Dropshipping là gì? Cách vận hành, lợi ích và hạn chế
Quản lý hàng tồn kho có thể là một trong những khía cạnh nan giải khi vận hành một doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce). Tuy nhiên, có một giải pháp chuỗi cung ứng mới đang ngày càng trở nên phổ biến hoàn toàn có thể giúp giải quyết nỗi lo này, đó chính là Dropshipping.
MỤC LỤC:
1. Dropshipping là gì?
2. Dropshipping vận hành như thế nào?
3. Lợi ích của việc kinh doanh mô hình Dropshipping
4. Hạn chế của Dropshipping
5. Làm thế nào để lựa chọn nhà cung cấp khi kinh doanh Dropshipping?
6. Lời khuyên hữu ích cho việc kinh doanh Dropshipping
Hiểu thế nào về Dropshipping và cách vận hành
1. Dropshipping là gì?
Như Joboko.com đã đề cập ở trên, Dropshipping là một phương pháp bán lẻ trong đó doanh nghiệp bán lẻ không lưu trữ các sản phẩm của mình trong kho. Thay vào đó, khi doanh nghiệp này bán một loại hàng hoá bất kì, hàng hoá đó sẽ được mua từ một bên thứ ba (có thể là nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc một nhà bán lẻ khác) và được vận chuyển trực tiếp đến khách hàng.
Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh theo Dropshipping vận hành giống như một cửa hàng nơi khách hàng ghé thăm và đặt mua sản phẩm. Một khi đơn hàng đã được xác nhận, cửa hàng sẽ thu phí từ khách hàng và sau đó bên giao hàng sẽ thu phí của cửa hàng. Những người bán hàng thực chất không bao giờ nhìn thấy hay xử lý sản phẩm trực tiếp.
Đọc thêm: SCE là gì? Vai trò của phần mềm quản lý và thực thi chuỗi cung ứng
2. Dropshipping vận hành như thế nào?
Dropshipping là một phương pháp quản lý chuỗi cung ứng. Nếu bạn là một doanh nghiệp mới trong lĩnh vực bán lẻ hay cửa hàng trực tuyến thì khái niệm chuỗi cung ứng đề cập đến mạng lưới các nhà cung cấp, nguyên vật liệu, nhà sản xuất và nhà bán lẻ tham gia vào quá trình cấu thành và phân phối một sản phẩm, từ khâu sản xuất cho đến khi vận chuyển tới tay khách hàng.
Sau đây là các bên tham gia Dropshipping:
- Nhà sản xuất tạo ra sản phẩm. Họ hiếm khi bán hàng trực tiếp cho người dùng mà chủ yếu bán theo số lượng lớn cho các nhà bán buôn và bán lẻ.
- Nhà bán buôn mua sản phẩm từ nhà sản xuất, sau đó tăng giá lên khi bán lại cho các nhà bán lẻ. Nhà bán buôn thường lưu kho sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất khác nhau.
- Nhà bán lẻ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng sau khi đã mua lại và tăng giá.
Cách thức vận hành Dropshipping như sau:
- Khách hàng đặt đơn với nhà bán lẻ.
- Nhà bán lẻ liên hệ với các đối tác Dropshipping của mình - có thể là nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn - để đóng gói và vận chuyển hàng hoá tới khách hàng.
- Doanh nghiệp Dropshipping sẽ thu phí từ nhà bán lẻ cho dịch vụ trên, sau đó nhà bán lẻ thu phí từ khách hàng.
- Thông thường, chuỗi cung ứng càng đơn giản thì lợi nhuận cho các bên tham gia càng cao vì mỗi bên sẽ nhận được phần chia lợi nhuận lớn hơn. Ở đây, một chuỗi cung ứng đơn giản nghĩa là nhà bán lẻ làm việc trực tiếp với nhà sản xuất.
Mô hình Dropshipping có ưu điểm gì nổi bật?
3. Lợi ích của việc kinh doanh mô hình Dropshipping
Trước hết, Dropshipping là giải pháp cho các nhà bán lẻ giảm thiểu rủi ro khi quản lý hàng tồn kho của mình, nhưng giải pháp này cũng đem lại các lợi ích không nhỏ khác. Phương pháp bán hàng này rất được ưa chuộng đối với các doanh nghiệp e-commerce hay các doanh nghiệp khác mong muốn giảm thiểu rủi ro hàng tồn và tăng tính linh hoạt trong kinh doanh.
3.1. Giúp giảm thiểu chi phí bắt đầu và vận hành một doanh nghiệp
Chi phí bắt đầu việc kinh doanh trực tuyến sẽ được tiết kiệm đáng kể nếu bạn lựa chọn Dropshipping bởi vì bạn sẽ không phải đầu tư khoản chi phí khổng lồ vào việc xây dựng kho hàng tích trữ, đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp mới và quy mô nhỏ.
