Graphic Designer - Nghề hái ra tiền cho những người đam mê thiết kế
Nếu như nhiều người coi graphic designer là một nghề hái ra tiền thì lại cũng có không ít người vẫn đang băn khoăn về việc có nên bỏ ra một khoản tiền lớn để theo đuổi ngành này hay không, chưa tính tới khoảng thời gian và công sức mà họ cần phải nỗ lực trong suốt 4 năm Đại học và thậm chí còn nhiều hơn thế nữa. Và liệu có phải ai cũng có thể hái ra tiền với nghề graphic designer này hay không?MỤC LỤC:
1. Nhu cầu thị trường ngành thiết kế đồ họa
2. Xu hướng phát triển ngành thiết kế đồ họa
3. Các vị trí việc làm ngành thiết kế đồ họa
4. Mức lương thiết kế đồ họa
5. Thời gian thử việc của graphic designer
6. Những thách thức trong nghề thiết kế đồ họa
Cơ hội phát triển của nghề Graphic Designer
Trong bài viết dưới đây, Joboko.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn về nghề graphic designer, những cơ hội và thách thức đối với ngành này. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng xác định được khoản đầu tư cho nó có thực sự là xứng đáng.
1. Nhu cầu thị trường ngành thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ họa xuất hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống con người trong thế kỷ 21. Nó được coi là công cụ vô giá và cực kỳ cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Đây là điều dễ hiểu bởi công ty nào hoạt động thì cũng cần phải có logo, danh thiếp, website, marketing và truyền thông xã hội.
Chính vì vậy mà cơ hội việc làm cũng nhiều vô số kể. Sinh viên ngành thiết kế đồ họa tốt nghiệp ra trường thường không mất nhiều hơn một tháng để tìm được chỗ đứng trong thị trường lao động. Cơ hội mở ra cho những người muốn làm việc nhân viên trong công ty và freelancer là tương đương nhau.
Đọc thêm: Góc khuất chỉ những người làm thiết kế đồ họa và website mới hiểu
2. Xu hướng phát triển ngành thiết kế đồ họa
Thị trường thiết kế đồ họa phát triển mạnh ở thời điểm hiện tại và mang lại mức lương "khủng" cho những người làm trong nghề. Vậy còn tương lai thì sao? Các chuyên gia dự đoán nghề thiết kế đồ họa sẽ có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn trung bình các ngành khác. Điều này được lý giải là do sự sụt giảm của các công việc thiết kế truyền thống trên các loại báo in và tạp chí. Tuy nhiên, thiết kế đồ họa cho các nền tảng số vẫn là một điểm sáng và sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh.
Vẫn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm mở ra cho các chuyên gia ngành thiết kế đồ họa có tài năng và kinh nghiệm. Ngày nay, yếu tố đồ họa được đặt ngang hàng với độ uy tín của một website. Website thiết kế xấu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả tìm kiếm và có thể khiến các công ty bị tổn thất đến hàng triệu đô la.
Thiết kế đồ họa cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO); các công ty sẽ cần phải cải thiện hình ảnh website để nâng cao sự hiện diện của mình trên các phương tiện truyền thông.
Nghành thiết kế đồ họa có đa dạng các vị trí việc làm
3. Các vị trí việc làm ngành thiết kế đồ họa
- Production artist (Họa sĩ thiết kế): Là người phụ trách bố cục tổng thể của sản phẩm. Họ sử dụng các chương trình máy tính để hoàn thiện chất lượng của bản thiết kế và đảm bảo nó đáp ứng yêu cầu về định dạng và in ấn.
- UX Designer (Thiết kế trải nghiệm người dùng): Là người chịu trách nhiệm về trải nghiệm và sự tương tác của người dùng với các sản phẩm, ứng dụng hoặc website. Họ luôn coi yêu cầu của người dùng và mục đích chung của thiết kế là mối ưu tiên hàng đầu.
- Multimedia designer (Thiết kế mỹ thuật đa phương tiện): Là những người làm công việc thiết kế với nhiều định dạng khác nhau như chữ viết, âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động, video hoặc nội dung tương tác. Công việc của họ đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực như sản xuất game, giải trí, viễn thông và cả mỹ thuật.
- Animator (Họa sĩ diễn hoạt): Là người tạo ra các bộ phim bằng cách xâu chuỗi các hình ảnh, hình vẽ hoặc mô hình để đưa nó vào thực tiễn cuộc sống. Animator thường làm cho các công ty sản xuất phim ảnh, trò chơi hoặc trong các lĩnh vực pháp y, tái tạo hiện trường.
- Art director (Giám đốc sáng tạo): Là người quản lý một nhóm các nghệ sĩ thiết kế và sáng tạo nghệ thuật. Họ không phải tham gia trực tiếp vào các công việc cụ thể mà sẽ phụ trách nội dung tổng thể của toàn bộ dự án. Art director sẽ phải phối hợp chặt chẽ với các copywriter để đảm bảo sự gắn kết giữa nội dung và hình ảnh của một tác phẩm nghệ thuật.
