Kỹ sư điện: Nghề nguy hiểm đòi hỏi nhiều kỹ năng

Công việc của một kỹ sư điện (hay Electrical engineer) bao gồm xây dựng, thiết kế, thử nghiệm và giám sát việc sản xuất các thiết bị điện, chẳng hạn như hệ thống định vị, động cơ điện và máy phát điện. Do là công việc nhiều cơ hội nhưng cũng nguy hiểm, nghề kỹ sư điện đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc.
Ngoài những kiến thức học được khi còn ngồi trên giảng đường, bạn còn cần phát triển nhiều kỹ năng khác để theo đuổi nghề kỹ sư điện. Đây là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng nhiều. Vì vậy nếu bạn theo học ngành kỹ sư điện thì cũng không lo không tìm được việc làm phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần phải trau dồi, rèn luyện cho mình nhiều kỹ năng cần thiết thì mới có thể đạt thành công.

MỤC LỤC:
I. Nghề kỹ sư điện nhiều cơ hội nhưng nguy hiểm​
II. Kỹ năng kỹ sư điện chuyên nghiệp cần có​
III. Rèn luyện các kỹ năng như thế nào để thành kỹ sư điện giỏi?

ky su dien: nghe nguy hiem doi hoi nhieu ky nang
Để dễ tìm việc làm và trở thành một kỹ sư điện giỏi bạn cần phải có những kỹ năng quan trọng

I. Nghề kỹ sư điện nhiều cơ hội nhưng nguy hiểm

Không thể phủ nhận, trong khối ngành kỹ thuật nói chung thì kỹ sư điện là một trong những nghề dễ xin việc nhất. Chỉ cần có bằng cấp chuyên môn, bạn sẽ thấy rất nhiều cơ hội để ứng tuyển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến lĩnh vực không ngừng thu hút nhiều người trẻ trong thời gian qua và cả trong tương lai. Ai lại không muốn học một ngành mà ra trường vừa dễ xin việc lại vừa có lương cao?
Tuy vậy, nghề kỹ sư điện cũng có những khó khăn, thách thức - chủ yếu là ở vấn đề trách nhiệm và đảm bảo an toàn. Một sai lầm của kỹ sư điện trong thiết kế hay chỉ đạo vận hành hệ thống điện không chỉ có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Những vụ "tai nạn" do chập cháy điện gây cháy nổ... xảy ra thường dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cả về người và của.
Việc ghi nhớ các tiêu chí an toàn có thể không quá khó nhưng áp dụng vào môi trường làm việc thực tế thì không dễ, cần nhiều lưu tâm. Đôi khi, kỹ sư điện có thể thấy áp lực về việc phải chịu trách nhiệm hay khi nhỡ có sự cố xảy ra nhưng hãy nhớ rằng nghề nào cũng có ưu khuyết điểm, bạn buộc phải quen thuộc và luôn nhắc nhở bản thân cẩn thận hơn nữa.

Đọc thêm: Ngành Kỹ Sư Điện thi khối gì? Nên theo học ở trường nào?

II. Kỹ năng kỹ sư điện chuyên nghiệp cần có

1. Tư duy phân tích

Kỹ sư là những người giải quyết vấn đề khéo léo. Là một kỹ sư điện, bạn thường xuyên phải suy nghĩ theo logic, phân tích điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các giải pháp thay thế, phương pháp tiếp cận và chốt lại vấn đề. Tư duy phê phán giúp bạn bảo đảm mọi thứ vận hành trơn tru và có hệ thống. Các bạn cùng tìm hiểu chi tiết kỹ năng tư duy sáng tạo để ứng dụng cho công việc hợp lý hơn nhé.

2. Thiết kế mạch điện

Đây là một trong những kỹ năng cơ bản nhất của một Electrical engineer. Nếu bạn không hiểu biết chuyên sâu về nguyên lý hoạt động của mạch điện thì làm sao hi vọng bạn biết sửa chữa hoặc thiết kế chúng. Thực tế thì đây là phần đầu tiên trong chương trình đào tạo nghề kỹ thuật điện, và nếu bạn không nắm vững kiến thức này bạn không thể tốt nghiệp được.

3. Dụng cụ đo đạc và tính toán điện năng

Bạn cần có khả năng đọc hiểu và thao tác trên các dụng cụ điện một cách thành thạo vì đây là công việc chính của một kỹ sư điện. Kiểm tra dòng điện và cách các thành phần phản ứng với nhau là một phần không thể thiếu khi sửa chữa thiết bị cũ và chế tạo thiết bị mới. Dòng điện quá thấp thì mạch không thể hoạt động, dòng điện quá cao lại dễ gây cháy nổ, hỏa hoạn hoặc nóng chảy.
Ky su dien: nghe nguy hiem doi hoi nhieu ky nang
Nhu cầu tìm việc làm của kỹ sư điện hiện nay khá nhiều, bởi nhu cầu cần năng lực lớn

4. Chủ động học hỏi

Có một tấm bằng đẹp không phải điểm cuối trên con đường trở thành một kỹ sư điện mà chỉ là mở đầu cho quá trình học hỏi chủ động của riêng bạn. Bạn cần phải cập nhật kiến thức thường xuyên, tự mình tìm hiểu và lĩnh hội thông tin mà không có sự chỉ dẫn của thầy cô giáo như khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thông thường, bạn phải tự tìm kiếm và bổ sung kiến thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong nghề. Kỹ năng học và tự học luôn được mọi nhà tuyển dụng đánh giá cao, các bạn cùng tìm hiểu ngay và ứng dụng cho nhu cầu hợp lý nhất.

