Tìm kiếm theo:
Có phải bạn đang tìm
Từ khóa phổ biến
Việc làm nổi bật

Việc làm kỹ sư điện công nghiệp (1.208 việc)

Kỹ Sư Điện Công Nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP TRƯỜNG HẢI
Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum, Nước Ngoài
Thoả thuận
  • Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên các chuyên ngành:Kỹ thuật Điện, Hệ thống Điện, Điện Công nghiệp
  • Thực hiện bảo trì, khắc phục sự cố và sửa chữa máy móc thiết bị hệ thống điện tại các nhà máy, xí nghiệp và khu liên hợp
Up
Công Ty TNHH Eleco Việt Nam
Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
  • Tốt nghiệp đại học trở lên , chuyên ngành:Công nghệ Kỹ thuật điện, Điện công nghiệp, Tự động hóa
  • Nghiên cứu sản phẩm và thực hiện các công việc liên quan đến kỹ thuật của các sản phẩm thiết bị tủ điện trung - hạ thế, trạm biến áp,

Kỹ Sư Điện Công Nghiệp

Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Thiết Kế Xây Dựng Điện Và Công Nghiệp
Hà Nội
18 triệu - 20 tr
  • Yêu cầu: Tốt nghiệp đại học/cao đẳng chuyên ngành điện, tự động hoá các trường Đại học
  • Ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp chính quy: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Điện lực

Kỹ Sư Điện Công Nghiệp Và Dân Dụng

Công Ty TNHH Xây Dựng - Phòng Cháy Chữa Cháy D.N.F
Đồng Nai
10 - 20 triệu
  • Thiết kế thi công các công trình, dự án của công ty
  • Công việc trao đổi cụ thể khi phỏng vấn
Up

Kỹ Sư Thiết Kế Điện Công Nghiệp

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom
Hồ Chí Minh
Thương lượng
  • Thiết kế Mảng Điện Công Nghiệp cho DC mới xây và cải tạo, nâng cấp DC đang vận hành
  • Tốt nghiệp Đại Học chuyên ngành Điện, Điện Công nghiệp, Điện động lực hoặc tương đương trở lên

Kỹ Sư Điện Công Nghiệp - Tự Động Hóa

Bateco Vietnam., JSC
Hà Nội
Thỏa thuận
  • Quản lý các dự án điện: Trạm biến áp, trạm phân phối, tự động hoá nhà máy công nghiệp
  • Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Tự động hóa, Điện công nghiệp,
Công ty Xây lắp Ba Đình
Đà Nẵng
15,000,000 - 18,000,000 VNĐ
  • Kỹ sư tại hiện trường: Có kinh nghiệm Phụ trách Kỹ thuật thi công công trình đường dây và trạm biến áp từ 4 năm trở lên
  • Kỹ sư tại văn phòng: Có kinh nghiệm lập dự toán, hồ sơ đấu thầu
Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An - CN Tp. Hồ Chí Minh
Hải Phòng
Thỏa thuận
  • Tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành tự động hóa, điều khiển tự động, cơ điện tử, kỹ thuật điện công nghiệp
  • Có kiến thức tốt về thiết bị điện công nghiệp, biến tần, PLC

Kỹ Sư Thiết Kế Điện Công Nghiệp

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIETWIN
Nghệ An
Thỏa thuận
  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kỹ sư điện, thiết kế, Xây dựng
  • Kiểm tra, rà soát các bản vẽ thiết kế hệ thống điện, cấp thoát nước các dự án Công ty thực hiện
Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An - CN Tp. Hồ Chí Minh
Hải Phòng
Thỏa thuận
  • Có kiến thức tốt về thiết bị điện công nghiệp, biến tần, PLC
  • Thực hiện công tác kiểm tra, sửa chữa, phối hợp với đội vận hành( Phòng Khai thác tàu) và kỹ thuật lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị

KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỰ ĐỘNG

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀ THỌ
Đà Nẵng
Thương lượng
  • Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, an toàn sạch sẽ, công việc ổn định, lâu dài, nhiều cơ hội thăng tiến
  • Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Điện
Up

