Entrepreneur là gì? Chìa khóa giúp Entrepreneur thành công
Với những người đam mê kinh doanh, luôn sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro để đạt được thành công chắc không còn quá xa lạ với khái niệm Entrepreneur. Entrepreneur khi dịch sát nghĩa tiếng Việt có nghĩa là nhà doanh nghiệp hay doanh nhân. Tuy nhiên cách dịch này vẫn chưa lột tả được chính xác ý nghĩa của từ này. Vậy Entrepreneur là gì?
MỤC LỤC:
1. Entrepreneur là gì?
2. Entrepreneurship là gì?
3. Chìa khóa giúp Entrepreneur thành công
4. Các loại hình Entrepreneur phổ biến
Những điều cần biết về khái niệm Entrepreneur
1. Entrepreneur là gì?
Entrepreneur được hiểu là người phát triển cũng như quản lý một doanh nghiệp và chấp nhận rủi ro cũng như phần thưởng mà công việc kinh doanh đó mang lại.
Không có một định nghĩa chính xác nào cho Entrepreneur. Một số người cho rằng bất kỳ ai làm việc cho chính doanh nghiệp của họ thì đều được gọi là Entrepreneur. Tuy nhiên một số khác lại cho rằng một Entrepreneur không chỉ làm việc độc lập cho công việc kinh doanh của riêng họ, mà hoạt động kinh doanh của họ còn phải liên quan đến sự đổi mới và khả năng lãnh đạo.
Đọc thêm: Cách nâng cao kỹ năng quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp, hiệu quả
2. Entrepreneurship là gì?
Entrepreneurship (lập nghiệp) là khả năng sẵn sàng theo đuổi, mạo hiểm, tổ chức và điều hành một doanh nghiệp kinh doanh cho riêng mình để kiếm lợi nhuận. Điển hình như việc xây dựng một doanh nghiệp mới.Theo kinh tế học, Entrepreneurship chuyển dịch các nguồn lực kinh tế như đất đai, nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên và vốn để tạo ra lợi nhuận. Để có thể thành công trong một thị trường đầy biến động và cạnh tranh, Entrepreneur (người khởi sự kinh doanh) cần xây dựng một tầm nhìn kinh doanh cụ thể bao gồm cách ứng phó và việc chấp nhận rủi ro.
3. Chìa khóa giúp Entrepreneur thành công
Entrepreneur là một phần rất quan trọng của nền kinh tế. Họ giúp thúc đẩy tăng trưởng bằng cách chấp nhận rủi ro đối với các ý tưởng sáng tạo. Kết quả có thể không luôn như mong đợi, thế nhưng một khi thành công nhiều hoạt động kinh doanh kéo theo sau sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển vượt bậc.
Khi nghiên cứu những đặc điểm của một Entrepreneur thành công có thể giúp giải thích cách mà các Entrepreneur làm việc như thế nào. Dù là sinh ra đã có hay phải nỗ lực trong thời gian dài để đạt được thì những người đã thành công trong sự nghiệp kinh doanh đều có những điểm tương đồng sau đây:
- Đam mê: Khi trò chuyện với các Entrepreneur thành công, bạn sẽ luôn thấy từ đam mê khi họ mô tả về bất cứ điều gì họ làm. Theo đuổi đam mê sẽ giúp bạn nhanh chóng đến gần hơn tới thành công.
- Suy nghĩ độc lập: Các Entrepreneur thường có lối tư duy táo bạo và không bị lung lay bởi những ý kiến nghi ngờ ý tưởng của họ.
- Tinh thần lạc quan: Bạn sẽ khó đạt được thành công nếu không tin vào một kết quả tốt đẹp. Entrepreneur thường là những người mộng mơ khi luôn tin rằng ý tưởng của mình sẽ khả thi, ngay cả khi chúng dường như khó có thể đạt được.
- Sự tự tin: Các Entrepreneur thành công luôn biết cách vượt qua sự tự ti của mình và tin rằng họ sẽ đạt được mục tiêu mình đề ra.
- Linh hoạt, nhạy bén: Bên cạnh đó các Entrepreneur luôn biết cách đạt được những gì họ cần hay tận dụng những thứ họ sẵn có để đạt được mục tiêu kinh doanh. Họ không bao giờ để những khó khăn và thử thách cản trở mà luôn tìm mọi cách để đạt được thành công bất chấp khó khăn.
