Mô tả công việc của Nhân Viên Telesales
14/05/2020 11:21
Telesales là một trong những phương pháp bán hàng hiệu quả và vô cùng phổ biến hiện nay, góp phần tạo ra doanh thu không nhỏ cho nhiều công ty. Nhân viên Telesales là người chịu trách nhiệm chốt đơn hàng qua điện thoại, xây dựng quan hệ với khách hàng tiềm năng hoặc duy trì mối quan hệ với khách hàng thân thiết. Nếu chưa biết nhiều về công việc này, bạn có thể tham khảo bài viết trong Blog việc làm của Joboko.com.
Nhân viên telesales là những người chịu trách nhiệm liên hệ trực tiếp với khách hàng thông qua điện thoại để bán hàng hoặc hỗ trợ kinh doanh. Tuy nhiên, khi bạn là người mới gia nhập lĩnh vực này thì cần phải cải thiện và trau dồi các kỹ năng cần thiết mới đáp ứng được yêu cầu công việc đặc biệt là phải vượt qua được vòng phỏng vấn trước tiên. Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên telasales nhà tuyển dụng đưa ra vô cùng đa dạng nên bạn cần lưu ý để có thể hoàn thành tốt phần thi của mình. Ngoài ra mô tả công việc telesales cũng một phần giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này vì thế đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Joboko.com nhé!
Dù bạn theo đuổi công việc nào thì cũng cần sự cố gắng và nỗ lực, nhất là với telesales bởi luôn có sự cạnh tranh cao. Một người được cho là nhân viên bán hàng giỏi sẽ luôn được thể hiện bằng kết quả doanh thu cũng như thái độ phục vụ khách hàng. Do đó, với bí quyết thành công dành cho telesales mà Blog việc làm cập nhật, hy vọng bạn có thể sẽ gia tăng hiệu suất làm việc và đạt thành tựu cao vượt bậc trong thời gian tới.
MỤC LỤC:
I. Công việc của Nhân viên Telesales
II. Yêu cầu kỹ năng, bằng cấp của nhân viên telesales
III. Bí quyết tiếp cận khách hàng thành công cho nhân viên Telesales
Công việc chính của nhân viên Telesales là gì?
I. Công việc của Nhân viên Telesales
- Gọi điện cho khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại để báo cho họ biết về sản phẩm, dịch vụ của công ty bằng kịch bản soạn trước.
- Trả lời các câu hỏi về sản phẩm hoặc công ty từ phía khách hàng.
- Đặt ra một số câu hỏi để nắm bắt yêu cầu của khách hàng và chốt đơn hàng.
- Nhập và cập nhật thông tin khách hàng trong cơ sở dữ liệu.
- Tiếp nhận và xử lý đơn hàng theo quy trình hợp lý.
- Phối hợp bán hàng với các thành viên telesales trong nhóm và các bộ phận khác.
- Xử lý khiếu nại từ khách hàng để bảo vệ danh tiếng của công ty.
- Đạt chỉ tiêu doanh thu và tạo điều kiện tạo ra doanh thu trong tương lai.
- Ghi âm các cuộc gọi và ghi chú thông tin hữu ích.
II. Yêu cầu kỹ năng, bằng cấp của nhân viên telesales
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bán hàng, chăm sóc khách hàng hoặc vai trò tương đương.
- Sử dụng thành thạo phần mềm CRM cùng khả năng xây dựng mối quan hệ nghiệp vụ kinh doanh hiệu quả.
- Kỹ năng bán hàng, giao tiếp và thương lượng tốt.
- Kiên nhẫn và khả năng xử lý khi bị từ chối là kỹ năng cần có của nhân viên sales
- Trình bày thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng tiềm năng.
- Nghe, nói, viết tiếng Anh thành thạo là một lợi thế.
- Tốt nghiệp THPT trở lên, tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing... là một lợi thế.
Nhân viên Telesales cần làm gì để hoàn thành tốt công việc của mình
III. Bí quyết tiếp cận khách hàng thành công cho nhân viên Telesales
- Thu hút sự chú ý: Hãy luôn nhớ rằng vài giây đầu của cuộc gọi sẽ quyết định liệu khách hàng có dành thời gian nói chuyện tiếp với bạn không. Chỉ cần bắt đầu bằng bạn là ai, đến từ công ty/tổ chức nào và họ được lợi gì từ bạn.
- Xây dựng niềm tin: Trên thực tế, khách hàng của bạn sẽ cố ý hoặc vô tình hỏi những câu hỏi đại loại như: "Làm sao tôi biết được sẽ không bị lừa?" hoặc "Làm sao mà tin anh/chị được". Hãy nói ngắn gọn, súc tích để cho thấy rằng bạn đến từ một công ty uy tín với bản thành tích đáng nể và bạn không hề cố gắng để moi tiền từ họ.
- Tập trung vào nhu cầu của khách hàng: Một chiến thuật quan trọng mà nhân viên telesales hay nhân viên telemarketing cần ghi nhớ là quên đi việc bán hàng và tập trung vào phục vụ. Đặt nhu cầu của họ cao hơn mục đích bán hàng của bạn.
- Lắng nghe chủ động: Khi họ sẵn sàng chia sẻ điều gì với bạn chứng tỏ bạn đã xóa được định kiến và tâm lý đề phòng trong tâm trí họ. Do đó, dù có bán được hàng hay không, bạn cũng nên lắng nghe nhiều hơn và chân thành trong mỗi cuộc gọi và với mỗi khách hàng.
- Giải quyết vấn đề: Đây là tín hiệu cho biết bạn đang tiến dần đến mục tiêu của mình và sự hài lòng của khách hàng. Một khi đã khơi gợi được mong muốn của khách hàng, họ sẽ chấp nhận cuộc hẹn của bạn.
Dù bạn theo đuổi công việc nào thì cũng cần sự cố gắng và nỗ lực, nhất là với telesales bởi luôn có sự cạnh tranh cao. Một người được cho là nhân viên bán hàng giỏi sẽ luôn được thể hiện bằng kết quả doanh thu cũng như thái độ phục vụ khách hàng. Do đó, với bí quyết thành công dành cho telesales mà Blog việc làm cập nhật, hy vọng bạn có thể sẽ gia tăng hiệu suất làm việc và đạt thành tựu cao vượt bậc trong thời gian tới.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.