10 đặc điểm leader tài ba đều sở hữu và cách phát triển bộ kỹ năng leadership hoàn hảo
Có những đặc điểm chỉ leader tài ba mới sở hữu, tạo nên sự khác biệt hoàn toàn giữa những nhà lãnh đạo "tầm thường" và những người dẫn dắt xuất chúng. Có thể có những người sinh ra đã có tố chất leadership nhưng đa số chúng ta đều cần phát triển và củng cố các kỹ năng lãnh đạo bằng cách thực hành. Hãy để JobOKO giúp bạn nhận biết 10 đặc điểm leader tài ba đều sở hữu và hướng dẫn cách bạn phát triển bộ kỹ năng leadership hoàn hảo nhé.
MỤC LỤC:
1. Top 10 đặc điểm của leader xuất chúng
2. Những đặc điểm của nhà lãnh đạo có kỹ năng leadership tồi, cần tránh
3. Làm thế nào để xây dựng và phát triển bộ kỹ năng leadership?
Tìm hiểu về những đặc điểm một leader tài ba sở hữu
1. Top 10 đặc điểm của leader xuất chúng
Mặc dù nhiều phẩm chất, đặc điểm khác nhau có thể góp phần tạo nên một nhà lãnh đạo tài ba, nhưng có một số đặc điểm được xem là then chốt, chỉ những leader giỏi giang, nổi bật mới có như:
1.1. Khả năng giao tiếp hiệu quả của leader
Những nhà lãnh đạo tuyệt vời đều là những nhà giao tiếp lão luyện. Họ dành phần lớn thời gian để lắng nghe và khi nói có thể đảm bảo thông tin rõ ràng, thái độ chân thành và nhất quán trong cách giao tiếp.
1.2. Sự chính trực giúp leader dễ dàng xây dựng niềm tin
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo xuất chúng biết rằng sự chính trực là một sự lựa chọn có ý thức trong vai trò leader của họ. Các leader, quản lý giỏi thường chủ động chọn cách "đi dạo, và nói chuyện" - hành động phù hợp với lời nói và giá trị, công bằng và minh bạch có thể truyền cảm hứng và sự tự tin cho các nhân viên của mình.
Đọc thêm: 7 cách để phát triển leadership skills khi bạn là nhà lãnh đạo mới
1.3. Giá trị quan đáng ngưỡng mộ
Các leader giỏi nhất luôn quan tâm đến các giá trị cốt lõi của họ. Họ chia sẻ chúng một cách không nao núng và sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để mọi quyết định đều đi đúng hướng. Giá trị của họ thiết lập định hướng, mục tiêu cho nhân viên.
1.4. Leader giỏi là người có tầm nhìn
Dĩ nhiên, một đặc điểm không thể thiếu của những leader tài ba chính là họ biết phân tích và xác định tầm nhìn, biết rằng mình đang hướng đến đâu và tại sao. Người lãnh đạo giỏi là người có khả năng dự đoán tương đối chính xác về tương lai, có thể lường trước được nhiều tình huống và có kế hoạch dự phòng, thúc đẩy đón đầu xu hướng mới nhất trong ngành và có khả năng tạo ra xu hướng.
1.5. Đam mê với nghề nghiệp, lĩnh vực
Niềm đam mê là động lực của các nhà lãnh đạo vĩ đại. Đó là một nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt, giúp họ nỗ lực hết mình (thay vì chỉ mơ mộng hão huyền). Leader giỏi sẽ không chỉ biết cách tìm ra đam mê cho mình, nổi bật và xuất sắc trong vai trò quản lý mà còn biết cách truyền cảm hứng và đam mê cho nhân viên, để mọi người đều làm việc trong trạng thái tích cực, hướng mục tiêu, yêu công việc mình làm và đạt được các thành tích có thể đo lường.
1.6. Tự tin và lan tỏa sự tự tin đó đến nhân viên của mình
Sự tự tin là phẩm chất cực kỳ cần thiết cho leader và các nhà lãnh đạo nói chung để giữ vững lập trường khi mọi thứ trở nên khó khăn. Các nhà lãnh đạo vĩ đại có một sự tự tin không bao giờ ngừng (đôi khi còn là phẩm giá và sự kiêu ngạo của riêng họ). Đương nhiên, tự tin là tốt nhưng bạn cũng cần có giới hạn và đánh giá tình huống trong công việc, đề ra các chính sách, quy định hay quyết định hợp lý tùy vào điều kiện của nguồn lực nhân sự hay các nguồn vốn, tài nguyên khác.
1.7. Sự tò mò là đặc điểm của các nhà lãnh đạo có kỹ năng leadership nổi bật
Cùng với việc lắng nghe, các leader tài năng đều có một đặc điểm nổi bật là thường đặt rất nhiều câu hỏi. Sự tò mò của họ cũng là cách để họ không ngừng học hỏi và trau dồi kỹ năng của mình. Họ cởi mở về những điều họ không biết bởi vì sự tự tin cho phép họ học hỏi, tiếp thu và áp dụng những gì họ đã học được nên sẽ không cảm thấy có gì "xấu hổ" về việc hỏi nhân viên hay đồng nghiệp, quản lý cấp cao hơn của mình. Hơn nữa, việc tò mò và học hỏi cũng sẽ giúp phát triển kỹ năng leadership vì bản thân người lãnh đạo sẽ bớt đi cái tôi cá nhân quá cao khi học điều mới.
