Kinh nghiệm xin học bổng RMIT
Tìm kiếm từ khóa "học bổng RMIT", "học bổng toàn phần RMIT" hay "kinh nghiệm xin học bổng RMIT" trên internet, bạn sẽ nhận được kha khá kết quả hướng dẫn chung chung về cách apply học bổng tại ngôi trường này. Tuy nhiên, cụ thể thì các bước chuẩn bị như thế nào, cần lưu ý gì ở mỗi bước lại không được giới thiệu chi tiết. JobOKO đã tìm hiểu thông tin chính xác, chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng RMIT đầy đủ nhất trong bài viết này.
MỤC LỤC:
I. Tổng quan về RMIT và các chương trình học bổng RMIT
II. Học bổng RMIT có khó không? Hồ sơ chuẩn bị apply học bổng gồm những gì?
III. Kinh nghiệm xin học bổng RMIT đầy đủ, chi tiết nhất
IV. Những sai lầm cần tránh khi apply học bổng RMIT
Cách xin học bổng tại trường RMIT ra sao?
I. Tổng quan về RMIT và các chương trình học bổng RMIT
RMIT là trường đại học 5 sao chuẩn quốc tế, thuộc top 1 các trường đại học "xịn sò" nhất hiện nay. Nói về RMIT thì những nhận xét đơn giản nhất vẫn là môi trường học tập tự do, định hướng phát triển theo năng lực, năng khiếu cá nhân, cung cấp môi trường năng động và cạnh tranh cho sinh viên cũng như đào tạo sau đại học. Theo thống kê của nhà trường, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp trong 1 năm đầu sau khi ra trường của RMIT lên tới 96%.
Khuôn viên trường RMIT, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị nói chung đều thuộc hàng top tại Việt Nam và có thể so với nhiều trường tốt nhất trên thế giới. Nhiều bậc phụ huynh và các bạn học sinh vẫn cho rằng RMIT là trường "của người giàu" do điều kiện tốt nên mức học phí vô cùng đắt đỏ. Đổi lại, RMIT cung cấp rất nhiều chương trình học bổng để thu hút các bạn học sinh tài năng.
Tổng cộng, RMIT có 15 chương trình học bổng là:
- Học bổng toàn phần RMIT (100% học phí).
- Học bổng sáng tạo RMIT.
- Học bổng thành tích học tập xuất sắc (khoảng từ 25% đến 50% học phí).
- Học bổng các ngành học ưu tiên (50% học phí).
- Học bổng công nghệ (100% học phí).
- Học bổng chắp cánh ước mơ (100% học phí),...
Để xin học bổng RMIT, trước hết bạn sẽ cần tìm hiểu xem điều kiện cá nhân và chương trình học mình hướng tới có các học bổng nào, điều kiện xét tuyển ra sao sau đó chuẩn bị hồ sơ và apply - vì mỗi chương trình học bổng khác nhau sẽ tập trung vào xét duyệt theo tiêu chí khác nhau.
Đọc thêm: Cách viết CV xin học bổng
II. Học bổng RMIT có khó không? Hồ sơ chuẩn bị apply học bổng gồm những gì?
Đánh giá khách quan, học bổng RMIT là chương trình học bổng có giá trị lớn, mỗi học bổng có thể trị giá khoảng 90.000 USD/ sinh viên (khoảng 2 tỷ đồng). Vì thế mà tỷ lệ cạnh tranh rất cao nên để có được cơ hội nhận học bổng RMIT thì một mình bạn sẽ phải vượt qua vô số hồ sơ khác.
1. Yêu cầu hồ sơ xin học bổng RMIT
Như đã đề cập, RMIT cấp nhiều học bổng cho sinh viên, nghiên cứu sinh và mỗi loại học bổng khác nhau thì tiêu chí xét duyệt sẽ khác, tầm quan trọng của các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ cũng khác. Dù vậy, hồ sơ xin học bổng RMIT về cơ bản gồm có:
- Thư giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh, dài từ 300 - 500 chữ.
- Thư giới thiệu bằng tiếng Anh từ giáo viên, quản lý tổ chức cộng đồng, tổ chức phi chính phủ,... nếu bạn đã tham gia, cộng tác.
- Hồ sơ năng lực cá nhân gồm bằng cấp, bảng điểm, thành tích học tập, giải thưởng, hoạt động ngoại khóa, tình nguyện viên nổi bật (có thể gồm cả thông tin kỳ thực tập, khởi nghiệp, làm CTV).