5. Kỹ năng tương tác

Có kiến thức kỹ thuật điện là một chuyện, ứng dụng kiến thức vào thực tế như nào lại là một chuyện khác. Để trở thành một nhân viên giỏi giang, bạn phải biết cách phối hợp làm việc với những người khác để làm việc theo nhóm và cách giao tiếp với khách hàng để hỗ trợ khắc phục sự cố. Kỹ năng làm việc nhóm cần được củng cố để hỗ trợ tối đa cho công việc của bạn.

Đọc thêm: Học ngành điện ra có làm được kỹ sư điện công nghiệp không?

6. Kỹ năng tổ chức

Bạn thường thấy chính mình rơi vào tình huống đòi hỏi phải lập ưu tiên, quản lý thời gian và lập kế hoạch các dự án. Nếu bạn không có kỹ năng tổ chức tốt, bạn sẽ luôn làm việc dưới áp lực hoặc không hoàn thành dự án đúng thời hạn. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về kỹ năng tổ chức công việc để ứng dụng một cách hiệu quả nhé.

III. Rèn luyện các kỹ năng như thế nào để thành kỹ sư điện giỏi?

Những kỹ năng kể trên đều quan trọng với kỹ sư điện, quyết định thành công của bạn, vậy câu hỏi lúc này là bạn nên làm gì để thành thạo tất cả? Rõ ràng, không phải mọi người đều giỏi phân tích hay thiết kế, tất cả đều cần thời gian và phương pháp chính xác.
Muốn trở thành kỹ sư điện giỏi, trước hết bạn phải giỏi chuyên ngành và có các kỹ năng chuyên môn xuất sắc. Để sử dụng dụng cụ đo đạc và tính toán điện năng, thiết kế mạch điện tốt và có tư duy phân tích nhanh, chính xác, bạn không chỉ cần chú tâm vào các môn học, các dự án từ khi đi học cho tới khi ra trường mà còn phải thường xuyên quan sát, đánh giá kết quả của mình và học từ những người xung quanh. Dù cho những thiết kế của bạn đã nhận được đánh giá tích cực, bạn cũng hãy tiếp tục xem còn có thể cải thiện thêm được không.
Ky su dien: nghe nguy hiem doi hoi nhieu ky nang
Làm thế nào để trở thành kỹ sư điện giỏi?
Bên cạnh đó, đừng quá tự mãn, hãy tự tin, chuyên nghiệp đồng thời tự nhủ rằng mình còn phải học hỏi rất nhiều. Tự nhìn nhận bản thân và nỗ lực vươn lên là tiền đề để bạn tiến xa hơn. Ngoài ra, cũng đừng quên rằng hiệu suất công việc và sự cẩn thận của bạn còn ảnh hưởng, tác động rất nhiều người, nhiều việc xung quanh. Hãy luôn tập trung và nghiêm túc để học hỏi, rèn luyện kỹ năng, nâng cao kiến thức.
Kỹ năng là yếu tố quan trọng nhất mà khi tuyển kỹ sư điện, nhà tuyển dụng luôn chú trọng. Do đó, để có được công việc kỹ sư điện như mong muốn, bạn hãy không ngừng học hỏi, rèn luyện cũng như nâng cao tay nghề. Việc làm này mang đến cơ hội tốt nhưng cũng phải đối mặt không ít thách thức, do đó rèn luyện kỹ năng là cách duy nhất giúp bạn trở thành một kỹ sư điện giỏi và trụ vững với nghề.
Cùng với công việc kỹ sư điện, các công việc liên quan tới nghề kỹ sư hiện nay được mọi người yêu thích và lựa chọn học khá nhiều như nghề kỹ sư hệ thống điện, kỹ sư điện tử, kỹ sư điện nước, kỹ sư điện công nghiệp... Mỗi nghề lại đòi hỏi người làm phải có trình độ và nghiệp vụ khác nhau, tuy nhiên những kỹ năng ở trên lại là những kỹ năng căn bản phù hợp và cần có ở tất cả các công việc có liên quan tới nghề kỹ sư. Ví dụ như kỹ năng thiết kế mạch điện sẽ không thể thiếu đối với kỹ sư điện tử hay kỹ năng đo đạc tính toán điện năng thì không thể thiếu đối với một kỹ sư điện công nghiệp, vậy nên bạn đừng bỏ qua những kiến thức bổ ích ở trên nhé.

tin mới

Các vị trí việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Công nghệ Kỹ thuật ô tô nằm trong số ngành Hot với mức điểm đầu vào khá cao ở các trường Đại học, Cao đẳng. Cũng chính vì vậy, cơ hội việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô luôn rộng mở với nhiều vị trí có thu nhập hấp dẫn. Để biết, ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô ra trường có thể làm những vị trí nào, cùng JobOKO khám phá nhé.

