Mô tả công việc của nhân viên Tester
Nhắc đến các vị trí công việc trong ngành IT thì chúng ta không thể bỏ qua được nhân viên Tester. Để làm ra một phần mềm, ứng dụng hoàn hảo trước khi ra mắt người dùng thì nhân viên Tester phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ cùng với lập trình viên. Mỗi vị trí công việc của ngành công nghệ thông tin có những yêu cầu về công việc, kỹ năng và bằng cấp riêng. Vì vậy, nếu bạn yêu thích việc làm nhân viên Tester thì có thể tham khảo bài viết sau.
MỤC LỤC:
I. Nhân viên Tester là gì?
II. Mô tả công việc của nhân viên Tester
III. Mức lương của nhân viên Tester
IV. Làm sao để trở thành một nhân viên Tester giỏi?
Xem hơn 1000 việc làm nhân viên Tester thu nhập cao, thưởng hấp dẫn
Yêu cầu công việc nhân viên Tester
I. Nhân viên Tester là gì?
Nhân viên Tester là người kiểm thử phần mềm, chịu trách nhiệm phát triển chất lượng và triển khai phần mềm. Họ tham gia vào việc thực hiện các thử nghiệm tự động và thủ công để đảm bảo phần mềm do lập trình viên viết phù hợp với mục đích sử dụng. Một số nhiệm vụ bao gồm phân tích phần mềm và hệ thống, giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa sự cố phần mềm.II. Mô tả công việc của nhân viên Tester
Là một nhân viên Tester, bạn sẽ là một trong những người đầu tiên tiếp xúc và kiểm thử phần mềm, thường xuyên được làm việc trong các dự án mới, thú vị. Đặc biệt, với vị trí Tester, cho dù chưa có kinh nghiệm bạn vẫn có thể ứng tuyển. Sự tập trung và khả năng làm việc độc lập là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.1. Công việc của nhân viên Tester
- Xem xét yêu cầu phần mềm và chuẩn bị các kịch bản thử nghiệm.
- Thực hiện các bài kiểm tra về khả năng sử dụng phần mềm.
- Phân tích kết quả kiểm tra về tác động cơ sở dữ liệu hoặc lỗi và khả năng sử dụng.
- Chuẩn bị báo cáo về tất cả các khía cạnh liên quan đến thử nghiệm phần mềm và gửi cho nhóm thiết kế.
- Tương tác với khách hàng để hiểu các yêu cầu sản phẩm.
- Tham gia đánh giá phần mềm và cung cấp đầu vào theo yêu cầu, thiết kế sản phẩm và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn.
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với nhân viên Tester
- Bằng cử nhân/cao đẳng các chuyên ngành khoa học máy tính, công nghệ thông tin hoặc liên quan.
- Kiến thức về thiết kế, kiểm thử phần mềm và thành thạo các phương pháp thử nghiệm.
- Thành thạo các kỹ thuật kiểm thử phần mềm cũng như đánh giá khả năng tương thích với các chương trình phần mềm khác nhau.
- Kiến thức về lập trình.
- Giao tiếp tốt và kỹ năng tư duy phản biện.
- Kỹ năng tổ chức tốt và tư duy định hướng chi tiết.
III. Mức lương của nhân viên Tester
Theo khảo sát thực tế, mức lương của nhân viên Tester có thể dao động trong khoảng từ 4 đến 34 triệu/tháng, tuỳ thuộc vào hình thức làm việc, kinh nghiệm, trình độ và hiệu suất.IV. Làm sao để trở thành một nhân viên Tester giỏi?
1. Rèn luyện khả năng sắp xếp công việc
Quá trình chuẩn bị môi trường kiểm thử phần mềm đòi hỏi nhân viên Tester phải giao tiếp với nhiều người. Nếu bạn không có phương pháp để lưu trữ thông tin, bạn có thể sẽ bỏ lỡ các chi tiết quan trọng, sau đó sẽ tiếp tục tốn thời gian và công sức để kiểm thử lại một lần nữa.Do đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, nhân viên Tester phải là người có kỹ năng tổ chức công việc, tạo cấu trúc hệ thống để lưu trữ tất cả các lưu ý, chi tiết quan trọng cần kiểm thử, sau đó xây dựng chiến lược để thử nghiệm.
2. Viết báo cáo lỗi chi tiết
Một trong những công việc quan trọng nhất của nhân viên Tester là kiểm thử phần mềm và phát hiện lỗi, sau đó báo cáo lại cho người phụ trách, nhóm thiết kế/lập trình viên. Khi viết các báo cáo lỗi rõ ràng và chi tiết, nghĩa là bạn đã giúp những người khác đơn giản hoá quá trình xử lý, khắc phục. Về cơ bản, khi báo cáo lỗi bạn cần chú ý: Viết chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu.Một vấn đề có thể xuất hiện khi viết báo cáo lỗi phần mềm quá chi tiết là bạn có thể trình bày quá dài. Do đó, hãy lưu ý rằng bạn chỉ nên viết những ý chính, quan trọng nhưng không dài dòng. Có thể đứng trên lập trường của người dùng cuối, chưa bao giờ tiếp xúc với một ứng dụng như vậy.
3. Viết test case phù hợp
Các test case là một phần quan trọng của quy trình kiểm thử phần mềm. Nhân viên Tester sẽ tuỳ thuộc vào từng case cụ thể mà thực hiện nhiệm vụ khác nhau. Hiệu suất công việc của cả nhóm tester phụ thuộc vào việc có thể viết các test case phù hợp và rõ ràng hay không.4. Giao tiếp với đồng nghiệp
Kiểm thử phần mềm là một nỗ lực của cả một nhóm, do đó kỹ năng giao tiếp rất quan trọng trong việc đảm bảo rằng mọi người tham gia vào dự án đều hiểu sâu về ứng dụng. Khi mọi người hiểu ứng dụng đòi hỏi gì, Tester mới có thể bao quát một cách hiệu quả các case kiểm thử.5. Tự đặt câu hỏi
Kiểm thử phầm mềm là một quá trình mà trong đó các nhân viên Tester được cung cấp một ứng dụng để kiểm tra những gì cần được kiểm tra, ghi nhận những điểm mạnh và phát hiện các lỗi. Để trở thành một tester giỏi, bạn hãy thử tự hỏi bản thân về câu hỏi mà các test case của bạn đang tìm hiểu. Một khi bạn thực sự hiểu mục đích quan trọng nhất của câu hỏi, bạn sẽ chọn ra được những case tốt nhất.Nằm trong số những ngành nghề hot hiện nay, IT mặc dù mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức. Dẫu vậy, nghề nào cũng có những điểm hạn chế riêng nên tùy theo sở thích, khả năng mà bạn lựa chọn cho mình sự nghiệp phù hợp. Với những ai đang có ý định ứng tuyển việc làm nhân viên Tester, lập trình viên,... thì hãy cân nhắc kỹ về nghề IT được gì và mất gì để không hối tiếc khi đưa ra quyết định nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.