải thành thạo kỹ năng thiết kế, quen thuộc với lịch sử kiến trúc, có sự tinh tế của một nghệ thuật gia, hiểu về các phong trào nghệ thuật, xu hướng khác nhau trong lĩnh vực này.
Các chương trình đào tạo Kiến trúc sư thường tập trung vào phát triển kỹ năng thiết kế trong khi nuôi dưỡng và phát triển khía cạnh nghệ thuật của bạn. Nhìn chung thì kỹ năng thiết kế thể hiện qua việc bạn có thể:
- Khái niệm hóa.
- Suy nghĩ sáng tạo và có trí tưởng tượng.
- Thiết kế ở nhiều quy mô khác nhau, bao gồm cả thiết kế công nghiệp.
- Sự đổi mới, xu hướng.
Đọc thêm: Cách phát triển kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp, hiệu quả
2. Kỹ năng Toán học
Để thiết kế các tòa nhà an toàn và tiện dụng, Kiến trúc sư phải hoàn toàn hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu và đặc tính của các vật liệu khác nhau cũng như khả năng chịu áp lực của chúng trong thực tế. Bất kỳ Kiến trúc sư nào cũng đều cần nền tảng về hình học, số học, vật lý và các khái niệm toán học nâng cao hơn.
Hãy nhớ rằng, là một Kiến trúc sư nghĩa là bạn có thể phải liên tục đổi mới để đáp ứng những thách thức, chẳng hạn như thiết kế các cấu trúc chống động đất hoặc các khu phức hợp bền vững, tiết kiệm năng lượng. Không phải lúc nào bạn cũng chỉ thiết kế công trình dựa vào các giải pháp đã được nhiều người dùng từ trước đó.
3. Kỹ năng công nghệ
Ngày nay, các Kiến trúc sư chủ yếu thực hiện thiết kế trên máy tính, từ việc vẽ, mô phỏng và trực quan hóa các ý tưởng. Kỹ năng công nghệ giúp tiết kiệm thời gian trong khi đảm bảo sự chính xác từng chi tiết của bản thiết kế. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa khi cảm thấy chưa hợp lý hoặc có vấn đề phát sinh cần điều chỉnh. Những thao tác và phần mềm mà một Kiến trúc sư nên thành thạo gồm có:
- Kết xuất hình ảnh.
- AutoCAD.
- Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính (CAD).
- Mô hình hóa.
4. Sáng tạo
Mặc dù kiến trúc liên quan đến rất nhiều khía cạnh thực tế và chức năng nhưng nó luôn có tính nghệ thuật và sẽ luôn là một nghề nghiệp thiên về nghệ thuật. Cũng giống như bất kỳ người làm nghệ thuật nào khác, Kiến trúc sư phải có óc sáng tạo. Hãy nghĩ về nó theo cách này - những tòa nhà và công trình kiến trúc mà bạn thấy ngày nay có thể chẳng khác gì những tòa nhà được xây dựng cách đây một thập kỷ, nếu bạn tạo ra những điều khác biệt thì bạn mới thực sự là người xuất sắc.
Có thể nói, sự sáng tạo không phải hoàn toàn ở bẩm sinh mà là được tạo ra từ cách đột phá suy nghĩ, hiểu biết sâu rộng, có tầm nhìn. Là một Kiến trúc sư, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện để sáng tạo hơn, từ đó xây dựng tên tuổi của mình trong làng kiến trúc. Có được những ý tưởng táo bạo và biến chúng thành hiện thực sẽ là "câu thần chú" để bạn có thể thành công với tư cách là một Kiến trúc sư.
Đọc thêm: Phương pháp nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo hiệu quả
Những kỹ năng mềm một kiến trúc sư giỏi cần có
5. Kỹ năng giao tiếp
Tất nhiên, Kiến trúc sư cũng phải hợp tác tốt với khách hàng, kỹ sư, công nhân xây dựng và đôi khi là các bên liên quan khác trong một dự án. Để hoàn thành một thiết kế và đảm bảo toàn bộ dự án thành công, một Kiến trúc sư phải có kỹ năng giao tiếp để lắng nghe, hiểu thông tin và các yêu cầu, đưa ra phản hồi và giải thích rõ ràng. Mọi công trình đều cần một tập thể tham gia và Kiến trúc sư chỉ là một (vài) người trong đó. Kỹ năng giao tiếp của Kiến trúc sư thể hiện qua:
- Thúc đẩy quan hệ khách hàng.
- Hợp tác, làm việc nhóm.
- Giao tiếp bằng lời nói và văn bản.
- Lắng nghe tích cực.
- Thuyết trình, thuyết phục và đàm phán hiệu quả.
