Diễn giả là làm gì? công việc như thế nào?
Có kiến thức sâu rộng về một hoặc nhiều lĩnh vực và có khiếu giao tiếp, ăn nói có duyên, khả năng phản ứng nhanh nhạy thì bạn có thể cân nhắc trở thành hướng dẫn viên du lịch, MC, BTV truyền hình hay trở thành diễn giả. Đương nhiên, bạn không thể vừa học xong đã trở thành diễn giả, vì công việc này yêu cầu nhiều điều kiện, tố chất khác nữa. Tìm hiểu kỹ hơn với JobOKO về các vị trí việc làm diễn giả cụ thể và đánh giá chính xác hơn cơ hội nghề nghiệp của mình nhé.
MỤC LỤC:
1. Diễn giả là làm gì?
2. Mô tả công việc của một diễn giả
3. Các công việc diễn giả phổ biến nhất
4. Điều kiện để trở thành diễn giả nổi tiếng
5. Cơ hội việc làm diễn giả có nhiều không?
6. Thu nhập của diễn giả
7. Tìm việc làm diễn giả ở đâu?
Tìm hiểu về công việc, cơ hội việc làm của diễn giả
1. Diễn giả là làm gì?
Diễn giả (tiếng Anh là Public Speaker hay Motivational Speaker - người diễn giảng công cộng/ người truyền cảm hứng) là những người có năng lực chuyên môn ở một lĩnh vực, có độ nổi tiếng nhất định, thực hiện các buổi trò chuyện, trao đổi với một tập thể, cộng đồng, dân cư địa phương. Cựu chủ tịch Apple Steve Jobs, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, ... đều là những diễn giả được yêu thích với những bài phát biểu truyền cảm hứng ở nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Mỗi bài phát biểu của các diễn giả sẽ tập trung vào một nội dung thông tin, lĩnh vực nhất định. Không chỉ chuẩn bị dàn ý, nội dung bài nói, các diễn giả cũng sẽ lắng nghe, chia sẻ từ trải nghiệm thực tế, trả lời câu hỏi của người theo dõi.
Hiện nay, diễn giả không chỉ xuất hiện trực tiếp trong các hội trường đông đúc người nghe mà có những buổi trao đổi, những bài phát biểu qua internet cũng rất được ủng hộ. Ở nhiều doanh nghiệp lớn sẽ có các chương trình mời diễn giả về trình bày hoặc chính quản lý, giám đốc cũng trở thành diễn giả để thúc đẩy, tạo động lực cho nhân viên.
Đọc thêm: Public Speaking là gì? Lưu ý gì khi diễn thuyết trước đám đông?
2. Mô tả công việc của một diễn giả
Mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ cần diễn giả có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đó, nghĩa là mô tả công việc của một diễn giả chỉ mang tính chất tham khảo. Dù vậy, bạn vẫn có thể hình dung ra các nhiệm vụ khi trở thành một diễn giả như sau:
- Họp với đơn vị tổ chức sự kiện để thảo luận về chủ đề phát biểu.
- Tiến hành các nghiên cứu để có thông tin cần thiết.
- Lập dàn ý và viết kịch bản bài phát biểu.
- Diễn tập và hoàn thiện bài phát biểu.
- Chủ động di chuyển đến khu vực hội trường diễn ra sự kiện.
- Tiến hành kiểm tra âm thanh và mic cùng các thiết bị cần thiết trên sân khấu.
- Trình bày nội dung thông tin đã được thống nhất từ trước.
- Trả lời câu hỏi và tương tác với khán giả.
- Hỗ trợ một số hoạt động tuyên truyền, truyền thông khác sau sự kiện (nếu cần).
Lưu ý: Trở thành diễn giả không yêu cầu bắt buộc ở bạn về bằng cấp chuyên môn, học hàm, học vị nhưng sẽ yêu cầu cao ở kiến thức của các lĩnh vực. Dù bạn là diễn giả trong lĩnh vực nào thì cũng cần hiểu biết về ít nhất một mảng cụ thể.
Diễn giả thường làm gì? yêu cầu công việc cao không?
3. Các công việc diễn giả phổ biến nhất
Như đã đề cập, khi đặt mục tiêu trở thành một diễn giả thì bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn đối với lĩnh vực bạn giỏi và muốn chia sẻ với một tập khán giả cụ thể. Những vị trí việc làm diễn giả phổ biến nhất hiện nay gồm có:
- Diễn giả về khởi nghiệp/ học làm giàu/ kinh doanh.
- Diễn giả về tâm lý.
- Diễn giả về sách.
- Diễn giả về nhân sự.
- Diễn giả về chứng khoán.
- Diễn giả về môi trường.
- Diễn giả về giáo dục.