Việc không mất chi phí mua hàng tích trữ hay duy trì kho bãi sẽ giúp giữ cho chi phí vận hành của bạn luôn ở mức thấp. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn không phải lo lắng về những sản phẩm còn tồn lại trong kho và sẽ không phải hạ giá sản phẩm để bán lỗ.
3.2. Linh hoạt về địa điểm vận hành
Doanh nghiệp theo phương pháp Dropshipping sẽ linh hoạt hơn so với các doanh nghiệp theo mô hình truyền thống. Bởi vì Dropshipping không yêu cầu kho bãi cố định, nên các doanh nghiệp này có thể vận hành từ bất cứ đâu chỉ cần có đường truyền Internet.
3.3. Cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng
Việc không cần chuẩn bị hàng sẵn trong kho giúp các doanh nghiệp Dropshipping có thể linh hoạt theo đuổi xu hướng mới và thêm các sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của mình. Họ cũng có thể cung cấp các mặt hàng mới ngay mà không cần có thời gian chờ đặt hàng hay xả hàng cũ.
3.4. Không cần quản lý hàng tồn kho
Việc không dự trữ hàng trong kho đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp không cần phải quản lý số hàng này. Việc quản lý kho có thể là một nhiệm vụ khó nhằn và tốn thời gian (kể cả khi có sự trợ giúp của các phần mềm quản lý kho). Không phải để ý đến số lượng hàng có sẵn, đặt hàng mới và xử lý hàng đồng nghĩa với việc nhân sự có nhiều thời gian và sức lực đầu tư vào các khía cạnh khác giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
4. Hạn chế của Dropshipping
Dropshipping chắc chắn đem lại lợi ích không nhỏ cho các chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những điểm bất lợi riêng có thể không phù hợp với chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp. Sau đây là một số nguyên nhân tại sao một số doanh nghiệp lựa chọn quay lưng lại với phương pháp Dropshipping:
4.1. Lợi nhuận bị giảm đi
Như đã đề cập ở trên, chuỗi cung ứng càng phức tạp đồng nghĩa với lợi nhuận càng giảm cho các bên tham gia. Khi cân nhắc chi phí xử lý hàng hoá và phần lợi nhuận phải chia đều cho vô số các bên trung gian, việc kinh doanh Dropshipping có thể không còn là lựa chọn hấp dẫn.
Ngoài ra, đây là một lĩnh vực kinh doanh đang lên với rất nhiều cạnh tranh. Để bắt đầu kinh doanh Dropshipping cần một khoản đầu tư rất nhỏ, vì vậy, các doanh nghiệp Dropshipping thường cung cấp hàng hoá với giá rất thấp để cạnh tranh với nhau.
4.2. Vấn đề liên quan đến sự sẵn có của hàng hoá
Khi bạn có sẵn hàng hóa trong kho của mình thì việc kiểm tra hàng là điều rất đơn giản. Tuy nhiên, khi bạn nhập hàng từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau - đồng thời họ cũng làm việc với rất nhiều nhà bán lẻ khác - thì việc đảm bảo hàng hoá đang sẵn có khi bạn cần là điều rất khó thực hiện.
4.3. Sự phức tạp khi vận chuyển
Nếu bạn làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau thì chi phí vận chuyển của bạn có thể trở nên khá phức tạp. Ví dụ, khi khách hàng đặt hai đơn hàng từ hai nhà cung cấp khác nhau với hai chi phí vận chuyển riêng biệt, bạn sẽ cần xác định xem doanh nghiệp cần thu bao nhiêu từ phía khách hàng cho việc vận chuyển để họ không cảm thấy bị tính phí quá nhiều.
4.4. Trải nghiệm của khách hàng nằm ngoài tầm kiểm soát
Bằng cách để cho một đối tác Dropshipping vận chuyển hàng đến tay người mua, bạn hy vọng rằng họ sẽ giao đơn hàng đúng hạn và không xảy ra sai sót. Nếu họ không hoàn thành tốt phần việc của mình, chẳng hạn như giao hàng trễ, hỏng hóc hoặc không giao hàng, danh tiếng về dịch vụ của công ty bạn có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả từ những lời nhận xét tiêu cực và đánh mất niềm tin nơi khách hàng.
4.5. Vấn đề phía nhà cung cấp
Việc xây dựng mối quan hệ vững chắc dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau với các nhà cung cấp là điều vô cùng cần thiết. Các nhà cung cấp đóng vai trò chủ đạo đối với sự thành công của một doanh nghiệp Dropshipping, nên cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn nhà cung cấp cho doanh nghiệp của mình và đừng bao giờ huỷ hoại mối quan hệ với họ bằng cách thanh toán chậm trễ hay gây khó dễ trong quá trình làm việc. Để xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài, bạn cần phải học cách quản lý hiệu quả các nhà cung cấp của mình để tối ưu hoá quy trình Dropshipping.
