Mẫu biên bản hủy hóa đơn
MỤC LỤC:
I. Mẫu biên bản hủy hóa đơn GTGT mới nhất
II. Biên bản hủy hóa đơn là gì?
III. Khi nào lập biên bản hủy hóa đơn?
IV. Cách lập biên bản hủy hóa đơn
V. Lưu ý khi viết biên bản hủy hóa đơn
VI. Những câu hỏi thường gặp về biên bản hủy hóa đơn
Tham khảo và tải mẫu biên bản hủy hóa đơn GTGT, hóa đơn điện tử
Đừng lo lắng! Bài viết tổng hợp thông tin về mẫu biên bản hủy hóa đơn, quy trình, thủ tục hồ sơ và những điều cần lưu ý khi hủy hóa đơn dưới đây sẽ giúp bạn tìm được cách hủy hóa đơn hiệu quả, hợp pháp. Cùng tìm hiểu nhé!
I. Mẫu biên bản hủy hóa đơn GTGT mới nhất
Theo quy định của luật kế toán, hóa đơn GTGT không được phép tẩy xóa. Nếu có một sự cố phát sinh trên hóa đơn và cần được thay thế bằng hóa đơn mới, bạn cần phải lập biên bản hủy hóa đơn theo quy định.
1. Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử 2021
Khi bạn tạo hóa đơn và nhận thấy sai sót, cần phải hủy, thay vì phải soạn thảo biên bản hủy hóa đơn theo cách thủ công, bạn có thể tải biểu mẫu biên bản hủy hóa đơn 2021 dưới đây.
2. Mẫu biên bản hủy hóa đơn song ngữ
Trong trường hợp công ty bạn là công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giao dịch kinh doanh, ký kết hợp đồng với công ty nước ngoài, bạn sẽ cần phát hành biên bản hủy hóa đơn bằng song ngữ. Dưới đây là mẫu biên bản hủy hóa đơn bằng tiếng Anh mới nhất dành cho bạn.
II. Biên bản hủy hóa đơn là gì?
Biên bản hủy hóa đơn được sử dụng để chứng nhận hóa đơn sai sót và cam kết hai bên không kê khai, cấp tín dụng cho tờ hóa đơn bị hủy.
Để hủy hóa đơn đúng cách, bạn cần quan tâm đến các vấn đề pháp lý khi hủy hóa đơn. Hãy luôn nhớ rằng, nếu xóa hoặc hủy hóa đơn GTGT không đúng cách, cơ quan thuế có thể nghi ngờ tính minh bạch trong báo cáo thuế của công ty bạn và tiến hành kiểm toán, xử phạt bất ngờ cho các sai phạm gặp phải.
Nếu sử dụng hóa đơn điện tử và phát hiện sai sót, bạn có thể tải về mẫu biên bản hủy hóa đơn giấy và lập hồ sơ hủy hóa đơn theo cách thông thường hoặc lập, phát hành online qua dịch vụ của các công ty cung cấp dịch vụ phần mềm kế toán thuế, chữ ký số,...
Đọc thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán chuyên nghiệp
III. Khi nào lập biên bản hủy hóa đơn?
Theo quy định của thông tư 39 luật kế toán, bạn có thể lập biên bản hủy hóa đơn GTGT nếu gặp phải các trường hợp sau:
Mẫu biên bản hủy hóa đơn trực tiếp, các trường hợp phải lập biên bản hủy hóa đơn và xuất hóa đơn mới thay thế
Lưu ý:
-
Nếu hóa đơn GTGT đã được lập, kê khai và giao cho khách hàng, đối tác nhưng phát hiện có sai sót, bạn cần trao đổi các vấn đề cần sửa chữa với kế toán phía đối tác, lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và xuất hóa đơn điều chỉnh sai sót.
-
Với các hóa đơn GTGT viết sai nhưng chưa chưa kê khai, để sửa đổi, bạn chỉ cần lập biên bản thu hồi hóa đơn chứ không cần tiến hành thủ tục hủy hóa đơn.
- Các hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng trong các vụ án thì không được hủy mà tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Đọc thêm: Mẫu biên bản bàn giao chuẩn, có link tải chi tiết
IV. Cách lập biên bản hủy hóa đơn
Để lập biên bản hủy hóa đơn hủy hóa đơn điện tử, hóa đơn GTGT, các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã) hay hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cần tiến hành hủy theo quy trình như sau:
Bước 1: Lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.
Bước 2: Thành lập hội đồng hủy hóa đơn.
Bước 3: Ký biên bản hủy hóa đơn.
Trong đó, hồ sơ hủy hóa đơn hợp lệ cần chứa các loại giấy tờ:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn (không áp dụng cho trường hợp kinh doanh là hộ gia đình, cá nhân kinh doanh).
- Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy chứa các nội dung: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn cần hủy (từ số..... đến số....).
- Biên bản hủy hóa đơn.
- Kết quả thông báo hủy hóa đơn GTGT: chứa đầy đủ thông tin về loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn đã hủy (từ số.... đến số), lý do hủy, ngày giờ hủy và phương pháp hủy.
Hướng dẫn cách lập biên bản hủy hóa đơn chi tiết
V. Lưu ý khi viết biên bản hủy hóa đơn
Để quá trình hủy hóa đơn GTGT thực hiện đúng pháp luật, bạn cần lưu ý những vấn đề về lưu trữ, gửi thông báo hủy hóa đơn cho cơ quan thuế nhà nước như sau:
-
Hồ sơ hủy hóa đơn cần phải được lưu tại tổ chức (doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh) sử dụng hóa đơn.
-
Bản thông báo kết quả hủy hóa đơn cần được lập thành 2 bản, trong đó, 1 bản được lưu giữ tại tổ chức sử dụng hóa đơn, 1 bản được gửi đến cơ quản quản lý thuế trực tiếp trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiến hành hủy hóa đơn.
VI. Những câu hỏi thường gặp về biên bản hủy hóa đơn
1. Ai là người ký biên bản hủy hóa đơn
Biên bản hủy hóa đơn cần có chữ ký của hội đồng hủy hóa đơn, bao gồm chữ ký của đại diện lãnh đạo và chữ ký của đại diện bộ phận kế toán
2. Biên bản hủy hóa đơn ký điện tử được không?
Nếu sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán của các nhà cung cấp, mẫu biên bản hủy hóa đơn thường được tích hợp sẵn trên phần mềm. Để sử dụng, bạn chỉ cần chọn và điền các thông tin cần thiết, hệ thống sẽ tự động lập biên bản, ký số và gửi tới khách hàng để hoàn tất thủ tục xác nhận và hủy hóa đơn GTGT.
Trên đây, JOBOKO đã chia sẻ cho bạn các mẫu biên bản hủy hóa đơn, quy trình hủy hóa đơn, hồ sơ hủy hóa đơn chi tiết. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu, biết cách xử lý hủy hóa đơn hiệu quả và hợp pháp.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.