Trên trang chủ của RMIT có lưu ý, nhà trường khuyến khích sinh viên xin học bổng bằng cách gửi hồ sơ điện tử thay vì gửi bản cứng. Chuẩn bị đủ giấy tờ, bạn hãy scan và nộp hồ sơ rồi chờ kết quả.
Hồ sơ xin học bổng tại RMIT bao gồm những gì?
2. Giấy tờ xin học bổng cần viết toàn bộ bằng tiếng Anh?
Kinh nghiệm xin học bổng RMIT cũng chỉ ra rằng, yêu cầu cơ bản nhất là hồ sơ của bạn phải tạo bằng tiếng Anh. Nhà trường yêu cầu thư giới thiệu bản thân và thư giới thiệu từ giáo viên, quản lý, đồng nghiệp của ứng viên xin học bổng bằng tiếng Anh, vì vậy để đồng nhất, các tài liệu khác như bảng điểm, thông tin về hoạt động ngoại khóa,... cũng cần dịch ra tiếng Anh.
3. Xin học bổng RMIT có khó không?
Học bổng RMIT giá trị và ý nghĩa, vừa giúp bạn trang trải học phí đắt đỏ tại trường, cho phép bạn yên tâm học tập trong một môi trường chuẩn quốc tế lại vừa là một thành tích, một sự ghi nhận đối với năng lực hiện tại và triển vọng tương lai. Với giá trị thực tiễn như vậy nên học bổng RMIT nhìn chung là khó xin vì yêu cầu cao, cạnh tranh cao. Đương nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là bạn không có cơ hội giành được học bổng của RMIT.
III. Kinh nghiệm xin học bổng RMIT đầy đủ, chi tiết nhất
1. Tạo hồ sơ apply học bổng RMIT sáng tạo, khác biệt
Quy trình xin học bổng cơ bản gồm có: Chọn chương trình học bổng - so sánh điều kiện - cảm thấy mình đáp ứng được các yêu cầu thì chuẩn bị hồ sơ và gửi đi. Các giấy tờ cần có trong hồ sơ đều được liệt kê rõ ràng, nói cách khác là rất có thể hồ sơ của ứng viên nào xin học bổng RMIT cũng tương tự nhau, vậy sự khác biệt là ở đâu?
Bạn có thể nghĩ rằng bảng điểm của mình cao hơn người khác, nhưng giả sử bạn có điểm gần như tuyệt đối thì vẫn có nguy cơ là nhiều đối thủ cạnh tranh của bạn cũng vậy, thậm chí còn có kết quả học tập ấn tượng hơn. Chương trình học bổng RMIT thực tế không hẳn là đang tìm kiếm ứng viên "giỏi nhất" để trao học bổng mà là những nhân tài có sức sáng tạo, có tiềm năng nhất có thể đóng góp cho ngành học, cho lĩnh vực làm việc trong tương lai.
Vì vậy, kinh nghiệm xin học bổng RMIT toàn phần đầu tiên bạn nên chú ý là hãy chắc chắn, hồ sơ apply học bổng của bạn phải có điểm nhấn: Tập trung vào thế mạnh bạn muốn làm nổi bật nhất, thông tin xuyên suốt trong thư giới thiệu, trong các bảng thành tích. Cách định dạng, trình bày tài liệu xin học bổng RMIT có thể thể hiện tư duy khác biệt, tài năng của bạn trong thiết kế chẳng hạn để thành công thu hút người xét duyệt ngay từ bước đầu tiên.
2. Kinh nghiệm viết SOP
SOP hay Personal of Purpose/ Personal Statement là tuyên bố cá nhân hay chính là lời giới thiệu bản thân, đề xuất nguyện vọng được nhận học bổng và khẳng định bạn xứng đáng với học bổng RMIT. Trường yêu cầu SOP trong khoảng 300 - 500 chữ, không hề dài hay phức tạp nhưng chính vì thế mà càng khó viết. Chưa nói tới khả năng tiếng Anh của bạn như thế nào, chỉ cần cân nhắc sắp xếp các nội dung cần có đã tốn khá nhiều thời gian.
Trong SOP sẽ gồm các thông tin chính như: Bạn là ai? Bạn chọn ngành nào của RMIT? Mục tiêu học tập và sau khi tốt nghiệp của bạn là gì? Theo bạn thì kiến thức nào trong ngành sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu? Vì sao bạn xứng đáng là người nhận học bổng toàn phần của RMIT? Ngoài việc học tập tốt, các hoạt động ngoại khóa của bạn ra sao?...