Đọc thêm: F-Commerce là gì? Tiềm năng thị trường kinh doanh trên Facebook
5. Làm thế nào để lựa chọn nhà cung cấp khi kinh doanh Dropshipping?
Bên thứ ba mà bạn lựa chọn làm nhà cung cấp Dropshipping của mình sẽ quyết định sự thành công của chuỗi cung ứng, nên bạn cần phải thật cẩn thận trong quá trình lựa chọn.
Nhìn chung, bạn nên hợp tác trực tiếp với nhà sản xuất của các mặt hàng bạn dự định kinh doanh. Việc giảm thiểu các bên trung gian tham gia vào quy trình sẽ giúp bạn đạt được lợi nhuận cao hơn. Bất kỳ chi phí phát sinh nào được thu bởi đối tác trong chuỗi cung ứng của bạn cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng nhận được, vì vậy, mỗi khi có thể, hãy làm việc trực tiếp với nhà sản xuất.
Sau đây là danh sách các câu hỏi bạn nên hỏi nhà cung cấp trước khi quyết định hợp tác:
Bạn tính phí bao nhiêu?
Hãy tính toán kỹ lưỡng trước khi lựa chọn một đối tác Dropshipping. Nếu như giá nhà bán buôn đưa ra là quá cao để bạn có thể thu được lợi nhuận cần thiết từ sản phẩm, hãy tìm tới một đối tác khác phù hợp hơn.
Có thêm chi phí gì cho việc xử lý hàng hoá không?
Nếu có thêm chi phí phát sinh, cân nhắc xem nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của bạn. Cần phải nhấn mạnh thêm rằng mỗi một khoản phí và mỗi một người trung gian đều ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của bạn, vì vậy, bạn sẽ mong muốn đơn giản hoá quy trình càng nhiều càng tốt.
Sản phẩm được giao như thế nào?
Bạn nên hợp tác với các đối tác mà dịch vụ vận chuyển hàng hoá của họ có cung cấp cho bạn mã số vận chuyển để tiện theo dõi. Bằng cách này, trong trường hợp khách hàng có thắc mắc về trạng thái đơn hàng của mình, bạn có thể cung cấp cho họ những thông tin mới nhất và chính xác nhất. Bạn cũng cần quan tâm đến chính sách hoàn trả và bảo hành bên họ đưa ra. Tránh hợp tác với những bên không chấp nhận trả hàng hay sản phẩm không được bảo hành.
Quá trình thanh toán diễn ra như thế nào?
Đối tác Dropshipping của bạn có trừ tiền từ thẻ tín dụng của bạn ngay khi bạn vừa đặt đơn không? Hay họ sẽ gửi cho bạn hoá đơn theo tháng? Hãy đảm bảo rằng bạn lựa chọn đối tác có quy trình thanh toán phù hợp với dòng tiền của công ty bạn.
Kinh doanh Dropshipping thường đối mặt với những thách thức gì?
6. Lời khuyên hữu ích cho việc kinh doanh Dropshipping
Nếu bạn mong muốn thành công trong lĩnh vực Dropshipping, đừng bỏ lỡ các lời khuyên hữu ích sau đây.
Hãy biến việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng
Giữ cho quy trình từ đặt đơn đến khi nhận hàng càng đơn giản với người mua càng tốt. Điều đó bắt đầu từ một trải nghiệm mua sắm trực tuyến thân thiện với người dùng. Bạn nên đầu tư xây dựng một trang web dễ dàng sử dụng trên mọi thiết bị và không gây khó hiểu cho người sử dụng.
Hãy chọn lựa mặt hàng kỹ càng
Mặc dù việc kinh doanh Dropshipping cho phép bạn có thể bán nhiều loại mặt hàng đa dạng, điều đó không có nghĩa là bạn có thể bán tất cả mọi thứ. Hãy nghiên cứu thị trường và phân tích xu hướng để quyết định mặt hàng bạn muốn kinh doanh. Suy nghĩ kỹ về các mặt hàng dễ bán, dễ vận chuyển và khó có thể tìm thấy ở khu vực đó.
Hãy tập trung vào chất lượng
Kể cả khi bạn đã tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp, bạn vẫn nên chú ý đến chất lượng dịch vụ khi hợp tác cùng họ. Trong trường hợp xuất hiện một số sự cố hàng hóa hư hỏng, mất mát hay giao hàng trễ, bạn nên dừng hợp tác với nhà cung cấp để tránh đánh mất niềm tin nơi khách hàng của mình.
Hãy củng cố niềm tin nơi doanh nghiệp
Danh tiếng là yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Vì vậy, bạn không những phải luôn giữ lời hứa với các đối tác Dropshipping đáng tin của mình và thiết kế trang web thật chuyên nghiệp, mà bạn còn phải xây dựng uy tín trên mạng để lấy được lòng tin của khách hàng. Điều này sẽ đảm bảo thành công cho bạn về lâu dài.
Bằng cách sử dụng mạng xã hội để truyền thông và email để thực hiện các chiến dịch marketing, việc kết nối mạnh mẽ với khách hàng chắc chắn sẽ đem lại thành công cho doanh nghiệp Dropshipping của bạn.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.