6. Hiểu về kinh doanh và luật quy hoạch, xây dựng
Như đa số các vai trò khác, ngày nay, muốn thành công trong công việc Kiến trúc sư, bạn cần am hiểu kinh doanh, có suy nghĩ nhanh nhạy và phù hợp với thị hiếu. Bạn sẽ cần tiếp thị dịch vụ và tạo dựng thương hiệu của mình nếu muốn người khác thuê bạn thiết kế các dự án xây dựng của họ. Về cơ bản thì một Kiến trúc sư nên biết về phân tích dữ liệu, lập lịch trình, nghiên cứu thị trường và quản lý dự án.
Bên cạnh đó, Kiến trúc sư còn cần biết về luật quy hoạch, xây dựng, ví dụ như ở khu vực nào có thể xây tòa nhà bao nhiêu tầng, kích thước ra sao, v.v. Một số điều luật cấm xây dựng trên một số địa điểm nhất định như ở vùng đất ngập nước hoặc di sản, có thực vật cần bảo tồn.
III. Để trở thành Kiến trúc sư cần có bằng cấp gì?
Kiến trúc sư là một nghề yêu cầu trình độ chuyên môn cao và để theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này, bạn cần có ít nhất bằng cử nhân chuyên ngành Kiến trúc. Chương trình học sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về công năng, nghệ thuật và kỹ thuật của một công trình kiến trúc, hướng đến xây dựng nền tảng kiến trúc, thiết kế, văn hóa và nghệ thuật, vật liệu, cách tính toán, v.v. Các trường đào tạo Kiến trúc sư tốt nhất hiện nay như Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Đại học Xây Dựng, v.v
Chương trình đào tạo kiến trúc sư hiện nay tại nước ta có nhiều cơ sở chất lượng, để giúp bạn đọc dễ dàng giải đáp được băn khoăn học ngành kiến trúc sư ở đâu chất lượng dưới đây sẽ là chia sẻ về top trường đào tạo kiến trúc sư tốt nhất trên cả nước:
1. Đại học kiến trúc Hà Nội
Được đánh giá là ngôi trường đào tạo đội ngũ kiến trúc sư hàng đầu của cả nước, hằng năm cho ra lò đông đảo đội ngũ kiến trúc sư chất lượng, gặt hái được nhiều thành tích, giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước. Hiện ngành học Kiến trúc sư cũng đang là một trong số những ngành học chính được chú trọng đào tạo tại trường.2. Đại học xây dựng
Với thâm niên công tác lên tới 60 năm, trường xây dựng đã đào tạo nên rất nhiều lớp thế hệ kiến trúc sư tiềm năng, thông qua phương pháp giáo dục hiện đại (Hình thành ý tưởng - thiết kế - triển khai - vận hành) giúp sinh viên được học tập trong môi trường tốt nhất, phát triển đúng kỹ năng nghề nghiệp.3. Đại học kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh
Ngôi trường đứng đầu phía nam về đào tạo nhân lực cho ngành kiến trúc, bên cạnh chuyên ngành chính là kiến trúc sư, trường còn đào tạo thêm nhiều chuyên ngành hot khác như mỹ thuật, xây dựng, thiết kế nội thất...4. Đại học khoa học - Đại Học Huế
Ngôi trường nằm ở khu vực miền trung có lịch sử phát triển lâu dài, bên cạnh các ngành khoa học, tại trường cũng đào tạo chuyên ngành kiến trúc sư với chất lượng đánh giá top đầu của cả nước. Các khóa sinh viên tham gia vào nhiều cuộc thi và giành được nhiều giải thưởng lớn.
Ngoài bằng cử nhân đại học, Kiến trúc sư cần có Chứng Chỉ Hành Nghề Kiến Trúc Sư Hạng 1, Hạng 2 hoặc Hạng 3. Các loại chứng chỉ này được cấp bởi Bộ xây dựng hoặc Sở xây dựng cho những người có đủ điều kiện để có thể thực hiện thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng các công trình nằm ở phạm vi nhất định.
Yêu cầu về bằng cấp đối với một kiến trúc sư
IV. Mức lương của Kiến trúc sư cao hay thấp?
Mức lương của một Kiến trúc sư đang học việc là khoảng 4 triệu/tháng, sau đó sẽ dao động từ 10 - 16 triệu/tháng và cao nhất là khoảng 35 triệu/tháng. So với các nghề nghiệp khác thì lương Kiến trúc sư ở mức tương đương nhưng lương chính không phải toàn bộ thu nhập của họ. Kiến trúc sư nhận phần trăm theo từng dự án thiết kế cụ thể, đồng thời có thể nhận thiết kế thêm từ bên ngoài nên tổng thu nhập sẽ rất cao. Có thể nói nghề Kiến trúc sư không giới hạn khả năng kiếm tiền của bạn, miễn là bạn có năng lực, có quan hệ, có uy tín thì bạn sẽ luôn có việc và có thu nhập tốt.