1.8. Thái độ tích cực
Đương nhiên, ngay cả những leader giỏi giang cũng có thể mắc sai lầm và gặp thất bại. Tuy nhiên, leader giỏi sẽ lạc quan và tập trung vào những gì có thể thay đổi, cải thiện và ảnh hưởng tới nhóm theo cách tích cực nhất. Ngược lại, các nhà lãnh đạo thiếu kỹ năng leadership có thể trở nên tiêu cực, nóng nảy và truyền đi cảm xúc tồi tệ của mình khiến các nhân viên cũng bực dọc và khó chịu, chán nản theo.
1.9. Năng lực chuyên môn mang "thương hiệu" leader
Một sự thật hiển nhiên, những leader, quản lý giỏi trước hết phải là người giỏi nhất những gì họ làm, luôn hoàn thành nhiều hơn mong đợi. Họ chấp nhận những gì họ không giỏi nhưng không dậm chân tại chỗ mà nỗ lực học để thay đổi. Chính tài năng và sự phấn đấu không ngừng của nhà lãnh đạo là nguồn cảm hứng cho nhân viên ngày một cố gắng và hoàn thiện mình, tăng cường hợp tác và làm việc hiệu quả.
Điều quan trọng đối với leader giỏi là phải có năng lực chuyên môn
1.10. Leader tài ba phải là người biết trao quyền cho nhân viên
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, một leader tài ba chắc chắn sẽ có đặc điểm là biết đặt niềm tin nơi nhân viên của mình, phân công công việc và trao quyền hợp lý nhất, đúng lúc nhất cho nhân viên. Đây là cách quản lý hiệu suất được nhiều nhà lãnh đạo ủng hộ bởi vì nó không chỉ giúp san sẻ trách nhiệm mà còn thể hiện sự tin tưởng, ghi nhận với nhân viên, thúc đẩy và đào tạo họ trong nhiều dự án, kế hoạch.
2. Những đặc điểm của nhà lãnh đạo có kỹ năng leadership tồi, cần tránh
Sau khi biết về 10 đặc điểm nổi bật của các leader tài năng, hãy cùng khám phá một số đặc điểm của nhà lãnh đạo tồi mà bạn nên tránh, đừng bao giờ phạm phải:
2.1. Leader kiểu thờ ơ
Sự đồng cảm đóng một vai trò quan trọng trong lãnh đạo và thực sự có thể tác động đến hiệu suất công việc. Các leader có khả năng thấu hiểu và đồng cảm sẽ thường được nhân viên quý mến do chú trọng đến việc gắn kết, xây dựng các mối quan hệ tích cực. Leader kiểu thờ ơ thì khác, sẽ khiến nhân viên cảm thấy thiếu an toàn và luôn phải dò đoán ý tứ hoặc tệ hơn là nhân viên "không quan tâm", mỗi người một suy nghĩ và dẫn tới mục tiêu chung trong công việc khó có thể đạt được.
2.2. Nhà lãnh đạo thiếu trách nhiệm
Những leader và các nhà lãnh đạo giỏi là người dám chịu trách nhiệm giải trình khi mọi việc không như ý và ghi công cho nhân viên xứng đáng khi họ làm tốt. Trong khi đó, đặc điểm của leader vô trách nhiệm là không giao công việc rõ ràng, trốn tránh trách nhiệm, tranh công và đổ lỗi cho nhân viên của mình.
2.3. Không có kỹ năng leadership để xử lý xung đột
Xung đột, tranh chấp hoặc bất đồng là những điều không thể thiếu tại nơi làm việc và hầu hết là lành mạnh (vì công việc). Tuy nhiên, vẫn có những cuộc tranh luận kiểu độc hại và tiêu cực, ảnh hưởng tới mối quan hệ đồng nghiệp, hiệu quả công việc và văn hóa công ty. Khi điều này xảy ra, nhà lãnh đạo giỏi xử lý ngay lập tức trước khi các vấn đề phức tạp hơn, ngược lại, những leader thiếu kỹ năng leadership dễ lảng tránh hoặc can thiệp không khéo léo khiến tình hình bung bét thêm.
2.4. Leader có tư duy không linh hoạt
Sự chắc chắn của một leader có thể mang lại cảm giác an toàn, tuy nhiên, tư duy không linh hoạt của những người đứng đầu có thể khiến môi trường làm việc gò bó, nhân viên mất tinh thần và thậm chí là kìm hãm sự phát triển. Thay vào đó, leader giỏi có thể suy nghĩ vượt ra khỏi vùng an toàn của mình, luôn cởi mở với những ý tưởng mới và khuyến khích sự đổi mới từ nhân viên.
