Gợi ý cách để bạn tìm ra phong cách leadership cho riêng mình

05/04/2022 08:30
Trở thành leader, một người lãnh đạo xuất sắc có thể là mục tiêu hoặc cũng có thể là thành công bạn đã đạt được. Tuy nhiên, bạn có biết mình có phong cách leadership như thế nào và phong cách đó có hiệu quả hay không?
goi y cach de ban tim ra phong cach leadership cho rieng minh goi y cach de ban tim ra phong cach leadership cho rieng minh goi y cach de ban tim ra phong cach leadership cho rieng minh goi y cach de ban tim ra phong cach leadership cho rieng minh

Có những nhà lãnh đạo được đánh giá là thành công, được nhân viên quý mến nhưng cũng có những trường hợp ngược lại - mặc dù đã rất cố gắng nhưng dường như người lãnh đạo lại không thể gắn kết được nhân viên và tệ hơn là bị nhân viên "xa lánh". Có vô vàn nguyên nhân cho vấn đề này, nhưng thông thường có thể là do phong cách leadership của bạn chưa phù hợp.

MỤC LỤC:
1. Phong cách leadership là gì?
2. Vì sao việc biết phong cách lãnh đạo của bạn là gì lại quan trọng?
3. Top 8 phong cách leadership hay gặp nhất
4. Làm thế nào để đánh giá đúng phong cách lãnh đạo của bạn?

1. Phong cách leadership là gì?

Leadership có nghĩa là khả năng lãnh đạo và phong cách leadership là kiểu lãnh đạo của một cá nhân đối với một nhóm, một tập thể. Phong cách leadership đề cập đến các phương pháp và hành vi của nhà lãnh đạo khi chỉ đạo, tạo động lực và quản lý người khác. Phong cách lãnh đạo của một người cũng xác định cách họ lập chiến lược và thực hiện kế hoạch đồng thời tính đến kỳ vọng của các bên liên quan và phúc lợi của nhóm của họ.

Hiểu đơn giản, sẽ có leader rất dân chủ khi ra quyết định, cũng có những quản lý áp đặt quy định và yêu cầu đối với nhân viên (không cho phép "có ý kiến"),... Thực tế, lãnh đạo là một quá trình thực hành, bạn sẽ cần thay đổi và cải tiến cách thức làm việc, quy trình làm việc để doanh nghiệp, tổ chức phát triển. Khi bạn làm việc trong vai trò leader, quản lý càng lâu thì phong cách leadership của bạn càng được định hình và trở nên rõ ràng.

Đọc thêm: Kỹ năng lãnh đạo của một leader giỏi

2. Vì sao việc biết phong cách lãnh đạo của bạn là gì lại quan trọng?

Biết được phong cách leadership rất quan trọng vì có thể giúp bạn xác định cách bạn tương tác và tác động, ảnh hưởng tới những nhân viên của mình. Họ có cảm thấy bạn là một nhà lãnh đạo giỏi giang, làm việc hiệu quả, tôn trọng nhân viên hay không? Họ có tin tưởng và nghe theo bạn một cách tự nguyện hay hoàn toàn cảm thấy không hài lòng ở bạn?

Yêu cầu phản hồi có thể là một giải pháp, nhưng thông thường, nhân viên sẽ không thẳng thắn chỉ ra rằng sếp của mình có những "vấn đề" nào tồn tại (dù là khảo sát ẩn danh). Trong khi đó, tự biết về phong cách leadership sẽ giúp bạn có được sự tự nhận thức và điều chỉnh. Suy cho cùng, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nhất khiến người lao động nghỉ việc là do quản lý. Nói cách khác, nếu phong cách leadership của bạn quá hà khắc hoặc đơn giản là không phù hợp với tập thể thì bạn cũng đang đồng thời làm ảnh hưởng tới hiệu suất công việc chung.

3. Top 8 phong cách leadership hay gặp nhất

Các chuyên gia tuyển dụng nhân sự đã chỉ ra 8 phong cách leadership phổ biến nhất, hãy cùng tìm hiểu với JobOKO bạn nhé.

3.1. Lãnh đạo dân chủ

Phong cách leadership này thường mang lại hiệu quả tốt. Người lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định dựa trên ý kiến ​​đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Mặc dù bạn là người ra quyết định cuối cùng nhưng các nhân viên đều có tiếng nói bình đẳng về hướng đi của dự án. Đây được xem là phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất vì nó minh bạch, cho nhân viên có cơ hội thể hiện và thực hành ý tưởng tốt, có ích cho cơ hội phát triển sự nghiệp sau này của họ.