V. Nghề Kiến trúc sư có vất vả, áp lực không?
Các Kiến trúc sư dành phần lớn thời gian làm việc trong văn phòng, nơi họ gặp gỡ khách hàng, thiết kế bản vẽ, làm báo cáo cũng như hợp tác với các kiến trúc sư và kỹ sư khác. Kiến trúc sư cũng sẽ đến thực địa tại các địa điểm xây dựng, khu vực thi công để đảm bảo rằng các mục tiêu của khách hàng được đáp ứng và để xem xét tiến độ dự án. Kiến trúc sư tự do thì có thể mở văn phòng làm việc hoặc làm tại nhà.
Hầu hết các Kiến trúc sư làm việc toàn thời gian và nhiều người làm thêm giờ, đặc biệt là khi đối mặt với thời hạn gửi thiết kế. Các Kiến trúc sư tự kinh doanh có thể có lịch trình làm việc linh hoạt hơn.
Nhìn chung thì công việc Kiến trúc sư có thể không lo mưa nắng nhưng lại khá vất vả vì luôn phải tìm tòi ý tưởng, sáng tạo dựa trên yêu cầu chi tiết của khách hàng, tính toán và thiết kế, thậm chí là chuẩn bị hồ sơ thầu. Đối với những dự án yêu cầu cao nhưng thời hạn ngắn thì Kiến trúc sư sẽ thường xuyên phải tăng ca hoặc thức khuya để hoàn thành. Do đó, tìm việc làm Kiến trúc sư thì bạn nên cân nhắc kỹ càng về cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra quyết định sự nghiệp sáng suốt nhất.
Môi trường làm việc của kiến trúc sư ra sao?
VI. Không giỏi Toán hay Vẽ thì có thể trở thành Kiến trúc sư không?
Đối với những bạn trẻ thấy hứng thú với nghề Kiến trúc sư, muốn thi vào chuyên ngành này tại trường đại học thì có lẽ vấn đề được quan tâm nhiều nhất là liệu bạn có nhất định phải giỏi Toán và Vẽ hay không? Câu trả lời là bạn cần giỏi cả 2 môn này hoặc ít nhất là "đủ" để theo học và làm việc sau này - như thế nào là đủ sẽ được đánh giá qua kết quả các bài kiểm tra, thi cử.
Giỏi môn Toán là yêu cầu để bạn có thể tính toán và xử lý số liệu của thiết kế. Kiến trúc sư không chỉ là một nhà nghệ thuật mà còn là người có khả năng thực tế hóa thiết kế của mình, quá trình này buộc phải tính toán. Tuy vậy, đối với các môn khoa học như Toán và cả Vật lý thì bạn có thể không cần quá xuất sắc ngay từ đầu. Bạn có thể cố gắng để đủ điểm đỗ, sau đó rèn luyện và học hỏi suốt quá trình học.
Trong khi đó, giỏi môn Vẽ là điều kiện tiên quyết, bắt buộc phải có đối với Kiến trúc sư. Bằng kỹ năng của mình, bạn có thể trực quan hóa ý tưởng, đảm bảo tính công năng và thẩm mỹ của dự án. Khả năng vẽ cũng có mối quan hệ mật thiết với khả năng sáng tạo và tư duy nghệ thuật của Kiến trúc sư.
VII. Triển vọng nghề nghiệp của Kiến trúc sư
Triển vọng nghề Kiến trúc sư luôn rộng mở nhưng bạn sẽ cần có nhiều thời gian để có thể thăng tiến. Thường thì từ Kiến trúc sư lên Kiến trúc sư trưởng có thể mất tới 7 năm trở lên. Học vấn, kinh nghiệm đều quan trọng nhưng bên cạnh đó, quy mô và tính phức tạp của các dự án bạn xử lý mang tính chất quyết định với việc bạn có thăng tiến được hay không.
Kiến trúc sư sẽ cần phải học hỏi và hợp tác nhiều để đảm nhiệm vai trò Kiến trúc sư trưởng, trong đó quan trọng nhất là chuyên môn vững chắc, nhiều mối quan hệ trong ngành, giỏi phân công công việc hợp lý và giám sát toàn bộ dự án.