[Japfa Comfeed] Nhân Viên Tự Động Hóa

Công Ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam
Vĩnh Phúc
15 triệu - 25 triệu VND
  • Tốt nghiệp CĐ, ĐH chuyên ngành tự động hóa, điện, cơ điện Bách khoa
  • Có thể đi công tác tại các trang trại
Up

[Vĩnh Phúc] Nhân Viên Cơ Điện

Công Ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam
Vĩnh Phúc
Thương lượng
  • Chịu trách nhiệm về cơ khí, hệ thống điện, nước tại trang trại mình phụ trách
  • Công việc chi tiết trao đổi cụ thể khi phỏng vấn

Kỹ Sư Điện

CÔNG TY TNHH EGO VIET NAM (Ego Solar)
Hồ Chí Minh
13 - 15 triệu VNĐ
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Điện, hoặc các ngành kỹ thuật liên quan:Kỹ thuật điện, Điện dân dụng, Điện công nghiệp, Cơ điện, Kỹ thuật công trình
  • Lập tiến độ thi công, biện pháp thi công lắp đặt để đảm bảo việc lắp đặt tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật

Kỹ Sư Điện

Công ty Cổ phần ENTEC A&T
Đà Nẵng
Thỏa thuận
  • Hiểu biết cơ bản về hệ thống điện công nghiệp, tủ điện, và các thiết bị điện tự động hóa
  • Tốt nghiệp ĐH chính quy chuyên ngành thiết bị điện-điện tử, điện công nghiệp, hệ thống điện, tự động hóa

Kỹ Sư Giám Sát (Hệ Thống Điện)

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Toàn Quốc, Hà Nội, Hải Phòng
17 - 22 triệu
  • Làm việc với các tổ đội thi công tại hiện trường các hạng mục Điện
  • Giám sát thi công hệ thống Điện

Kỹ Sư Điện - BP Hiện Trường

Tập đoàn Seojin
Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh
Thương lượng
  • Chịu trách nhiệm theo dõi, nghiên cứu, thiết kế, điều phối, triển khai xây dựng, vận hành và hoàn thiện các vấn đề về hệ thống điện
  • Trao đổi công việc thêm khi phỏng vấn

Kỹ Sư Điện Năng Lượng Mặt Trời

Công Ty TNHH Hg 86
Hà Nội
Thỏa thuận
  • Tham gia tư vấn bán hàng thiết bị nếu phát triển theo hướng kỹ sư bán hàng
  • Trình độ: Đại học chuyên ngành Điện-điện tử, Hệ thống điện, thiết bị điện
CÔNG TY TNHH TM SÀI GÒN ĐẸP
Hồ Chí Minh
17 - 22 triệu
  • Tốt nghiệp từ Cao đẳng ngành Điện dân dụng /điện công nghiệp /điện tử/điện tự động hoá
  • Am Hiểu về điện dân dụng, điện công nghiệp
Công Ty TNHH Vật Liệu Nam Châm Shin-Etsu Việt Nam
Hải Phòng
Thỏa thuận
  • Nam, từ 25-37 tuổi, tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Điện, Điện công nghiệp,
  • Các nghiệp vụ khác được phân công
xEM THÊM vIỆC LÀM
Tìm kiếm gần đây

    Với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các vai trò kỹ thuật phục vụ trong nhà máy hay xưởng chế tạo như Kỹ sư Điện Công nghiệp được xem như nghề "không lo thất nghiệp". Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến ngành nghề Điện Công nghiệp vì triển vọng nghề nghiệp rộng mở.