- Diễn giả về marketing.
- Diễn giả về nghệ thuật bán hàng.
- Diễn giả về tâm linh...
4. Điều kiện để trở thành diễn giả nổi tiếng
Tuy thực tế là yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm với một diễn giả không thực sự rõ ràng, nhất là khi chưa có trường đại học, cao đẳng nào trên cả nước có chuyên ngành đào tạo diễn giả cả - nhưng rõ ràng là không phải ai cũng có thể trở thành diễn giả. Một số phẩm chất, kỹ năng và điều kiện làm nên một diễn giả xuất sắc, có danh tiếng tích cực là:
- Có năng lực, thành tích ở một lĩnh vực cụ thể.
- Hình ảnh cá nhân tích cực.
- Có danh tiếng trên mạng xã hội, báo chí.
- Tư duy logic trong tiếp nhận, phân tích và trình bày thông tin.
- Khả năng thuyết trình xuất sắc.
- Có nghiệp vụ diễn giảng công cộng là điểm cộng.
- Khả năng tạo ấn tượng, tương tác nhanh chóng và hiệu quả.
- Lối nói chuyện cuốn hút, hoạt ngôn.
- Thông minh trong ứng biến, có kỹ năng giải quyết vấn đề hợp lý.
Một diễn giả cần sở hữu những kỹ năng gì?
5. Cơ hội việc làm diễn giả có nhiều không?
Có thể thấy rằng không dễ gì để trở thành một diễn giả nổi tiếng và "kiếm ra tiền" nhờ công việc này. Trên thế giới, các diễn giả có tầm ảnh hưởng đều là chuyên gia trong một lĩnh vực, là chính trị gia, doanh nhân thành đạt,... Coi công việc diễn giả là một "việc làm" hay một nghề nghiệp là không thực sự chính xác vì thực tế thì nó ngày một phổ biến hơn nhưng chưa có chuyên ngành đào tạo, cũng chưa có một quy chuẩn hay các công ty chuyên "tuyển dụng" diễn giả.
Dù vậy, xu hướng truyền thông, tiếp thị hiện nay vẫn là sáng tạo nội dung số, thiên về hình ảnh, âm thanh, video, livestream để thu hút người xem. Do đó, diễn giả cũng sẽ là một "nghề" mà bạn có thể cân nhắc, tự xây dựng sự nghiệp và phát triển hoặc cộng tác với các đơn vị phù hợp.
6. Thu nhập của diễn giả
Mức thu nhập chính xác của một diễn giả không được tiết lộ rộng rãi, nhưng đánh giá chung là khá cao vì đây vốn là "nghề" hái ra tiền. Một diễn giả nổi tiếng có thể kiếm được hàng trăm triệu cho 1 buổi diễn thuyết vài tiếng đồng hồ, trong khi những người mới thì thu nhập là khoảng 5 - 7 triệu hoặc tối đa 10 - 20 triệu/ buổi.
Rõ ràng là so với hầu hết công việc văn phòng, thu nhập của một diễn giả cho 1 chương trình có thể bằng cả tháng lương hoặc hơn. Dù vậy, lưu ý rằng diễn giả không phải công việc thường xuyên, ngày nào cũng có sự kiện, có tổ chức mời đến diễn thuyết.
Đổi lại, là một diễn giả, bạn có thể phát triển các hoạt động khác kiếm thu nhập khủng như marketing, truyền thông, quảng cáo, bán hàng, viết sách,...
Đọc thêm: Vì sao kỹ năng thuyết trình quan trọng trong tuyển dụng, tìm việc?
Thu nhập của diễn giả cao hay thấp?
7. Tìm việc làm diễn giả ở đâu?
Để đánh giá một cách khách quan về "nghề" diễn giả thì luôn có cơ hội để bạn tỏa sáng, miễn là bạn giỏi và tự tin, có năng khiếu và kiên trì với định hướng của mình. Thay vì tìm một nơi để ứng tuyển, bạn có thể tự xây dựng kênh truyền thông cá nhân của mình, trở thành những chuyên gia trong ngành và có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội. Một khi số người theo dõi tăng, các quan điểm, hướng dẫn, chia sẻ của bạn được đánh giá cao và biết đến rộng rãi thì bạn sẽ thực sự có thể trở thành một diễn giả.
Đương nhiên, nếu bạn đã có kinh nghiệm chuyên môn thì có thể hợp tác với công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông,... để bắt đầu sự nghiệp của mình.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây của JobOKO, bạn có thể hiểu rõ diễn giả là làm gì, thu nhập, cơ hội nghề nghiệp ra sao. Cảm thấy mình phù hợp? Hãy bắt đầu ngay để xây dựng sự nghiệp diễn giả thành công bạn nhé!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.