Viết thư giới thiệu bản thân xin học bổng RMIT, bạn không nên vội vàng mà cần hình thành ý tưởng, dàn ý, viết và sửa liên tục. Thông thường, chia sẻ của các tiền bối đi trước đã và đang nhận học bổng RMIT hầu như thống nhất rằng họ mất tới khoảng 1 tháng để chỉnh sửa tài liệu này.
Để đảm bảo hiệu quả như ý thì tốt nhất, bạn nên xin ý kiến đóng góp, nhờ góp ý từ thầy cô và những người quen đã có kinh nghiệm xin học bổng RMIT (hoặc các trường quốc tế khác).
Viết SOP như thế nào để gây ấn tượng tốt về khả năng tiếng Anh?
3. Kinh nghiệm xin Thư giới thiệu
Lựa chọn phổ biến nhất của các bạn xin học bổng toàn phần RMIT là xin thư giới thiệu của giáo viên cấp 3 (lớp 12) và/ hoặc của giám đốc trung tâm cộng đồng hay giám đốc tổ chức phi chính phủ (nếu bạn làm tình nguyện viên, cộng tác viên tại đó). Tương tự như SOP, thư giới thiệu này cũng không nên quá dài nhưng có thể gồm 2 lá thư từ 2 người khác nhau.
Thay vì hoàn toàn tập trung vào khen ngợi, đề cao thế mạnh của bạn, bạn có thể nhờ người giới thiệu đánh giá cả điểm mạnh và điểm yếu về năng lực hoặc kỹ năng, tính cách và chỉ ra rằng bạn đã vượt qua khó khăn, thách thức đó như thế nào. Chẳng hạn, bạn từ một học sinh cấp 3 hay ngại ngùng, giao tiếp không mấy nổi bật trước đám đông đã tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa, trở thành chủ nhiệm CLB trong trường, tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh chẳng hạn.
Khi xét duyệt học bổng toàn phần RMIT, thành viên ban xét duyệt thích các sinh viên có tiềm năng, nhận thức được bản thân và được chứng minh là có năng lực để thay đổi, sẵn sàng vượt qua khó khăn và tiến bộ.
Đọc thêm: Thư giới thiệu là gì? làm sao để xin được thư giới thiệu tích cực, thuyết phục?
4. Đừng quên các hoạt động ngoại khóa khi xin học bổng RMIT
Có thể nói đây là phần cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong hồ sơ xin học bổng RMIT và có thể được sử dụng để phân loại ứng viên. Hiểu một cách đơn giản, nếu ứng viên A và ứng viên B có thành tích học tập gần như tương tự nhau nhưng ứng viên B có hoạt động ngoại khóa đa dạng và ý nghĩa, có thể thông qua đó học được nhiều kỹ năng chuyển đổi, cho thấy khả năng sáng tạo và tự định hướng,... thì ứng viên B có khả năng được "chấm điểm" cao hơn A và có cơ hội nhận học bổng RMIT.
Lưu ý khi viết thông tin về hoạt động ngoại khóa: Bạn nên đề cập tới ở SOP của chính mình, ở thư giới thiệu và/ hoặc bao gồm cả trong phần resume gửi theo hồ sơ xin học bổng. Chỉ nên lựa chọn các hoạt động ngoại khóa nổi bật, tốt nhất là tiến hành trong thời gian dài vài tháng (thay vì vài ngày) và giải thích đơn giản về những gì bạn học được, tích lũy được, tầm nhìn bạn có được từ hoạt động đó.
5. Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng RMIT
Để phỏng vấn học bổng RMIT hiệu quả nhất và thành công, những gì bạn cần chú ý là:
- Chuẩn bị sẵn sàng thông tin từ khi chuẩn bị hồ sơ xin học bổng: Thông tin về trường, ngành học mục tiêu, hiểu rõ bản thân - thế mạnh, điểm yếu, định hướng mục tiêu,...
- Tự tin, thể hiện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo trong phỏng vấn. RMIT nổi tiếng nhất với chương trình đào tạo quản trị kinh doanh, và trường cũng coi trọng nhất sự tự tin, sáng tạo, kỹ năng quản lý và tự quản lý của sinh viên.
- Trung thực, hãy là chính mình khi trao đổi với hội đồng xét duyệt học bổng. Các thầy cô trong hội đồng hiểu rằng mỗi cá nhân sẽ có năng lực và điểm yếu, điều quan trọng là bạn có nhận thức được không, có cách đối diện và xử lý như thế nào. Nếu bạn thể hiện sự che đậy, lảng tránh, thiếu tự tin hoặc nói dối để vượt qua thì gần như chắc chắn sẽ bị lộ và bị loại.