    MỤC LỤC:
    I. Tổng quan nghề Kỹ sư Điện Công nghiệp
    II. Công việc của kỹ sư điện công nghiệp là làm gì?
    III. Những kỹ năng kỹ sư điện công nghiệp cần có
    IV. Nghề Kỹ sư Điện Công nghiệp có khó không?
    V. Nhu cầu thị trường, mức lương của Kỹ sư Điện Công nghiệp
    VI. Cơ hội sự nghiệp của việc làm kỹ sư điện công nghiệp
    VII. Thách thức kỹ sư điện công nghiệp phải đối mặt
    VIII. Kinh nghiệm xin việc làm kỹ sư điện công nghiệp
    IX. Câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện công nghiệp

    nghe ky su dien cong nghiep co kho khong luong cao khong

    Những thông tin chi tiết về nghề Kỹ sư Điện công nghiệp

    I. Tổng quan nghề Kỹ sư Điện Công nghiệp

    Kỹ thuật điện có từ cuối thế kỷ 19 và là một trong những ngành kỹ thuật mới. Lĩnh vực điện tử ra đời với sự phát minh ra ống chân không diode van nhiệt điện tử vào năm 1904 bởi John Ambrose Fleming, là nền tảng của tất cả các thiết bị điện tử, bao gồm radio, tivi và radar, cho đến giữa thế kỷ 20. Kỹ thuật điện liên quan đến công nghệ điện và đặc biệt liên quan đến điện từ và điện tử. Nó cũng bao gồm các thao tác, nghiên cứu về nguồn điện, hệ thống điều khiển, viễn thông và xử lý tín hiệu.

    Kỹ sư Điện là người áp dụng các nguyên tắc vật lý và toán học vào kỹ thuật điện, điện từ và điện tử để thiết kế, phát triển các thiết bị và hệ thống điện mới, giải quyết vấn đề và kiểm tra thiết bị. Sự xuất hiện của thời kỳ hiện đại được ghi nhận bằng việc đưa điện vào gia đình, doanh nghiệp và công nghiệp, tất cả đều được tạo ra bởi các Kỹ sư Điện.

    Ngày nay, các Kỹ sư Điện thường được chia thành Kỹ sư Điện, Kỹ sư Cơ Điện và Kỹ sư Điện Công nghiệp. Họ làm việc trong nhiều dự án khác nhau, ở các quy mô khác nhau từ thiết kế thiết bị gia dụng đến thiết kế hệ thống viễn thông điện quy mô lớn, trạm điện và hệ thống thông tin vệ tinh.

    Kỹ sư Điện Công nghiệp thường làm việc trong các nhà máy, xưởng sản xuất, chế tạo lớn, phụ trách quản lý hệ thống điện của các cơ sở này. Công việc của Kỹ sư Điện Công nghiệp là đảm bảo hệ thống vận hành ổn định để từ đó các máy móc và thiết bị cũng luôn ở trạng thái sẵn sàng làm việc. Các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến bảo dưỡng, sửa chữa và hỗ trợ thay mới khi cần.

    So với nghề Kỹ sư Điện thông thường xử lý các vấn đề điện dân dụng thì môi trường của Kỹ sư Điện Công nghiệp ở quy mô lớn hơn, phức tạp hơn. Kỹ sư Điện Công nghiệp cũng làm việc trong môi trường tập thể, buộc phải phối hợp với nhiều đồng nghiệp vì một người không thể phụ trách hết các vấn đề liên quan đến hệ thống điện công nghiệp.

    Đọc thêm: Học ngành điện ra có làm được kỹ sư điện công nghiệp không?

    II. Công việc của kỹ sư điện công nghiệp là làm gì?

    Kỹ sư điện công nghiệp (Industrial Electrical Engineer/Electrical Engineer) là người thiết kế hệ thống điện cho các nhà máy, khu công nghiệp, tòa nhà, phát triển và thử nghiệm các thiết bị và dụng cụ điện. Bạn sẽ làm việc với hệ thống thông tin liên lạc, máy phát điện, động cơ và hệ thống định vị, cũng như hệ thống điện cho ô tô và máy bay.