- Layout artist (Kỹ sư thiết kế layout): Là người sử dụng các phần mềm như InDesign hoặc PageMaker để lắp ghép các hình ảnh lại thành một layout lớn. Họ đều là những người có tố chất nghệ thuật và có khả năng truyền đạt ý tưởng thông qua hình ảnh.
- Web designer (Thiết kế web): Mặc dù công việc này đòi hỏi rất nhiều kiến thức về mã hóa và lập trình nhưng phần lớn các công việc trong phát triển web có liên quan đến giao diện trực quan - phần việc của các graphic designer.
- Book designer (Thiết kế sách): Là người chịu trách nhiệm cả phần bìa và bố cục bên trong cuốn sách. Thiết kế bìa sách liên quan đến tạo hình minh họa, lắp ghép các font chữ độc đáo để thu hút độc giả. Trong khi đó, phần bố cục bên trong sẽ bao gồm thiết lập các kiểu chữ cho một ấn phẩm.
4. Mức lương thiết kế đồ họa
Không cao như lương ngành công nghệ thông tin nhưng mức lương của graphic designer cũng không khiến ít người phải ngưỡng mộ. Mức lương khởi điểm cho sinh viên ngành này cũng đã cao ngất ngưởng, khoảng 6 - 15 triệu đồng/tháng. Sau 4 - 5 năm kinh nghiệm thì mức lương của họ sẽ lên đến 18 - 45 triệu đồng/tháng.
Và nếu như bạn làm việc cho một công ty nước ngoài thì mức thu nhập còn đáng kinh ngạc hơn nữa. Theo một thống kê của payscale, mức lương của một graphic designer có dưới 1 năm kinh nghiệm là trên US$38,000, từ 1 - 4 năm kinh nghiệm là trên US$42,000. Mức lương này sẽ lên tới trên US$48,000, US$50,000 và US$52,000 (hơn 1,2 tỷ đồng) với những người có 5 - 9, 10 - 19 và trên 20 năm kinh nghiệm.
Cũng cần phải nói rằng cơ hội làm việc đa quốc gia trong ngành thiết kế đồ họa cao hơn gấp nhiều lần so với những ngành khác, chỉ cần bạn là người có kỹ năng thiết kế, sáng tạo, tính thẩm mỹ, sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm hỗ trợ và đặc biệt là phải giỏi tiếng Anh.
Đọc thêm: Để trở thành nhân viên thiết kế đồ họa giỏi đòi hỏi yếu tố gì?
Lương của nhân viên thiết kế đồ họa cao hay thấp?
5. Thời gian thử việc của graphic designer
Thời gian thử việc của graphic designer thông thường là 1 - 2 tháng, tùy theo quy định của công ty và thỏa thuận giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Khoảng thời gian này nhằm mục đích đào tạo nhân viên mới, giúp họ làm quen với những bộ công cụ, phần mềm được sử dụng trong công ty cũng như để nhà tuyển dụng đánh giá xem họ có thực sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không.
6. Những thách thức trong nghề thiết kế đồ họa
Làm công việc mà bạn yêu thích không có nghĩa là lúc nào bạn cũng yêu những gì mình đang làm. Cũng như rất nhiều ngành nghề khác, thiết kế đồ họa có những áp lực và thách thức của riêng nó. Hầu hết graphic designer đều yêu thích công việc của mình nhưng điều này không có nghĩa là những giây phút mà họ muốn nổ tung thực sự không tồn tại. Do đó, trước khi quyết định trở thành một graphic designer, hãy chuẩn bị một tâm lý thật sẵn sàng trước những thách thức mà nó mang lại:
- Môi trường làm việc áp lực cao.
- Cân bằng giữa suy nghĩ và hành động, thực tế và sáng tạo.
- Đưa thông điệp vào sản phẩm thiết kế.
- Thích ứng nhanh với những tiến bộ công nghệ và vận dụng chúng vào công việc.
- Tạo ra những tác phẩm để đời để tạo danh tiếng hoặc nâng cao thu nhập.
- Bám sát các nền tảng thiết kế nhưng vẫn phải tạo ra sự khác biệt.
- Có một cái nhìn khách quan dựa trên quan điểm của khách hàng và/hoặc cấp trên.
- Tác phẩm phải độc đáo và thu hút người dùng.
- Phải kết hợp nhiều kỹ năng cùng lúc vào công việc.
- Cạnh tranh với thế hệ graphic designer trẻ, đầy sáng tạo và nhạy bén với công nghệ.
Ngành thiết kế đồ họa thi khối gì, học trường nào tốt?
Dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng thiết kế đồ họa vẫn được xếp hạng trong nhóm 50 ngành nghề tiềm năng và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Đây thực sự là một nghề "hái ra tiền", đem lại mức thu nhập cao cho mọi cá nhân trong nghề, kể cả sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Để biết ngành thiết kế đồ họa học khối gì, thi trường nào tốt thì bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.