2.5. Leader "cuồng kiểm soát"
Một trong những cách nhanh nhất để cản trở năng suất, đổi mới và sáng tạo là quản lý vi mô. Các nhà lãnh đạo tuyệt vời tin tưởng vào nhóm của họ, ủy thác công việc hiệu quả và cung cấp đủ hướng dẫn để hoàn thành công việc đúng đắn - mà không cần nhìn qua vai của mọi người.
Đọc thêm: Gợi ý cách để bạn tìm ra phong cách leadership cho riêng mình
3. Làm thế nào để xây dựng và phát triển bộ kỹ năng leadership?
3.1. Hiểu về bản thân để xây dựng phong cách leadership
Để trở thành một leader tài ba có nghĩa là bạn phải biết bạn là ai - tất cả những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Nó có nghĩa là trung thực hoàn toàn và khiêm tốn lắng nghe cách người khác nhìn nhận về bạn. Thông tin sâu sắc nhất sẽ đến từ những người khác vì chúng ta hiếm khi nhìn nhận bản thân một cách khách quan.
Bạn có thể thực hiện nhiều cách đánh giá và tìm kiếm phản hồi. Thực tế, yêu cầu nhân viên phản hồi không thực sự là một ý hay vì họ có thể ngại nói sự thật (dù ẩn danh). Trong khi đó, một cách khác để bạn tự hiểu về bản thân là làm một số bài trắc nghiệm như:
- Trắc nghiệm tính cách MBTI.
- Trắc nghiệm thiên hướng DISC (hiểu thêm về hành vi và cách bạn tương tác với môi trường xung quanh).
Ngoài ra, những bài kiểm tra khác để biết về tiềm năng tạo ảnh hưởng như Keller Influence Indicator cũng có thể sẽ cần thiết.
3.2. Lên kế hoạch và cam kết thực hành các kỹ năng lãnh đạo
Chỉ hiểu về mình thôi là chưa đủ. Sau khi đã hoàn thành một số bài trắc nghiệm tính cách, năng lực hay thiên hướng, đã đến lúc để bạn lên kế hoạch thực hành các kỹ năng leadership. Hãy thật nghiêm túc thay vì chỉ "thử nghiệm", chắc chắn bạn sẽ sớm thấy kết quả tích cực và một số điều chưa hợp lý thì có thể điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với môi trường.
Cách phát triển kỹ năng leadership cho nhà lãnh đạo tài ba
3.3. Có trách nhiệm và rộng lượng trong vai trò leader
Bạn (và chỉ bạn) chịu trách nhiệm về kết quả lãnh đạo của bạn. Leader không thể đổ lỗi cho người khác khi bạn là người quản lý chưa hiệu quả. Việc mài dũa các kỹ năng leadership và thực hiện các hành vi mới cần có thời gian, luyện tập và sự kiên trì.
Dù bạn thành công hay vấp ngã, hãy luôn rộng lượng với những người xung quanh để họ giúp đỡ và ủng hộ bạn khi cần. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa rằng một leader nên liên tục thưởng tiền hay quà cáp mà hãy khen ngợi, ghi công nhân viên và tự chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình. Khi bạn minh bạch về ý định của mình và chân thành, trung thực trong các hành động tương tác thì bạn thực sự đã trở thành một tấm gương cho những người bạn dẫn dắt.
3.4. Nhà lãnh đạo giỏi sẽ không tách biệt
Câu nói cổ "cô đơn khi ở trên đỉnh cao" thường được cho đúng vì chính bản thân chúng ta đã biến điều đó thành sự thật. Khi đảm nhiệm các vai trò quản lý, giám sát, nhiều người tự cô lập mình vì nghĩ rằng bản thân không thể quá tin tưởng người khác, luôn phải mạnh mẽ và hoàn hảo. Bạn có thể làm vậy nếu muốn, nhưng lời khuyên của JobOKO là hãy khách quan và đồng thời hòa đồng hơn, đừng bao giờ tách mình hoàn toàn khỏi tập thể.
Bạn tự tin rằng mình sở hữu rất nhiều đặc điểm của một leader tài ba? Bạn muốn hoàn hảo hơn thế bằng việc xây dựng một môi trường minh bạch, hài hòa và lan tỏa động lực tích cực tới nhân viên của mình? Đọc ngay Quy trình chuẩn giúp leader quản lý nhân viên minh bạch, hiệu quả để được JobOKO hướng dẫn chi tiết 4 bước hoàn thiện nhất, đơn giản nhưng hữu ích nhất để bạn thành công trên cương vị người lãnh đạo, dẫn dắt của mình nhé!
Bước đầu tiên để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả là hiểu rõ bản thân - tất cả những gì tốt đẹp, đáng ngưỡng mộ và những điểm yếu có thể thay đổi và phát triển. Cam kết, quyết tâm của bạn càng mạnh mẽ, kỹ năng leadership càng hoàn hảo thì bạn càng trở nên giỏi giang và xuất sắc hơn trong vai trò lãnh đạo.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.