Cách phát triển leadership skills cho nhà lãnh đạo mới
Có leadership skills là yêu cầu bắt buộc để thăng tiến, vì dù chuyên môn xuất sắc ra sao nhưng thiếu kỹ năng lãnh đạo, quản lý thì bạn thường chỉ là một "người giỏi chuyên môn". Những nhà lãnh đạo mới thường lo lắng nhiều hơn về leadership skills vì bạn không chắc chắn kỹ năng của mình đủ xuất sắc hay chưa, và quan trọng hơn thế là phong cách lãnh đạo đã phù hợp với môi trường, đội nhóm/ bộ phận hay chưa.
MỤC LỤC:
1. Leadership skills là gì?
2. Vì sao nhà lãnh đạo mới cần cải thiện leadership skills?
3. Làm gì để phát triển leadership skills?
1. Leadership skills là gì?
Để phát triển kỹ năng leadership, đầu tiên bạn sẽ cần hiểu chính xác về leadership skills là gì. Qua đó, bạn có thể đánh giá đúng tầm quan trọng và có hướng phát triển đồng thời các kỹ năng quan trọng nhất trong bộ kỹ năng lãnh đạo.
- Leadership skills là bộ kỹ năng cho quản lý, người lãnh đạo.
- Hữu ích cả trong: Quản lý nhân sự, ngân sách, xây dựng động lực làm việc, nâng cao hiệu suất,...
- Leadership skills chủ yếu có được nhờ rèn luyện và thực hành.
- Leadership skills càng mạnh thì đội nhóm, bộ phận, phòng ban do bạn phụ trách sẽ càng lớn mạnh và gắn kết.
- Một số leadership skills quan trọng nhất gồm có: Lắng nghe tích cực, sáng tạo, truyền cảm hứng, tư duy chiến lược,...
Đọc thêm: Gợi ý cách để bạn tìm ra phong cách leadership cho riêng mình
2. Vì sao nhà lãnh đạo mới cần cải thiện leadership skills?
Như đã đề cập, các quản lý có thâm niên, có kinh nghiệm cũng thường là những người đã định hình phong cách quản lý của mình, có khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,... Trong khi đó, các bạn mới bắt đầu với các vị trí lãnh đạo dễ bị áp lực và nhất định phải cải thiện leadership skills vì các nguyên nhân sau:
- Khi đảm nhiệm các vai trò quản lý, lãnh đạo cũng có nghĩa là bạn có năng lực chuyên môn nhất định, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng teamwork nhưng vẫn còn thiếu sót.
- Nhân viên, thành viên trong team chưa thực sự có sự tin tưởng với "sếp mới". Có nhiều trường hợp, họ sẽ không hiểu vì sao bạn ra quyết định như vậy, không ủng hộ hoặc phàn nàn về những yêu cầu có phần "khó hiểu". Hơn thế nữa, dù bạn muốn xây dựng được sự kết nối thì cũng tương đối khó nếu leadership skills chưa đủ để tạo động lực và truyền cảm hứng, gắn kết mọi người.
- Nhà lãnh đạo mới cũng phải vượt qua áp lực đạt được thành tích để chứng minh bản thân.
Do đó, leadership skills sẽ càng quan trọng vì giúp nhà lãnh đạo mới quản lý tốt công việc, nhân sự, ngân sách, chứng minh được năng lực,...
3. Làm gì để phát triển leadership skills?
3.1. Tích cực lắng nghe - leadership skills tối quan trọng
Thực tế, chúng ta thường chỉ có khả năng ghi nhớ từ 25% - 50% những gì mình nghe được. Điều này có thể không có vấn đề gì lớn trong cuộc sống, nhưng trong công việc - đặc biệt là các nhiệm vụ quản lý thì lại rất "nguy hiểm". Bạn có thể sẽ bỏ lỡ phản hồi, cập nhật quan trọng hoặc các ý tưởng sáng tạo và hiệu quả của nhân viên. Tệ hơn là khi nhân viên của bạn cảm thấy bạn không lưu tâm tới họ, không lắng nghe nên dần dần sẽ không chia sẻ bất cứ điều gì, chỉ làm theo yêu cầu.