03/02/2023 15:30

Các vị trí việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Học Kiến trúc ra làm gì? thu nhập và triển vọng nghề nghiệp

Trong nhiều năm liền, kiến trúc luôn được xem là một trong những ngành học thu hút nhất. Chưa nói đến cơ hội việc làm sau khi ra trường, chỉ riêng bản thân lĩnh vực sáng tạo này cũng đã rất hấp dẫn. Hãy cùng JOBOKO tìm hiểu xem chính xác thì học kiến trúc ra làm gì và có thu nhập, triển vọng ra sao bạn nhé.

15/09/2022 15:18

Học Kiến trúc ra làm gì? thu nhập và triển vọng nghề nghiệp

Top kỹ năng "sống còn" với Kỹ sư xây dựng

Ứng tuyển vị trí kỹ sư xây dựng, nếu bạn không có kỹ năng và chuyên môn tốt thì sẽ khó cạnh tranh với các ứng viên khác. Bởi ngành xây dựng tương đối vất vả, đổi lại bạn sẽ nhận được mức thu nhập đáng mơ ước. Do đó, để trụ vững, thành công với nghề thì các kỹ sư xây dựng cần trang bị cho mình những phẩm chất, kỹ năng thiết yếu.

14/09/2022 04:18

Top kỹ năng "sống còn" với Kỹ sư xây dựng

Kinh nghiệm tuyển dụng Nhân viên kỹ thuật nhanh và hiệu quả

Cứ 10 nhân viên kỹ thuật nghỉ hưu thì chỉ có khoảng 2 người mới vào làm việc. Điều này đã khiến cho nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật tăng cao đột biến và đặt áp lực lớn lên các doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải xây dựng các kế hoạch cụ thể để tuyển dụng nhân viên kỹ thuật nhanh và hiệu quả.

01/05/2022 14:33

Kinh nghiệm tuyển dụng Nhân viên kỹ thuật nhanh và hiệu quả

Các việc làm vị trí Nhân viên kỹ thuật hấp dẫn

Việc làm nhân viên kỹ thuật đa dạng lĩnh vực nên bạn có thể thoải mái lựa chọn để ứng tuyển. Mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu công việc và mức lương phổ biến khác nhau. Do vậy, ứng viên hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định ứng tuyển vị trí kỹ thuật sao cho phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.

22/04/2022 11:30

Các việc làm vị trí Nhân viên kỹ thuật hấp dẫn

Việc làm Architect là gì? Yêu cầu công việc kiến trúc sư

Có niềm đam mê nghệ thuật và sở hữu khả năng hội họa tốt, bạn mơ ước trở thành một kiến trúc sư (Architect) giỏi sau khi ra trường. Cơ hội để thực hiện điều này không khó nếu bạn tích cực trau dồi, rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu công việc tốt nhất.

19/04/2022 09:30

Việc làm Architect là gì? Yêu cầu công việc kiến trúc sư

Kỹ sư an toàn lao động là gì? Làm việc trong những lĩnh vực nào?

Kỹ sư an toàn lao động (Health Safety Engineer) là người chịu trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc an toàn nhất cho nhân viên trong công ty. Họ có thể làm việc trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, sản xuất,...

20/03/2022 15:30

Kỹ sư an toàn lao động là gì? Làm việc trong những lĩnh vực nào?

4 kỹ năng quan trọng giúp một kiến trúc sư công trình thành công với nghề

Kiến trúc sư công trình được xem là công việc mơ ước của nhiều người với mức thu nhập hấp dẫn. Để thành công và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp trở thành kiến trúc sư công trình, ngoài bằng cấp, kinh nghiệm thì kỹ năng nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu.

11/03/2022 10:30

4 kỹ năng quan trọng giúp một kiến trúc sư công trình thành công với nghề

Lương của Kiến trúc sư có cao không?

Kiến trúc sư còn được gọi là người kiến tạo giấc mơ, dùng nghệ thuật và kỹ thuật để sáng tạo, thiết kế lên những công trình tuyệt đẹp. Một công việc thú vị như vậy thu hút rất nhiều nhân sự tài năng nhưng ngoài đam mê nghề nghiệp thì mức lương cũng là một trong những yếu tố được các kiến trúc sư quan tâm nhiều nhất.

27/02/2022 10:30

Lương của Kiến trúc sư có cao không?

Top ngành nghề kỹ sư tốt nhất

Nghề nghiệp kỹ sư là một phạm trù rất rộng, đề cập đến các công việc sử dụng khoa học và toán học để giải quyết các vấn đề khác nhau. Các kỹ sư làm việc trong các vị trí khác nhau bao gồm kỹ thuật cơ khí, điện, hóa chất, dân dụng và môi trường,... Cũng bởi vì nghề nghiệp kỹ sư là một lĩnh vực rộng như vậy, có nhiều chức danh khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu top ngành nghề kỹ sư tốt nhất nhé.

06/02/2022 02:40

Top ngành nghề kỹ sư tốt nhất
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.