    Công việc của kỹ sư điện công nghiệp sẽ có những khác biệt tùy thuộc vào nơi bạn làm việc, chẳng hạn như việc của kỹ sư điện công nghiệp tại tòa nhà khác với các nhiệm vụ chính của người làm ở nhà xưởng. Dù vậy thì nhìn chung các trách nhiệm chính của kỹ sư điện công nghiệp vẫn là:

    • Thiết kế, bảo trì, triển khai hoặc cải tiến các thiết bị điện, cơ sở, linh kiện, sản phẩm thiết bị hoặc hệ thống cho mục đích công nghiệp.
    • Thực hiện một loạt các nhiệm vụ kỹ thuật điện bằng cách vận hành hệ thống, sử dụng thành thạo các phần mềm và thiết bị.
    • Đảm bảo rằng việc lắp đặt và vận hành phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu thực tế, lưu trữ đầy đủ các thông số kỹ thuật của hệ thống điện, bản vẽ kỹ thuật hoặc bản đồ địa hình.
    • Thiết lập các tiêu chuẩn hoặc thông số kỹ thuật xây dựng, sản xuất hoặc lắp đặt hệ thống điện bằng cách thực hiện một loạt các tính toán chi tiết.
    • Đảm bảo tuân thủ các thông số kỹ thuật, mã hoặc yêu cầu chi tiết bằng cách chỉ đạo hoặc điều phối các hoạt động lắp đặt, sản xuất, xây dựng, bảo trì, hỗ trợ và thử nghiệm.
    • Chuẩn bị thông số kỹ thuật khi mua vật tư thiết bị điện công nghiệp.
    • Bảo dưỡng các thiết bị điện.
    ky su dien cong nghiep tuyen dung
    Nhiệm vụ chính của kỹ sư điện công nghiệp là gì?

    III. Những kỹ năng kỹ sư điện công nghiệp cần có

    1. Kiến thức về hệ thống điện công nghiệp

    Kỹ sư điện công nghiệp là một vai trò có yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và các kỹ năng, nhất là phân biệt được những đặc điểm của hệ thống điện công nghiệp có gì khác với điện dân dụng. Có kiến thức nền vững chắc, hiểu về các quy tắc kỹ thuật điện và tiêu chuẩn an toàn không chỉ cho phép bạn làm tốt công việc mà còn hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn như cháy nổ, hỏng hóc hoặc tệ hơn là tai nạn lao động gây thương vong cho bản thân và những người xung quanh.

    2. Kỹ năng công nghệ

    Công việc của kỹ sư điện công nghiệp bao gồm các nhiệm vụ thiết kế toàn bộ hệ thống điện trên quy mô lớn. Các kỹ năng công nghệ như sử dụng các phần mềm thiết kế, thống kê và phân tích số liệu về cường độ dòng điện để quan sát, điều chỉnh và khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra, v.v. đều rất quan trọng. Thông thường, các trường đại học đào tạo kỹ sư điện công nghiệp có chương trình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực hành với các phần mềm chuyên dụng.

    Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng công nghệ đáp ứng mọi yêu cầu công việc

    3. Cẩn thận và chú ý đến chi tiết

    Làm việc với thiết bị điện có thể coi là khá nguy hiểm và luôn tồn tại nguy cơ xảy ra rủi ro. Bất cứ hành động hay quyết định nào mà kỹ sư điện công nghiệp đưa ra cũng đều cần có sự cân nhắc do một sai lầm nhỏ sẽ gây thiệt hại lớn cả về người và của.

    4. Khả năng giải quyết vấn đề

    Những vấn đề phát sinh bất ngờ với hệ thống điện hay đơn giản hơn là với một thiết bị điện cũng đều phải được giải quyết kịp thời. Một kỹ sư điện công nghiệp có năng lực không chỉ giỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ mà còn cần xuất sắc trong việc giữ bình tĩnh, tỉnh táo, xác định các nhiệm vụ cần ưu tiên - nhất là khi có sự cố xảy ra.

    5. Kỹ năng giao tiếp

    Giao tiếp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và công việc. Kỹ năng giao tiếp là một công cụ để kỹ sư điện công nghiệp truyền đạt thông tin và xây dựng quan hệ tốt với đồng nghiệp, phối hợp với các kỹ thuật viên, v.v. Bên cạnh đó, khi cần trình bày hay báo cáo cho ban giám đốc hoặc các bộ phận khác trong công ty, kỹ năng giao tiếp sẽ đảm bảo rằng bạn giải thích về thiết bị, thiết kế hay vấn đề một cách dễ hiểu mà không dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành phức tạp.