- Nỗ lực và sự kiên trì: Entrepreneur không bỏ cuộc ở trở ngại thứ nhất, thứ hai hay thậm chí là trở ngại thứ 100. Đối với họ, thất bại không phải là một lựa chọn, vì vậy họ tiếp tục làm việc để hướng tới thành công ngay cả khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.
- Tầm nhìn: Tầm nhìn là yếu tố không thể thiếu trong khởi sự doanh nghiệp. Điều này giúp các Entrepreneur xác định được mục tiêu cuối cùng ngay khi vừa bắt đầu và thúc đẩy họ tiến tới mục tiêu của mình.
- Sự tập trung: Các công ty khởi nghiệp thường bị thu hút bởi các sản phẩm và dịch vụ hứa hẹn mang lại kết quả nhanh chóng hoặc họ sa lầy vào những công việc không quan trọng. Tuy nhiên, các Entrepreneur thành công luôn tránh những điều này và tập trung vào những gì đem lại kết quả thiết thực.
- Định hướng hành động: Các Entrepreneur không thích chờ đợi. Họ luôn hành động để vượt qua thử thách và tránh trì hoãn.
4. Các loại hình Entrepreneur phổ biến
Một trong những lý do có sự bất đồng về định nghĩa Entrepreneur là bởi thuật ngữ này bao gồm rất nhiều loại hình kinh doanh tự doanh khác nhau. Dưới đây là một số loại hình Entrepreneur phổ biến:
4.1. Kinh doanh nhỏ
Các mô hình kinh doanh nhỏ có thể kể đến như: tiệm làm tóc, cửa hàng tạp hóa, đại lý du lịch, thợ mộc, thợ sửa ống nước, thợ điện,... Những người làm chủ loại hình kinh doanh này thường thuê các thành viên trong gia đình hay người quen làm việc cho họ.
Tuy nhiên, lợi nhuận của những người kinh doanh nhỏ thường chỉ đủ để nuôi sống bản thân và gia đình chứ không nhiều như việc điều hành doanh nghiệp. Thông thường, nếu không đủ vốn để bắt đầu hoạt động kinh doanh thì họ sẽ tìm đến các ngân hàng cho vay vốn hoặc nhờ đến sự trợ giúp từ gia đình và bạn bè.
4.2 Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng
Entrepreneur sẽ bắt tay vào kinh doanh khi họ nắm chắc được việc sở hữu tầm nhìn có thể thay đổi cục bộ. Họ bắt đầu thu hút các nhà đầu tư có tư duy vượt trội, sẵn sàng đón nhận những cái mới. Tiếp đến họ sẽ tuyển dụng những người giỏi nhất, có năng lực nhất để tập trung nghiên cứu khả năng phát triển của mô hình kinh doanh và đi vào thử nghiệm.
Do đó, mô hình kinh doanh này đòi hỏi người làm chủ phải có nhiều vốn, sẵn sàng mạo hiểm hỗ trợ dự án hoặc công việc kinh doanh.
Có những loại hình Entrepreneur nào phổ biến hiện nay?
4.3 Khởi nghiệp trong công ty lớn
Hầu hết những công ty lớn đã xác định được vòng đời doanh nghiệp, họ phát triển và duy trì việc kinh doanh bằng việc cải tiến, cung cấp các phiên bản mới của sản phẩm. Tuy nhiên, những thay đổi về công nghệ, thị hiếu khách hàng và tính cạnh tranh vô hình chung tạo ra sức ép cho các công ty lớn trong việc tạo ra một sản phẩm mới, sáng tạo phù hợp với nhóm khách hàng mới và thị trường mới.
Để bắt nhịp được những thay đổi này, buộc các công ty và tổ chức phải đầu tư mua các công ty nhỏ có công nghệ đổi mới sáng tạo hoặc không họ phải cố gắng cải tiến các sản phẩm của mình.
4.4 Khởi nghiệp hướng xã hội
Loại hình kinh doanh này tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm và dịch vụ nhằm giải quyết các nhu cầu và vấn đề xã hội, cải thiện đời sống con người. Mục tiêu duy nhất của họ là làm việc hướng tới cộng đồng chứ không phải vì lợi nhuận.
Entrepreneur không phải là một khái niệm quá xa xôi mà họ có thể đang ở ngay bên chúng ta. Mong rằng với những thông tin Joboko.com đưa ra trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này và thành công với công việc kinh doanh của mình.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.