3.2. Lãnh đạo chuyên quyền

Khác với phong cách leadership dân chủ, kiểu chuyên quyền hiếm khi hiệu quả vì nó gần như trái ngược. Trong phong cách lãnh đạo này, bạn sẽ đưa ra các quyết định mà không cần tham khảo ý kiến từ bất kỳ nhân viên nào. Nhân viên cũng không được xem xét hay ý kiến trước khi thay đổi phương hướng, phải tuân thủ thời gian, tốc độ do leader chỉ đạo. Phong cách này gần như là tệ nhất và có thể khiến nhân viên nghỉ việc hàng loạt.

goi y cach de ban tim ra phong cach leadership cho rieng minh 2

Top phong cách leadership phổ biến

3.3. Lãnh đạo Laissez-Faire (lãnh đạo tự do, trao quyền tối đa)

Leadership với phong cách tự do đôi khi sẽ hiệu quả. Nhà lãnh đạo theo phong cách này sẽ gần như trao mọi quyền cho nhân viên. Ví dụ, trong một công ty khởi nghiệp non trẻ, bạn có thể thấy một người sáng lập công ty đặt trọn niềm tin vào nhân viên, không quản lý giờ giấc hay trường hợp nhân viên đi gặp khách hàng bên ngoài,... Cách này có thể được nhân viên yêu thích nhưng đôi khi sẽ hạn chế sự phát triển lâu dài, khiến nhân viên quá tự do dẫn đến nhiều trường hợp lười biếng vì thiếu sự kiểm soát cần thiết.

3.4. Lãnh đạo chiến lược

Tiếp theo, đây cũng là một phong cách leadership thường mang lại hiệu quả khá tốt. Leader theo phong cách này thực sự là người có tầm nhìn, vừa quản lý công việc vừa nhìn ra và "tranh thủ" được các cơ hội. Leader theo phong cách lãnh đạo chiến lược đòi hỏi tư duy cởi mở, hỗ trợ nhiều kiểu nhân viên cùng một lúc, đảm bảo lợi ích quản lý, doanh thu, hiệu suất trong khi vẫn tạo môi trường tốt, lành mạnh cho nhân viên.

3.5. Lãnh đạo chuyển đổi, hay thay đổi

Lãnh đạo chuyển đổi luôn "chuyển đổi" và cải tiến theo quy ước của công ty. Nhân viên có thể có một bộ nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản mà họ hoàn thành hàng tuần hoặc hàng tháng, nhưng người lãnh đạo liên tục đẩy họ ra ngoài vùng an toàn. Đây là hình thức leadership thường được khuyến khích trong các công ty đổi mới và sáng tạo vì họ muốn thúc đẩy nhân viên liên tục đột phá các giới hạn, tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này cũng có lúc không hiệu quả vì khiến nhân viên mệt mỏi và cảm thấy "vô lý".

3.6. Lãnh đạo "giao dịch"

Ngày nay, các leader, quản lý theo phong cách lãnh đạo giao dịch cũng rất phổ biến, hiểu đơn giản là treo thưởng cho nhân viên hoặc nhóm nhân viên nếu đạt "target", KPI hoặc vượt mục tiêu. Nếu theo phong cách leadership này, bạn có thể chuẩn bị kế hoạch khuyến khích nhân viên rồi truyền đạt. Bằng cách trao thưởng, bạn sẽ thiết lập tốt vai trò và trách nhiệm cho mỗi nhân viên, nhưng nó cũng đồng thời phải cân nhắc dựa trên ngân sách, mục tiêu, định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

3.7. Lãnh đạo theo phong cách "huấn luyện viên"

Đây được xem là một phong cách quản lý khá lý tưởng và cũng thường mang lại hiệu quả. Nếu là nhà lãnh đạo có "style" huấn luyện viên thì bạn sẽ tập trung vào việc xác định và nuôi dưỡng thế mạnh cá nhân của từng thành viên trong nhóm, có chiến lược để thúc đẩy teamwork. Phong cách này mang lại những điểm tương đồng mạnh mẽ với lãnh đạo chiến lược và dân chủ, nhưng nhấn mạnh hơn vào sự phát triển và thành công của cá nhân mỗi nhân viên.

Thay vì buộc tất cả nhân viên phải tập trung vào các kỹ năng và mục tiêu giống nhau, nhà lãnh đạo này có thể xây dựng một đội trong đó mỗi nhân viên có một lĩnh vực chuyên môn hoặc kỹ năng nổi bật. Về lâu dài, nhà lãnh đạo này tập trung vào việc tạo ra các nhóm mạnh có thể giao tiếp tốt và nắm bắt các kỹ năng độc đáo của nhau để hoàn thành công việc.