    IV. Nghề Kỹ sư Điện Công nghiệp có khó không?

    Với những bạn trẻ đang tò mò, muốn thử sức với nghề Kỹ sư Điện Công nghiệp thì có lẽ câu hỏi mà bạn quan tâm nhất là liệu nghề Kỹ sư Điện Công nghiệp có khó không? Câu trả lời là không có một ngành nào là dễ dàng, nghề Kỹ sư Điện Công nghiệp cũng như vậy.

    Để bắt đầu sự nghiệp của mình như một Kỹ sư Điện Công nghiệp, trước hết bạn phải tìm hiểu và theo học các ngành đào tạo Điện Công nghiệp. Các ngành học này có ở nhiều trường công nghiệp, kỹ thuật như Đại học Công nghiệp, Đại học Bách Khoa, Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng, v.v. Trong quá trình học, bạn sẽ được đào tạo kiến thức và rèn luyện kỹ năng để xây dựng nền tảng vững chắc cho công việc sau này.

    Một lưu ý khác là nghề Kỹ sư Điện Công nghiệp luôn tồn tại những vấn đề liên quan tới an toàn. Chỉ khi am hiểu về các nguyên tắc, quy luật và giữ thái độ bình tĩnh, tập trung, cẩn thận hết sức thì bạn mới có thể theo nghề này.

    nghe ky su dien cong nghiep co kho khong luong cao khong 2

    Yêu cầu công việc của Kỹ sư Điện công nghiệp có khó không?

    V. Nhu cầu thị trường, mức lương của Kỹ sư Điện Công nghiệp

    1. Nhu cầu của thị trường

    Tất cả các nhà xưởng trên khắp cả nước đều cần Kỹ sư Điện Công nghiệp để thiết kế, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa, khắc phục sự cố hệ thống điện khi cần. Do đó, nhu cầu đối với Kỹ sư Điện Công nghiệp luôn ở mức cao. Nếu bạn có bằng cấp phù hợp, có năng lực thực tế và có kinh nghiệm thì sẽ dễ dàng tìm được công việc Kỹ sư Điện Công nghiệp như ý.

    Nghề Kỹ sư Điện Công nghiệp sẽ không chỉ "hot" ở hiện tại mà sẽ còn tiếp tục có chỗ đứng trong tương lai. Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố vào năm 2019 thì giá trị toàn ngành Công nghiệp ước tính tăng 8,86% so với năm 2018, có nghĩa là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn đang được đẩy mạnh với sự ra đời của nhiều công ty sản xuất, nhà xưởng. Công việc Kỹ sư Điện Công nghiệp luôn gắn với các ngành công nghiệp nên đây cũng là tín hiệu tốt.

    Đọc thêm: Kỹ sư điện: Nghề nguy hiểm đòi hỏi nhiều kỹ năng

    2. Thời gian thử việc

    Thời gian thử việc của Kỹ sư Điện Công nghiệp thường là 2 tháng, theo quy định của Luật Lao động. Tuy nhiên, thời gian thử việc thực tế có thể được điều chỉnh tùy theo chính sách của từng doanh nghiệp, chẳng hạn như rút ngắn khi bạn thể hiện xuất sắc hoặc kéo dài thời gian thử thách để xác định xem bạn có thực sự phù hợp và đảm nhiệm được các nhiệm vụ hay không. Những người đã có kinh nghiệm làm việc sẽ có nhiều khả năng được rút ngắn thời gian thử việc hơn người mới tốt nghiệp.

    3. Mức lương khởi điểm

    Mức lương khởi điểm của một Kỹ sư Điện Công nghiệp ở Việt Nam thường là từ 8 triệu/tháng, chính xác là khoảng 8.230.000 triệu/tháng. So với nhiều ngành nghề khác thì lương khởi điểm của Kỹ sư Điện Công nghiệp ở mức cao. Đây là mức lương trung bình hàng tháng không bao gồm tiền nhà, phương tiện đi lại và các phúc lợi khác. Mức lương của Kỹ sư Điện Công nghiệp thay đổi đáng kể dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng và khu vực, tỉnh thành.

    nghe ky su dien cong nghiep co kho khong luong cao khong 3

    Thu nhập của Kỹ sư Điện công nghiệp cao hay thấp?

