Freelancer là gì? Những điều cần biết về Freelancer
Dưới sự phát triển và tác động của công nghệ cộng thêm các lợi ích mang lại cho ứng viên và nhà tuyển dụng, kéo theo đó là sự gia tăng nhu cầu tìm kiếm việc làm và tuyển dụng Freelancer ngày càng tăng cao. Các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng dự đoán Freelancer sẽ chiếm hơn 1/2 lực lượng lao động đến năm 2027.
MỤC LỤC:
1. Freelancer là gì?
2. Những điều cần biết về Freelancer
3. Làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp Freelance thành công?
Tìm hiểu khái niệm Freelancer và cách trở thành Freelancer chuyên nghiệp
Để có cái nhìn đa chiều hơn về Freelancer là gì? Làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp Freelance thành công? Bạn đọc cùng tham khảo thêm trong bài viết dưới đây của Joboko.com.
1. Freelancer là gì?
Người làm nghề tự do sẽ cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo mức phí thỏa thuận. Thường thì các Freelancer sẽ làm việc cho nhiều công ty cùng một lúc, và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nhất định thay vì làm lâu dài cho một công ty cụ thể nào đó.
Freelancer có thể làm việc độc lập và hợp tác trực tiếp với các khách hàng hoặc nhờ bên trung gian giới thiệu. Những người làm nghề này có thể linh hoạt tìm kiếm các cơ hội việc làm qua Internet, cụ thể là các trang web việc làm - nơi đề xuất đa dạng các công việc phù hợp với các Freelancer.
Do tính chất công việc nên Freelancer có thể linh hoạt về mặt thời gian và không gian làm việc, nhưng không được hưởng trợ cấp, lương hưu và tự nộp thuế.
Đọc thêm: Freelancer là làm gì? Tại sao nhiều người muốn làm freelance?
2. Những điều cần biết về Freelancer
Bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào cũng đều tồn tại cả 2 mặt song song, cơ hội và thách thức, Freelancer cũng không ngoại lệ.
2.1. Cơ hội
- Tự do: Trở thành Freelancer đồng nghĩa với việc bạn có thể theo đuổi công việc, lĩnh vực mình yêu thích và không bị gò bó về mặt thời gian, không gian để hoàn thành công việc đó.
- Linh hoạt: Đặc thù của công việc Freelancer là làm việc thông qua Internet nên người làm trong lĩnh vực này hoàn toàn không bị gò bó bởi hình thức cũng như không gian làm việc. Họ thậm chí có thể làm việc trong khi đang đi du lịch.
- Đa dạng: Các freelancer không ngại nhận nhiều dự án và làm việc cho nhiều đối tác cùng một lúc. Vì lý do này mà công việc của họ thường phong phú và thú vị hơn công việc của một nhân viên làm công việc cố định.
- Cơ hội việc làm cao: Freelancer sẽ không lo thiếu cơ hội việc làm. Thực tế, ngày càng có nhiều công ty tuyển dụng Freelancer vì họ yêu cầu mức phí thấp hơn các nhân viên chính thức.
2.2. Thách thức
- Không ổn định: Nghề tự do không đem lại sự ổn định như những công việc cố định khác. Tùy thuộc vào khả năng chuyên môn mà các Freelancer cần phải cạnh tranh để có được việc làm. Không khó để một công ty hay tổ chức thay thế một Freelancer khác có khả năng hoàn thành công việc tốt hơn.
- Không trợ cấp: Bên cạnh đó những người làm nghề tự do sẽ không được nhận các trợ cấp như bảo hiểm, lương hưu, thưởng lễ tết hoặc nghỉ ốm có lương. Tức là các Freelancer cần phải chăm chỉ tích góp hàng tháng để phòng các trường hợp sức khỏe hoặc nghỉ hưu.
- Lương thấp: Freelancer thường nhận các công việc có mức phí thấp hơn mặt bằng chung, nhất là khi có quá nhiều cạnh tranh trong thị trường việc làm.
- Tự đóng thuế: Cuối cùng Freelancer sẽ phải tự nộp các loại thuế như thuế an sinh xã hội và bảo hiểm.