3.8. Lãnh đạo quan liêu

Các nhà lãnh đạo quan liêu làm việc, chỉ đạo như sách giáo khoa. Họ sẽ có thể lắng nghe và xem xét ý kiến đóng góp của nhân viên nhưng lại có xu hướng từ chối ý kiến nếu nó mâu thuẫn với chính sách công ty hoặc các thông lệ trong quá khứ. Kiểu lãnh đạo quan liêu có thể gặp phải ở các công ty lâu đời, công ty lớn. Điều này khiến nhân viên thiếu tự do và khó phát huy thế mạnh, đặc biệt về lâu dài sẽ không tạo ra lợi thế cạnh tranh - cả về hoạt động kinh doanh, sản xuất cũng như cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng.

Đọc thêm: 5 bí quyết để phát triển kỹ năng lãnh đạo

goi y cach de ban tim ra phong cach leadership cho rieng minh 3

Đặc điểm của các phong cách leadership thường gặp

4. Làm thế nào để đánh giá đúng phong cách lãnh đạo của bạn?

Các nhà lãnh đạo có thể kết hợp các phong cách leadership ở trên tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực, môi trường làm việc và các nhân viên cũng như quản lý cấp cao hơn của họ. Theo các chuyên gia, "gốc rễ" của những phong cách này được gọi là "logic hành động".

Các lôgic hành động này đánh giá "cách [các nhà lãnh đạo] giải thích môi trường xung quanh và phản ứng khi quyền lực hoặc sự an toàn của họ bị thách thức".

Một "bài test" đơn giản sau đây của JobOKO sẽ giúp bạn xác định phong cách leadership của mình. Hãy chọn mức độ bạn đồng ý với mỗi câu và sau đó, sẽ có bảng đánh giá xem phong cách lãnh đạo bạn đang theo đuổi hoặc có tiềm năng "trở thành" như thế nào nhé.

4.1. Người theo chủ nghĩa cá nhân

Người theo chủ nghĩa cá nhân là người tự nhận thức về bản thân, sáng tạo và chủ yếu tập trung vào hành động và sự phát triển của chính họ thay vì hoạt động tổng thể của tổ chức. Logic hành động này đặc biệt được thúc đẩy bởi mong muốn vượt qua các mục tiêu cá nhân và không ngừng cải thiện kỹ năng.

Dưới đây là một số điều mà một người theo chủ nghĩa cá nhân có thể nói:

  • Người theo chủ nghĩa cá nhân 1: "Một nhà lãnh đạo giỏi phải luôn tin tưởng vào trực giác của họ đối với các quy trình tổ chức đã được thiết lập".
  • Người theo chủ nghĩa cá nhân 2: "Điều quan trọng là liên hệ với những người khác để tôi có thể dễ dàng truyền đạt những ý tưởng phức tạp với họ".
  • Người theo chủ nghĩa cá nhân 3: "Tôi cảm thấy thoải mái với sự tiến bộ hơn là thành công bền vững trong lâu dài".

4.2. Logic hành động kiểu nhà chiến lược

Các nhà chiến lược nhận thức sâu sắc về môi trường mà họ hoạt động. Họ có hiểu biết chính xác về các cấu trúc và quy trình làm cho doanh nghiệp của họ phát triển, nhưng cũng có thể xem xét các khuôn khổ này một cách nghiêm túc và đánh giá những gì có thể được cải thiện.

Dưới đây là một số điều mà một chiến lược gia có thể nói:

  • Nhà chiến lược 1: "Một nhà lãnh đạo giỏi luôn có khả năng xây dựng sự đồng thuận trong các nhóm bị chia rẽ".
  • Nhà chiến lược 2: "Điều quan trọng là giúp phát triển toàn bộ tổ chức, cũng như sự phát triển và thành tích cá nhân của tôi".
  • Nhà chiến lược 3: "Xung đột là không thể tránh khỏi, nhưng tôi đủ hiểu biết về các mối quan hệ cá nhân và công việc của nhóm để xử lý tốt nhất".