- Cá tính, mục tiêu, tham vọng là những tiêu chí khác được hội đồng xét duyệt học bổng toàn phần RMIT coi trọng, bạn hãy thể hiện tốt nhất nhé.
IV. Những sai lầm cần tránh khi apply học bổng RMIT
Bên cạnh việc tìm hiểu cách xin học bổng RMIT và các kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ xin học bổng toàn phần, các bạn học sinh và phụ huynh cũng sẽ cần biết về những sai lầm, hiểu lầm hay gặp để không "đi vào vết xe đổ" nếu muốn thành công lấy được học bổng danh giá này.
1. Nghĩ rằng chỉ tiếng Anh siêu giỏi mới xin được học bổng RMIT
Có những bạn sẽ chán nản ngay khi mà nghĩ rằng mình chỉ có IELTS 6.5 thì hết cơ hội cạnh tranh với những thiên tài ngoại ngữ có điểm số 8.0 hay 9.0. Yêu cầu của RMIT là từ 6.5, và miễn là bạn tự tin với tất cả các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết - đặc biệt là Viết và Nói, có thế mạnh ở các phần khác "bù" vào thì cứ chuẩn bị hồ sơ.
Chẳng hạn, ngoại ngữ của bạn không đủ sức cạnh tranh nhưng bảng điểm mạnh về các môn khoa học tự nhiên, hoạt động CLB mạnh, từng làm chủ nhiệm CLB,... thì rõ ràng bạn vẫn còn cơ hội nhận học bổng RMIT. Đừng để sự thiếu tự tin khiến bạn từ bỏ khả năng nhận học bổng hàng tỷ đồng của mình ngay từ khi bắt đầu.
2. Bảng điểm tốt là đủ để được nhận học bổng của RMIT?
Đây cũng là một quan điểm sai lầm hay gặp phải khác đối với các bạn xin học bổng RMIT, cho rằng kết quả học tập THPT là quan trọng nhất và miễn là bảng điểm cao thì sẽ có cơ hội. Cách hiểu này đúng nhưng chưa đủ, nói cách khác, bảng điểm là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ vì bên cạnh đó, bạn phải đáp ứng được các tiêu chí khác như ngoại ngữ, kỹ năng, hoạt động ngoại khóa, giải thưởng,...
Dù vậy, có bảng điểm ấn tượng cũng đã là một điểm cộng lớn giúp bạn tiến gần hơn với cơ hội nhận học bổng RMIT rồi.
Lý do nào khiến bạn không được nhận học bổng từ RMIT?
3. Không làm theo hướng dẫn của trường RMIT
Ngay trên trang chủ RMIT, nhà trường có update thông tin đầy đủ về cơ hội học bổng toàn phần, học bổng thạc sĩ RMIT, học bổng sáng tạo,... tùy thời điểm. Các thông tin hướng dẫn làm hồ sơ, thời hạn cũng được liệt kê chi tiết. Bạn bắt buộc phải làm theo hướng dẫn của trường, đặc biệt là thời hạn. Nộp sớm quá hay chậm quá đều là sai lầm chết người khiến bạn ngay lập tức vụt mất cơ hội học bổng.
4. Có lỗi nhỏ trong giấy tờ, hồ sơ apply
Thử nghĩ mà xem, mỗi chữ trong SOP của bạn trị giá tới hàng triệu đồng nếu so với tổng giá trị học bổng toàn phần RMIT. Vì thế mà, hội đồng xét duyệt chắc chắn sẽ không bao giờ mong muốn trao học bổng cho các ứng viên thiếu chuyên nghiệp, qua loa, để xảy ra các sai sót rất nhỏ như viết sai chính tả, dấu câu và ngữ pháp tiếng Anh, hồ sơ thiếu tài liệu... Hãy chắc chắn rằng bạn đã tự mình kiểm tra và nhờ người kiểm tra đầy đủ không chỉ 1 lần mà nhiều lần hồ sơ apply học bổng RMIT của mình.
Hy vọng rằng các thông tin về kinh nghiệm xin học bổng RMIT, học bổng toàn phần RMIT được JobOKO chia sẻ trên đây sẽ là tài liệu hữu ích, là kim chỉ nam giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ với chất lượng tốt nhất và giành được học bổng mơ ước.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.