Là một nhà lãnh đạo, leadership skills quan trọng nhất mà bạn nên tập trung rèn luyện và phát triển chắc chắn là kỹ năng lắng nghe tích cực, đặc biệt là khi bạn mới nhậm chức, cần xây dựng uy tín và tạo niềm tin với tư cách là người quản lý. Khi nhân viên đang nói chuyện với bạn, hãy hạn chế tối đa hoặc giảm thiểu sự phân tâm. Hãy học cách tập trung vào hội thoại, ghi nhớ và phản hồi bằng các câu hỏi hoặc nhận xét, cổ vũ,... với nhân viên của mình.
3.2. Giao tiếp rõ ràng, đi vào trọng tâm
Bên cạnh đó, khi là nhà lãnh đạo mới, bạn có thể bị choáng ngợp với quá nhiều thông tin và vì muốn gây ấn tượng tốt, bạn sẽ rất dễ sa vào các tình huống diễn đạt dài dòng, không rõ trọng tâm là gì. Thời gian chú ý của mỗi người đều rất ngắn, nhân viên nào cũng sẽ "ngao ngán" nếu sếp nói rất nhiều nhưng không biết thông điệp muốn truyền tải là gì.
Leadership skills tiếp theo mà một nhà lãnh đạo nên có đó là đảm bảo bạn có sự giao tiếp bằng lời nói rõ ràng, đơn giản. Rất nhiều nhân viên đổ lỗi rằng, khi quản lý của họ không nói rõ về các ưu tiên hàng đầu thì kết quả là hiệu suất làm việc có thể giảm đáng kể.
Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng đối với nhà lãnh đạo mới
3.3. Hãy nhất quán và giữ lời hứa khi bạn là một nhà lãnh đạo
Theo bạn, điều gì làm nên một người sếp hoàn hảo và một người quản lý "tồi"? Câu trả lời ở đây chính là uy tín cá nhân - khả năng giữ lời hứa. Bạn có thể cảm thấy là con người, ai cũng có thể thay đổi, tùy vào thời điểm, nhưng nếu bạn là một nhà lãnh đạo tài năng và mới nhậm chức, bạn càng cần phải cho thấy rằng bạn là người đáng tin cậy.
Sự không giữ lời sẽ khiến bạn mất uy tín cá nhân trong vai trò lãnh đạo. Thay đổi liên tục có nghĩa là bạn không đáng tin, tính khí khó đoán, vì thế mà gây căng thẳng cho nhân viên dưới quyền và mọi người cũng khó để quý mến, tin tưởng vào bạn. Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, nhân viên thực sự thích một người quản lý luôn có suy nghĩ và hành động nhất quan hơn là người có hành vi thất thường.
3.4. Leadership skills cho nhà lãnh đạo tài ba - hãy ghi nhận sự nỗ lực của nhân viên
Sự tín nhiệm của một người lãnh đạo được xây dựng bằng cách hành động, khả năng tạo điều kiện và công nhận những giá trị, thành tích tuyệt vời. Vì vậy, dù bạn có năng lực và trở thành nhà lãnh đạo mới bằng chuyên môn và thành tích của mình nhưng bạn vẫn cần phải thừa nhận rằng những người xung quanh - bao gồm cả nhân viên trong nhóm, trong bộ phận của bạn cũng đang làm tốt.
Những lời khích lệ, khen ngợi và khen thưởng cho nhân viên khi họ làm tốt thực tế còn quan trọng hơn cả việc xử lý kỷ luật hay phê bình bởi vì đó là cách thể hiện rằng bạn quan tâm, lắng nghe, quan sát và ghi nhận nỗ lực của họ, từ đó truyền cảm hứng cho cả các nhân viên khác. Bên cạnh đó, một leadership skills được nhiều nhà lãnh đạo tài ba khắp thế giới ghi nhận là kỹ năng xây dựng mối quan hệ với nhân viên.