4.3. Logic kiểu nhà giả kim

Logic hành động lôi cuốn này được nhiều chuyên gia cho là logic phát triển cao nhất và hiệu quả nhất trong việc quản lý sự thay đổi của tổ chức, doanh nghiệp. Điều khác biệt giữa các nhà giả kim với các nhà logic hành động khác là khả năng độc đáo của họ trong việc nhìn thấy bức tranh toàn cảnh trong mọi trường hợp, nhưng cũng hoàn toàn hiểu được sự cần thiết phải xem xét các chi tiết một cách nghiêm túc. Dưới sự lãnh đạo của một nhà giả kim, không một bộ phận hay nhân viên nào bị thiếu tôn trọng hay kém hiệu quả.

Dưới đây là một số điều mà một nhà giả kim có thể nói:

  • Nhà giả kim 1: "Một nhà lãnh đạo giỏi giúp nhân viên của họ đạt được tiềm năng cao nhất, đồng thời có được sự đồng cảm và nhận thức đạo đức cần thiết để đạt được điều đó".
  • Nhà giả kim 2: "Điều quan trọng là phải tạo ra tác động sâu sắc và tích cực đến bất cứ điều gì tôi đang làm".
  • Nhà giả kim 3: "Tôi có khả năng độc đáo để cân bằng giữa nhu cầu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn".

4.4. Logic của những người theo chủ nghĩa cơ hội

Những người theo chủ nghĩa cơ hội có đặc điểm là đa nghi, thường có mức độ ngờ vực nhất định với người khác, dựa vào sự kiểm soát để giữ cho nhân viên cư xử và hành động phù hợp. Đôi khi, người có logic hành động này thậm chí có xu hướng coi hành vi tệ của họ là hợp lý.

Một số điều mà những nhà lãnh đạo cơ hội có thể nói:

  • Người theo chủ nghĩa cơ hội 1: "Một nhà lãnh đạo giỏi nên luôn coi những người khác là đối thủ tiềm năng để cạnh tranh, ngay cả khi điều đó phải trả giá bằng sự phát triển chuyên môn của họ".
  • Người theo chủ nghĩa cơ hội 2: "Tôi có quyền từ chối ý kiến ​​đóng góp của những người đặt câu hỏi hoặc chỉ trích ý tưởng của tôi".

goi y cach de ban tim ra phong cach leadership cho rieng minh 4

Cách đánh giá đúng phong cách leadership của bạn

4.5. Tư duy của nhà ngoại giao

Không giống như những người theo chủ nghĩa cơ hội, nhà ngoại giao không quan tâm đến cạnh tranh hoặc giả định quyền kiểm soát các tình huống. Thay vào đó, logic hành động này tìm cách gây ra tác động tối thiểu cho doanh nghiệp, tổ chức của họ bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn hiện có và hoàn thành các công việc hàng ngày của họ với ít xích mích nhất có thể.

Những điều mà một nhà ngoại giao có thể nói:

  • Nhà ngoại giao 1: "Một nhà lãnh đạo giỏi phải luôn chống lại sự thay đổi vì nó có nguy cơ gây ra bất ổn".
  • Nhà ngoại giao 2: "Điều quan trọng là cung cấp 'chất keo xã hội' trong các tình huống đồng đội, tránh xung đột một cách an toàn".
  • Nhà ngoại giao 3: "Tôi có xu hướng phát triển mạnh trong các vai trò lãnh đạo theo định hướng nhóm hoặc hỗ trợ nhiều hơn".

4.6. Logic hành động của các chuyên gia

Chuyên gia là những người chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhất định của họ, luôn nỗ lực không ngừng để hoàn thiện kiến ​​thức của họ về một chủ đề và thực hiện để đáp ứng kỳ vọng cao của chính họ. Logic hành động của các nhà lãnh đạo kiểu chuyên gia tập trung vào chuyên môn và thiếu trí tuệ cảm xúc.

Một số điều mà những chuyên gia có thể nói:

  • Chuyên gia 1: "Một nhà lãnh đạo giỏi nên ưu tiên việc theo đuổi kiến ​​thức của bản thân hơn nhu cầu của tổ chức hay nhu cầu của nhân viên".
  • Chuyên gia 2: "Khi giải quyết vấn đề với những người khác trong công ty, ý kiến ​​của tôi có xu hướng trở thành ý kiến ​​chính xác".