    4. Mức lương theo năm kinh nghiệm

    Khoảng lương phổ biến của Kỹ sư Điện Công nghiệp khi đã có kinh nghiệm dao động ở khoảng từ 16,5 triệu/tháng đến 25,5 triệu/tháng. Mức độ kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhất để xác định mức lương. Đương nhiên, càng nhiều năm kinh nghiệm thì mức lương của bạn sẽ càng cao. Một Kỹ sư Điện Công nghiệp có dưới 2 năm kinh nghiệm kiếm được khoảng 10 triệu/tháng, trong khi một người có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm được kỳ vọng sẽ kiếm được khoảng 13 - 15 triệu/tháng.

    Trong tương lai, Kỹ sư Điện Công nghiệp có kinh nghiệm từ 5 - 10 năm sẽ có mức lương 17,5 triệu/tháng, cao hơn 34% so với những người có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm. Quá trình tăng lương của Kỹ sư Điện Công nghiệp không quá nhanh nhưng ổn định và bạn có thể "chắc chắn" rằng mình sẽ được tăng lương khi tay nghề tốt lên sau vài năm.

    VI. Cơ hội sự nghiệp của việc làm kỹ sư điện công nghiệp

    1. Cơ hội việc làm của Kỹ sư Điện Công nghiệp tại Việt Nam

    Kỹ sư Điện Công nghiệp có thể làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất lớn, khu công nghiệp, v.v. trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, Kỹ sư Điện Công nghiệp cũng có thể làm việc tại các trung tâm, nhà máy sản xuất điện như nhà máy nhiệt điện, thủy điện. Như đã trình bày ở trên, cơ hội nghề nghiệp với Kỹ sư Điện Công nghiệp luôn có sẵn với chế độ đãi ngộ tốt.

    Với bằng cấp chuyên nghiệp, bạn gần như không phải lo đến tình trạng thất nghiệp. Vai trò này cũng cung cấp các cơ hội thăng tiến hấp dẫn, chẳng hạn như bạn tìm việc làm công nhân điện và dần trở thành Trưởng nhóm, Giám sát, Quản lý của bộ phận kỹ thuật điện trong các công ty, nhà xưởng.

    2. Cơ hội việc làm tại nước ngoài

    Cơ hội việc làm của Kỹ sư Điện Công nghiệp không bị giới hạn và bạn hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn làm việc ở nước ngoài. Nhiều thị trường lao động có nhu cầu tuyển Kỹ sư Điện Công nghiệp, điển hình nhất là ở Nhật Bản.

    Để làm việc ở Nhật, bạn sẽ phải học tiếng để giao tiếp và hiểu các thông tin liên quan tới công việc, có sức khỏe tốt. Mức lương trung bình của các Kỹ sư Điện Công nghiệp làm việc ở Nhật rơi vào khoảng 200.000 - 220.000 yên/tháng (tương đương từ 40 - 45 triệu/tháng). Mức lương này có thể cao hơn nhiều so với khi làm việc ở trong nước nhưng các yêu cầu cũng cao hơn.

    3. Cơ hội tăng thêm thu nhập

    Không giống như các ngành nghề có thể dễ dàng làm thêm vào thời gian rảnh rỗi như dịch thuật, thiết kế, lập trình, v.v. nghề Kỹ sư Điện Công nghiệp thường chỉ làm ở môi trường công nghiệp với quy mô lớn. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bạn không có khả năng kiếm thêm thu nhập. Một Kỹ sư Điện Công nghiệp có thể cân nhắc đến các cơ hội kiếm tiền ở bên ngoài như:

    • Mở cửa hàng kinh doanh tự do, cung cấp vật tư, thiết bị ngành điện, điện công nghiệp.
    • Mở cửa hàng sửa chữa, bảo trì các loại thiết bị điện, các loại máy điện, máy bơm nước, lắp đặt hệ thống điện và phục vụ ngoài giờ làm việc chính.

    nghe ky su dien cong nghiep co kho khong luong cao khong 4

    Cơ hội và thách thức của nghề Kỹ sư Điện công nghiệp

    VII. Thách thức kỹ sư điện công nghiệp phải đối mặt

    1. Vấn đề an toàn lao động

    Có thể nói, thách thức lớn nhất với những Kỹ sư Điện Công nghiệp là an toàn lao động. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết rằng trong nghề điện, chỉ một sai sót nhỏ cũng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng không thể tưởng tượng được. "Nhẹ" thì bản thân bạn bị tai nạn, thậm chí là thiệt mạng mà tệ hơn, các vụ cháy nổ có thể xảy ra khiến thiệt hại cả người và của, đặc biệt là khi Kỹ sư Điện Công nghiệp làm việc trong môi trường quy mô lớn, đông đúc như các công ty sản xuất, nhà máy.

    Để đối phó với tách thức này, ngay từ khi còn đi học, những Kỹ sư Điện Công nghiệp tương lai đã được đào tạo và nhắc nhở liên tục để nắm vững kỹ năng và quy trình xử lý tiêu chuẩn, tâm lý vững vàng, không vội vàng hấp tấp. Những điều đó đều sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ để xảy ra sai lầm khiến bản thân cũng như những người xung quanh gặp nạn.

    2. Áp lực công việc lớn

    Trách nhiệm của Kỹ sư Điện Công nghiệp rất lớn, liên quan đến vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất, chế tạo và lắp ráp,... nên áp lực cũng sẽ nhiều. Bên cạnh đó, công việc này có thể yêu cầu trực theo ca để xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời, vì vậy nếu không biết sắp xếp thời gian và cân bằng giữa công việc - cuộc sống thì bạn rất khó để làm trong thời gian dài.

    VIII. Kinh nghiệm xin việc làm kỹ sư điện công nghiệp

    Có nhiều cơ hội việc làm đối với kỹ sư điện công nghiệp và xin việc vào vị trí này không khó, miễn là bạn có bằng cấp phù hợp. Dù vậy, vẫn có một số lưu ý mà mọi ứng viên cần quan tâm khi xin việc làm kỹ sư điện công nghiệp.

    1. Xin việc làm kỹ sư điện công nghiệp ở đâu?

    Kỹ sư điện công nghiệp sẽ làm trong các công ty sản xuất, nhà máy, xưởng chế biến, tòa nhà, v.v. Nếu có trình độ ngoại ngữ cơ bản và muốn làm việc ở nước ngoài thì bạn cũng có thể cân nhắc tới việc đi lao động xuất khẩu. Bạn có thể tìm thấy các thông báo tuyển dụng trên trang web chuyên về tuyển dụng như JOBOKO.com hay trang web chính thức của công ty hoặc các fanpage tuyển dụng trên mạng xã hội. Nếu tìm việc làm trên JOBOKO, bạn có thể tạo CV online đẹp rồi gửi tới nhà tuyển dụng ngay trên nền tảng đó một cách thuận lợi.

    2. CV của kỹ sư điện công nghiệp có gì khác biệt?

    Bên cạnh việc tuân thủ những quy tắc chung khi viết CV như lựa chọn định dạng đơn giản và chuyên nghiệp, giới hạn độ dài CV, không sai chính tả hay viết đoạn quá dài thì ứng viên vị trí kỹ sư điện công nghiệp cần điều chỉnh CV cho phù hợp với nghề nghiệp.

    Nhà tuyển dụng quan tâm nhiều nhất đến trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn nên hãy làm nổi bật 2 phần này. Trong phần kinh nghiệm, bạn hãy ghi rõ bản thân đã làm việc tại đâu, quy mô như thế nào. Nếu chưa có kinh nghiệm thì những thiết kế, dự án bạn tham gia khi còn đi học cũng có thể được liệt kê vào CV.