3.5. Leader cần biết truyền cảm hứng
Các nhà lãnh đạo mới nên tìm kiếm cơ hội phát biểu để trở nên nổi bật. Dĩ nhiên, bạn cần có nội dung, các thông điệp muốn truyền tải cho nhân viên của mình và đừng bao giờ nói những thông tin kiểu "giáo điều", bị gắn mác là dài dòng hay nhàm chán, khoe khoang. Thay vào đó, bạn hãy chắc chắn rằng mình có thể truyền cảm hứng cho nhân viên bằng cách cung cấp sự hỗ trợ cần thiết, những lời hứa thúc đẩy, trao quyền và trao cơ hội cho họ,...
Gợi ý của các chuyên gia chỉ ra rằng, có một cách rất hay để các nhà lãnh đạo mới phát triển leadership skills giúp xây dựng sự tín nhiệm, đó là tìm đến phòng marketing, truyền thông, PR (hoặc người thân, bạn bè của bạn làm trong các chuyên ngành này) để hỏi một số "bí kíp" khi xây dựng thương hiệu cá nhân, danh tiếng cá nhân.
Nhà lãnh đạo mới cần có khả năng truyền cảm hứng để thúc đẩy hiệu suất làm việc cho nhân viên
3.6. Tham gia các khóa đào tạo kỹ năng leadership
Không phải bỗng dưng mà các khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo, leadership lại cần thiết và quan trọng. Dù cho từ khi được cất nhắc, tuyển dụng vào các vị trí leader hay manager, bạn đã có kỹ năng lãnh đạo và thành tích nhưng chắc hẳn bạn vẫn sẽ lâm vào tình trạng "lóng ngóng" ít nhiều khi mới tiếp nhận vị trí mới. Các khóa đào tạo của công ty, tập đoàn hay tự học bên ngoài, kết hợp với đọc sách về lãnh đạo sẽ giúp bạn hoàn thiện bộ kỹ năng leadership, đồng thời định hình phong cách cho riêng mình.
3.7. Hãy tin tưởng vào bản thân
Rất nhiều nhà lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp trên thế giới thừa nhận, khi lần đầu trở thành quản lý hoặc khi trở thành nhà lãnh đạo mới tại công ty mới, họ đều có lúc cảm thấy nghi ngờ về năng lực của chính mình. Có lẽ, suy nghĩ "không biết mình có làm được không" hoặc "liệu mình có xứng đáng với vị trí này" đã khiến bước khởi đầu trong vai trò mới của bạn bị chông chênh.
Đương nhiên, nếu chính bản thân bạn cũng không tin vào mình thì chắc hẳn không có leadership skills nào có thể "cứu" được bạn. Chỉ khi tự tạo được niềm tin và uy tín với chính bản thân, bạn mới có thể xây dựng được uy tín với đội nhóm của mình. Tự tin nói trước đám đông, chú ý lắng nghe, tôn trọng nhân viên, tự "thôi miên" chính mình rằng mình sẽ là một nhà lãnh đạo có tâm và có tầm sẽ giúp bạn thúc đẩy chính mình. Hãy luôn nhớ, bạn tự tin cũng đồng nghĩa với việc bạn có được sự tín nhiệm của nhân viên.
Đọc thêm: Làm sao để biết bạn có phù hợp là một leader không?
- Trở thành leader mới, có bao giờ bạn cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với nhân viên của mình?
- Bạn có thói quen đối mặt và xử lý xung đột hay lảng tránh để giảm căng thẳng?
- Bạn có quá tự tin và cảm thấy mình "biết tuốt"?
Khi là nhà lãnh đạo mới, bạn có thể lo lắng và chưa thực sự tự tin. Tuy nhiên, chỉ cần không có những dấu hiệu trong top 12 dấu hiệu của leadership tồi - các nhà lãnh đạo cần tránh ngay lập tức thì bạn vẫn còn nhiều cơ hội để xây dựng uy tín, giành được sự tín nhiệm của nhân viên. Hãy tìm hiểu và thực sự nhận ra phong cách leadership của chính mình bạn nhé!
7 phương pháp phát triển leadership skills kể trên chắc chắn sẽ giúp ích khá nhiều cho bạn trong vai trò nhà lãnh đạo mới. Hãy thực hành và thay đổi tư duy theo thời gian, bạn sẽ từng bước trở thành một quản lý xuất sắc và giành được sự tín nhiệm của nhân viên của mình.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.