Bạn là nhà lãnh đạo có phong cách leadership nào? Hãy xem lại lựa chọn của mình và đối chiếu với bảng sau để có kết quả chính xác nhất:

Goi y cach de ban tim ra phong cach leadership cho rieng minh

Bạn càng đồng ý với logic hành động nào thì có nghĩa là bạn càng có nhiều khả năng thực hành kết hợp các phong cách leadership đó. Ví dụ, nếu bạn đồng ý với tất cả những gì nhà chiến lược nói, điều này sẽ khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo chiến lược 66% và nhà lãnh đạo dân chủ 33%. Nếu bạn chỉ đồng ý với tuyên bố thứ ba của nhà chiến lược, nhưng với tất cả những gì nhà giả kim nói, điều này sẽ khiến bạn trở thành một nhà lãnh đạo có 50% chuyển đổi, 25% chiến lược và 25% dân chủ.

- Bạn có phong cách leadership chiến lược?
- Bạn giỏi giao tiếp và có tầm nhìn?
- Bạn đam mê và tự tin trong vai trò lãnh đạo?

Thế nhưng, liệu bạn có thể thực sự trở thành một leader hoàn hảo hay không? Hãy cùng tìm hiểu 10 đặc điểm leader tài ba đều sở hữu và cách phát triển bộ kỹ năng leadership hoàn hảo để so sánh, tự đánh giá và cải thiện hơn nữa kỹ năng, phát triển những phẩm chất đáng quý của một nhà lãnh đạo bạn nhé!

Hãy nhớ rằng những logic hành động này được coi là các giai đoạn phát triển, không phải là các thuộc tính cố định - hầu hết các nhà lãnh đạo sẽ tiến bộ thông qua nhiều kiểu lãnh đạo trong suốt sự nghiệp của họ. Dĩ nhiên, biết phong cách leadership của mình là gì sẽ có thể giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.

tin mới

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên rất quan trọng khi viết CV. Dù ứng tuyển vào trường công, trường tư hay trung tâm, bạn cũng cần viết rõ mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng thấy được định hướng với nghề.

07/08/2024 08:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Nếu đang quan tâm đến việc làm giáo viên và muốn viết đơn xin việc giáo viên chuẩn, dưới đây là một số gợi ý và mẹo từ JobOKO giúp bạn ứng tuyển thành công.

17/06/2024 00:00

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Vị trí Giám đốc kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc định hình và phát triển chiến lược kinh doanh của công ty. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về công việc của Giám đốc kinh doanh, giúp bạn hiểu hơn về công việc, những yêu cầu khi ứng tuyển.

14/06/2024 10:32

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV

Những người kinh doanh tự do muốn chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi viết CV. Trong bài viết, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV xin việc ấn tượng nhất.

06/06/2024 14:30

Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng để "được lòng" NTD

Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng nên được trình bày trong CV như thế nào là mối quan tâm của nhiều ứng viên. Mỗi nghề nghiệp có lộ trình phát triển khác nhau, việc xác định mục tiêu phù hợp sẽ giúp bạn có động lực phấn đấu.

31/05/2024 17:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng để "được lòng" NTD

Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay

Trong thị trường lao động cạnh tranh, sở hữu một bản CV chuyên nghiệp và sáng tạo sẽ là một lợi thế lớn. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi viết CV chính là phần kỹ năng. Hãy cùng JobOKO khám phá cách viết các kỹ năng trong CV sao cho hiệu quả và ấn tượng nhất.

24/04/2024 10:30

Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Câu hỏi "CV là gì?" thường được đặt ra bởi những người mới bước chân vào thị trường việc làm. Thấu hiểu điều này, trong bài viết, JobOKO sẽ chia sẻ bí kíp tạo CV hiệu quả, giúp ứng viên chinh phục mọi nhà tuyển dụng.

11/04/2024 14:30

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Mẫu và cách viết CV xin việc Tiếng Anh để NTD đánh giá cao

CV tiếng Anh giúp ứng viên thể hiện một phần khả năng ngoại ngữ của mình. Nếu bạn muốn viết CV tiếng Anh đúng chuẩn thì trước hết cần chọn mẫu CV phù hợp và tránh những lỗi mà nhà tuyển dụng "không ưa".

11/04/2024 08:30

Mẫu và cách viết CV xin việc Tiếng Anh để NTD đánh giá cao

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Phần lớn sinh viên và người mới tốt nghiệp đều chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV. Hiểu được những khó khăn đó, trong bài viết, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc thực tập sinh hiệu quả, tìm việc làm nhanh chóng.

11/04/2024 07:30

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch

Là một trong những ngành nghề năng động nhất trước đại dịch, ngành Du lịch có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, thu hút lượng lớn lao động cả có trình độ và lao động phổ thông. Nắm được cách viết CV xin việc ngành Du lịch, bạn có thể tiến gần hơn tới cơ hội việc làm mơ ước của mình.

10/04/2024 13:30

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.