    3. Chuẩn bị phỏng vấn kỹ sư điện công nghiệp như thế nào?

    Kỹ sư điện công nghiệp là vai trò kỹ thuật nên nhà tuyển dụng sẽ không quá chú ý đến trang phục, hình thức của ứng viên. Bạn có thể mặc gọn gàng là được, với áo phông có cổ hay áo sơ mi đơn giản.

    Khi chuẩn bị tham dự phỏng vấn, bạn nên dành nhiều thời gian tìm hiểu về công ty/nhà máy/tòa nhà mà bạn sẽ làm việc, xem quy mô như thế nào và từ đó ước tính những vấn đề, thử tìm ra giải pháp để tối ưu hóa quá trình lắp đặt, quản lý và bảo trì hệ thống điện. Thái độ tự tin và trung thực, điềm đạm của ứng viên kỹ sư điện công nghiệp sẽ được đánh giá cao.

    ky su dien cong nghiep

    Có bí quyết xin việc làm kỹ sư điện công nghiệp, cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn

    IX. Câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện công nghiệp

    Khi tìm việc làm kỹ sư điện công nghiệp, hãy tìm hiểu một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và tập trả lời là phương pháp được nhiều ứng viên sử dụng nhằm sẵn sàng, tự tin hơn khi trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng. Ngoài các câu hỏi về thông tin chung thì người phỏng vấn có thể hỏi về kiến thức chuyên môn cũng như khả năng xử lý tình huống của bạn.

    • Bạn hãy giải thích sự khác nhau giữa dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều? Đặc điểm của chúng có ảnh hưởng thế nào đến hệ thống điện công nghiệp?
    • Điều gì xảy ra khi đặt hai vật nhiễm điện dương lại với nhau?
    • Electron ở quỹ đạo ngoài cùng là gì? Vì sao kỹ sư điện công nghiệp cần chú ý đến?
    • Theo bạn, loại dây cáp nào hiện nay sử dụng tốt nhất trong hệ thống điện công nghiệp? Ngoài ưu điểm thì chúng có khuyết điểm gì không?
    • Là một kỹ sư điện công nghiệp, bạn sẽ làm gì nếu có sự cố xảy ra? Bạn ưu tiên nhiệm vụ nào trước?
    • Bạn dùng cách nào để quyết định kích thước dây điện mà một hệ thống điện công nghiệp cần?
    • Cường độ dòng điện sẽ là bao nhiêu nếu tổng trở trong đoạn mạch nối tiếp tăng gấp đôi?
    • Giải thích một chuỗi có điện trở mắc nối tiếp sẽ làm gì?
    • Giải thích chỉnh lưu là gì và có những loại chỉnh lưu nào?
    • Trong trường hợp có ý kiến trái chiều về một thiết kế hệ thống điện mới, bạn sẽ làm thế nào để thuyết phục đồng nghiệp?


    Kỹ sư điện công nghiệp là một lựa chọn nghề nghiệp của những người có bằng Kỹ sư điện/Kỹ sư cơ điện nói chung. Làm việc trong môi trường công nghiệp sẽ tạo cho bạn cơ hội thiết kế và lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện lớn, có nhiều triển vọng phát triển.

    Học điện công nghiệp ra làm gì? trường nào đào tạo tốt?

    Trở thành một Kỹ sư Điện Công nghiệp cung cấp cho bạn cơ hội nghề nghiệp nhiều khả năng phát triển và mức thu nhập tốt, không phải lo lắng đến nguy cơ không tìm được việc. Tuy nhiên, bạn cần được đào tạo trong một môi trường chất lượng, chuyên nghiệp thì mới dễ xin được việc làm sau khi tốt nghiệp. Vậy có những trường nào đào tạo điện công nghiệp tốt? học điện công nghiệp ra làm gì?

    hỗ trợ ứng viên

    Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

    Giải thưởng
    của chúng tôi

    Top 3

    Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
    TT&TT 2022.

    Top 15

    Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

    Top 10

    Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

    Giải Đồng

    Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.