Mẹo viết CV thực tập sinh kế toán thu hút
Mặc dù chỉ là vai trò phụ, nhưng nhiệm vụ của thực tập sinh kế toán không hề nhỏ. Thông qua việc làm thực tế, thực tập sinh có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực kế toán.
Hướng dẫn cách viết CV xin việc thực tập sinh kế toán
I. Chiến lược viết CV thực tập sinh kế toán tạo điểm nhấn
Khi ứng tuyển vị trí thực tập sinh kế toán, tạo CV chuyên nghiệp là một phần quan trọng, cần đảm bảo làm nổi bật những thông tin quan trọng và góp phần tạo nên ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Một CV thực tập sinh kế toán đầy đủ và chuyên nghiệp cần tập trung vào những mục thông tin sau:
Thiết kế CV kế toán chuyên nghiệp
-
Chọn một bố cục gọn gàng và dễ đọc.
-
Sử dụng font chữ đơn giản và kích thước chữ phù hợp.
Giới thiệu bản thân cuốn hút NTD
Hãy viết một đoạn tóm tắt ngắn gọn nhưng súc tích về bản thân, trình bày rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp và lý do bạn muốn thực tập trong lĩnh vực kế toán.
Làm nổi bật mục Học vấn
Liệt kê thông tin về trường đại học hoặc trường cao đẳng mà bạn đang theo học, cùng với các chứng chỉ hoặc khóa học liên quan đến kế toán.
Trình bày Kinh nghiệm làm việc trong ngành kế toán
Nếu có, bạn hãy liệt kê tất cả những kinh nghiệm làm việc hoặc thực tập nào liên quan đến ngành kế toán, tài chính hoặc quản lý.
Chỉ nên viết Kỹ năng liên quan đến ngành kế toán
- Liệt kê các kỹ năng kế toán cơ bản mà bạn có, bao gồm sử dụng các phần mềm kế toán như Excel, QuickBooks, hoặc SAP.
- Nêu rõ kỹ năng mềm như khả năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, và khả năng giải quyết vấn đề.
Lưu ý quan trọng: Kế toán là ngành yêu cầu sự tỉ mỉ và chỉn chu, hãy đảm bảo không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào xuất hiện trong CV của bạn.
II. Hướng dẫn viết CV thực tập sinh kế toán thu hút NTD
1. Cách viết thông tin cho CV xin việc thực tập sinh kế toán
Khi viết mục thông tin, bạn cần đảm bảo mọi chi tiết bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email và thông tin liên lạc khác được trình bày một cách rõ ràng, chính xác để nhà tuyển dụng có thể liên lạc khi cần.
Ví dụ:
- Họ và tên: Lâm Thanh Thanh
- Địa chỉ: Số 1, đường Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
- Điện thoại: 0123 456 789
- Email: thanhthanh01@gmail.com
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho CV thực tập sinh kế toán
Viết phần mục tiêu nghề nghiệp cho CV Thực tập sinh Kế toán cần sự cô đọng nhất có thể để làm nổi bật những điểm quan trọng trong kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Tuy nhiên, đừng trình bày quá chung chung, độ dài lý tưởng cho mục tiêu nghề nghiệp là đoạn văn ngắn khoảng 3-4 dòng.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm thực tập trong ngành Kế toán hoặc các lĩnh vực tài chính liên quan, hãy tóm tắt những kiến thức học được từ vị trí đó. Trong trường hợp là sinh viên mới tốt nghiệp, sinh viên muốn trái ngành muốn thực tập việc làm kế toán, bạn hãy viết một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, nêu rõ nền tảng học vấn, các kỹ năng mà bạn sở hữu liên quan đến công việc Kế toán.
Ví dụ:
- "Em là sinh viên năm cuối tại Trường Đại học Ngoại Thương, đang tìm kiếm cơ hội thực tập trong lĩnh vực kế toán. Hy vọng được học hỏi nhiều kinh nghiệm hữu ích trong vị trí thực tập tại công ty."
- "Em là sinh viên mới tốt nghiệp ngành Kế toán tại Đại học Ngoại Thương, nắm vững kiến thức về các nguyên tắc kế toán cơ bản và thành thạo các phần mềm kế toán như Excel, QuickBooks. Em mong muốn có cơ hội áp dụng kiến thức học được từ trường đại học đồng thời học hỏi thêm từ các anh chị đã có nhiều năm hoạt động trong nghề."