Cơ hội việc làm của nghề kiến trúc sư
VIII. Cần trang bị những gì khi ứng tuyển việc làm Kiến trúc sư?
Công việc Kiến trúc sư là cầu nối giữa tính sáng tạo và tính thực tiễn. Nhà tuyển dụng sẽ muốn tuyển Kiến trúc sư có tầm nhìn xa và tư duy sáng tạo, đồng thời thiết kế công trình hoạt động hiệu quả và thiết thực. Khi ứng tuyển việc làm Kiến trúc sư, ứng viên cần chuẩn bị:
- Portfolio: Nhìn vào Portfolio của một Kiến trúc sư, nhà tuyển dụng có thể thấy rõ được phong cách, tập trung vào chức năng hay tính thẩm mỹ, có sáng tạo và độc đáo hay không. Ứng viên tốt nhất là những người có khả năng kết hợp cả 2. Bạn nên lựa chọn các thiết kế phản ánh tốt nhất phong cách của mình, dù là thiết kế các công trình thực tế hay thiết kế trong trường học.
- CV chuyên nghiệp, sáng tạo: CV của Kiến trúc sư nên chọn mẫu chuyên nghiệp và sáng tạo, bố cục và màu sắc hài hòa.
- Chuẩn bị phỏng vấn: Nhà tuyển dụng kỳ vọng ứng viên Kiến trúc sư giao tiếp tốt và tự tin, tạo cảm giác đáng tin cậy, thể hiện sự hiểu biết về kiến trúc và nghệ thuật, các dự án quy hoạch, v.v.
IX. Danh sách kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam
Top danh sách các kiến trúc sư nổi tiếng thành công nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại chúng ta phải kể tên tới:6.1. Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa - người đã có nhiều công trình thiết kế tạo tiếng vang lớn, trong số đó chúng ta phải kể tên tới: Công trình Bamboo Wing (Đạt giải International Architecture Award) Nhà cao tầng xanh Stacking (Đạt giải kiến trúc thế giới), Café Gió và Nước (Đạt giải Wind and Water Café)...
6.2. Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào - tác giả của rất nhiều các công trình tác phẩm thiết kế liên quan tới kiến trúc xanh, đô thị xanh. Với những thành công và đóng góp của mình KTS đã giành được giải thưởng Giải thưởng SIA - Getz cho kiến trúc sư nổi bật ở châu Á năm 2016 với cụm công trình xã hội.
6.3. Kiến trúc sư Nguyễn Hòa Hiệp với công trình Nhà nguyện ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thiết kế đã vinh dự giành giải nhất Festival kiến trúc thế giới với hai giải thưởng Dân dụng và Cộng đồng, là Công trình của năm.
6.4. Vợ chồng kiến trúc sư Vũ thị Thu Hương và Nguyễn Tuấn Dũng đã thành công với thiết kế nhà thờ Ka Đơn ở Lâm Đồng, tác phẩm đã xuất sắc giành được giải thưởng giả nhì cộc thi kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 do quỹ Frate Sole tổ chức.
X. Câu hỏi phỏng vấn Kiến trúc sư
Luyện tập trả lời một số câu hỏi phỏng vấn Kiến trúc sư hay nhất sau đây có thể giúp ứng viên sẵn sàng hơn, tự tin hơn khi trao đổi với nhà tuyển dụng:
- Bạn tự hào nhất về dự án nào trong portfolio của mình?
- Là một Kiến trúc sư, bạn dùng tiêu chí nào để chọn vật liệu?
- Trải nghiệm của bạn với AutoCAD và mô hình 3D là gì?
- Sự phát triển gần đây về năng lượng mà bạn thấy thú vị là gì?
- Theo bạn thì Kiến trúc sư có nên coi trọng tính sáng tạo hơn tính thực tế?
- Hãy tưởng tượng một khách hàng cho bạn xem một bức ảnh từ tạp chí và yêu cầu bạn thiết kế ngôi nhà của họ giống hệt như vậy. Bạn sẽ trả lời như thế nào?
- Điểm yếu bạn nhận thấy ở nhiều Kiến trúc sư mà bạn không mắc phải là gì?
- Kỹ năng nào hữu ích nhất trong sự nghiệp kiến trúc của bạn?
- Khi khách hàng có ý kiến với thiết kế của bạn nhưng bạn cảm thấy thiết kế bạn cung cấp đã được cân nhắc và tối ưu, không nên thay đổi thêm thì bạn thuyết phục họ ra sao?
- Hãy kể về một trường hợp mà ý tưởng sáng tạo của bạn mang đến sự cải tiến đáng kể hiệu năng của công trình kiến trúc.
Không nói quá khi cho rằng Kiến trúc sư là người sáng tạo nên vẻ ngoài của thế giới này, đa dạng và đẹp đẽ. Nếu như trở thành một Kiến trúc sư tài năng là mục tiêu nghề nghiệp hàng đầu của bạn thì việc hiểu rõ về nghề nghiệp này và học lấy bằng cấp, nắm rõ các quy tắc khi chuẩn bị xin việc sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng, xây dựng lộ trình hoàn hảo.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.