Cơ hội và thách thức của Freelancer
3. Làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp Freelance thành công?
Chất lượng công việc không phải là yêu cầu duy nhất đối với các Freelancer. Để nắm bắt tối đã các cơ hội việc làm, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên xây dựng trọn bộ kỹ năng cần có của một Freelancer dưới đây.
3.1. Tạo profile trực tuyến ấn tượng
Cách hữu hiệu để có thể đưa thương hiệu của bạn tiếp cận được với mạng lưới khách hàng rộng rãi là hãy chia sẻ những thông tin nổi bật liên quan đến chuyên môn hoặc dịch vụ bạn cung cấp trên các nền tảng mạng xã hội sở hữu lượng truy cập cao.
3.2. Tham gia vào các mạng lưới việc làm Freelancer uy tín
Internet đề xuất nhiều trang web tuyển dụng việc làm kết nối Freelancer với các công ty tổ chức có nhu cầu tuyển dụng. Bạn có thể truy cập các trang web này, tìm kiếm việc làm phù hợp và gửi CV xin việc để ứng tuyển vị trí công việc đó.
Đọc thêm: 7 công việc freelance trả lương cao nhất
3.3. Tận dụng các mối quan hệ xã hội để quảng bá thương hiệu cá nhân
Chủ động chia sẻ với đồng nghiệp trong công ty cũ, cũng như bạn bè và người thân trong gia đình về dịch vụ/ loại hình công việc mà bạn cung cấp cũng là một cách để quảng bá thương hiệu bản thân. Thậm chí, để gia tăng tính khách quan, bạn cũng có thể nhờ sếp cũ xác nhận cho mình một tờ đơn chứng thực năng lực và chất lượng công việc.
3.4. Lên lịch trình công việc
Như Joboko.com đã đề cập, Freelancer thường tham gia vào nhiều dự án cùng lúc, vì thế họ cần phải biết cách tổ chức, sắp xếp thời gian sao cho hợp lý để hoàn thành công việc.
Phương pháp hữu ích nhất để có thể theo sát tiến độ công việc được giao là hãy tự lên kế hoạch theo ngày và theo tuần. Điều này không chỉ giúp Freelancer nắm chắc được lịch trình công việc mà còn cải thiện đáng kể hiệu suất công việc đạt được.
3.5. Lưu ý về những vấn đề liên quan đến thuế và bảo hiểm sức khỏe
Khi trở thành một Freelancer, nghĩa là bạn đang nắm vai trò chủ chốt trong chính sự nghiệp của mình. Bởi lẽ đó, bạn cần phải chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến các vấn đề tài chính như thuế quan, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chế độ lương hưu.
3.6. Chuyên sâu một lĩnh vực cụ thể.
Càng nắm vững chuyên môn và có bề dày kinh nghiệm, bạn càng được "săn đón". Thậm chí ngay cả khi mới "chân ướt chân ráo" bước vào nghề, chưa xác định được cho mình một định hướng rõ ràng, bạn cũng có thể đầu tư thời gian để nghiên cứu, tìm tòi một lĩnh vực cụ thể nào đó, đặc biệt đối với những ngành đang thiếu hụt nhân lực một cách trầm trọng.
Các bước để bắt đầu với sự nghiệp Freelancer
3.7. Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Trên cương vị là một Freelancer bạn cần kỹ năng giao tiếp tốt để trao đổi với công ty và đối tác của mình một cách thuận lợi nhất có thể. Khả năng tương tác tốt cũng thể hiện bạn là người dễ hợp tác và chuyên nghiệp - yếu tố tiên quyết giúp bạn duy trì quan hệ hợp tác với các khách hàng hiện tại.
Nghề Freelancer có những lợi ích và bất lợi nhất định. Bên cạnh cơ hội là vô số những thách thức và nguy cơ thất bại tiềm ẩn. Nhưng nếu quyết tâm theo nghề, bạn chắc chắn sẽ có cơ hội xây dựng tên tuổi và đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.