3. Cách viết Học vấn cho CV thực tập sinh kế toán
Bạn cần ghi rõ tên trường đại học hoặc cơ sở đào tạo mà bạn đã theo học, thời gian học, chuyên ngành học và có thể ghi thêm điểm GPA hiện tại là bao nhiêu.Ví dụ:
Trường Đại học Ngoại Thương (T5/2021 - dự kiến tốt nghiệp T9/2025)
Chuyên ngành: Kế toán
Điểm GPA: 3.1
4. Cách viết kinh nghiệm cho CV ứng tuyển thực tập sinh kế toán
4.1 Đối với ứng viên đã có kinh nghiệm thực tập
Để làm nổi bật hồ sơ xin việc, viết phần Kinh nghiệm sao cho hấp dẫn là bước quan trọng. Bạn hãy:
- Liệt kê những công việc gần đây nhất, đảm bảo ghi rõ tên công việc, tên công ty/tổ chức, thời gian làm việc.
- Mô tả trách nhiệm và thành tựu đạt được trong mỗi công việc. Nên sử dụng số liệu và dữ liệu cụ thể để minh chứng kết quả đạt được.
Công ty Cổ phần JobOKO Toàn Cầu (Tháng 6/2023 - Tháng 8/2023)
Thực tập sinh Kế toán
- Tham gia vào quá trình xử lý và kiểm tra hóa đơn, bao gồm kiểm tra số liệu, phân loại chi phí và xác nhận tính hợp lệ của các giao dịch tài chính.
- Hỗ trợ việc chuẩn bị báo cáo hàng tháng về tình trạng tài chính của công ty.
- Tham gia cập nhật và duy trì hồ sơ kế toán của công ty, đảm bảo tính chính xác và sắp xếp hồ sơ theo thứ tự hợp lý.
- Hỗ trợ soát xét sổ sách và điều chỉnh các sai sót, đảm bảo tính nhất quán và chính xác của dữ liệu tài chính.
4.2 Đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm thực tập
Nếu chưa từng làm thêm và không có kinh nghiệm trong ngành kế toán, bạn nên tập trung vào việc mô tả về kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm hiện có. Các hoạt động ngoại khóa, khóa học liên quan cũng là điểm cộng khi viết CV.Ví dụ:
Clb Kế toán trường đại học Ngoại Thương (Năm 2 - Năm 4)
- Được học hỏi, phát triển nền tảng kiến thức vững chắc về kế toán tổng hợp.
- Được áp dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tiễn thông qua các bài tập và dự án nhóm.
- Đạt giải Nhất cuộc thi "Kế Toán Viên Xuất Sắc" tại Đại học Ngoại Thương (Năm 3).
5. Cách viết Kỹ năng cho CV thực tập sinh kế toán
Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, việc đưa kỹ năng vào CV cực kỳ quan trọng, bạn hãy:
- Liệt kê tất cả các kỹ năng bạn sở hữu, dựa vào kinh nghiệm hoặc các dự án từng tham gia để tìm ra những kỹ năng có liên quan.
- Đọc kỹ Job Description (hay còn gọi là JD - bản mô tả công việc) để xác định các từ khóa quan trọng.
- Kết hợp kỹ năng hiện có và các từ khóa quan trọng vừa chọn lọc được trong JD để tổng hợp nhóm kỹ năng phù hợp nhất với yêu cầu của công việc.
- Cuối cùng, minh chứng cho những kỹ năng này thông qua các kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khóa hoặc học vấn, chứng chỉ bạn đã đạt được.
Ví dụ:
- Khả năng phân tích tài chính: Thực hiện phân tích kỹ thuật số và số liệu tài chính để đưa ra nhận định và dự báo tình hình tài chính của công ty.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán như QuickBooks và Excel để thực hiện các nhiệm vụ kế toán hàng ngày.
- Quản lý thời gian: Có khả năng tổ chức công việc hiệu quả, quản lý thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ kế toán đúng hạn.
6. Cách viết Chứng chi xin việc Thực tập kế toán
Trong ngành kế toán, các khóa học ngắn hạn giúp ứng viên rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết như phân tích số liệu, xử lý dữ liệu tài chính, quản lý tài chính, cách sử dụng các phần mềm kế toán, từ đó tạo được ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng và nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình tìm kiếm việc làm. Các khóa học này đặc biệt quan trọng đối với ứng viên trái ngành muốn xin việc thực tập sinh kế toán. Một số khóa học, chứng chỉ nổi bật liên quan đến ngành Kế toán - Kiểm toán như: chứng chỉ ACCA, CFA, EA, CIA, CFE, và CISA.
Ví dụ: Đạt chứng chỉ ACCA do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc cấp tháng 5/2022
Với những hướng dẫn của JobOKO về cách tạo CV thực tập sinh kế toán, hy vọng sẽ giúp bạn tự tin bước vào thị trường lao động và có được cơ hội nghề nghiệp mới đầy tiềm năng.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.