Cơ hội việc làm ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
Là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu cung cấp kiến thức đầy đủ, từ cơ bản đến nâng cao về hệ thống mạng máy tính cũng như quản trị dữ liệu. Bạn có thể thiết kế, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, quản trị mạng, quản trị người dùng... trong thương mại điện tử, truyền thông, giải trí, hành chính công...
MỤC LỤC:
1. Tổng quan ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
2. Các khối thi ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
3. Mã ngành ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
4. Các trường đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu tốt nhất
5. Học ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu ra làm gì?
6. Tố chất, kỹ năng cần có để thành công trong ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
Học ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu ra làm gì?
1. Tổng quan ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Computer Networks and Data Communication), đôi khi còn được gọi là kỹ thuật truyền thông và mạng máy tính. Trên thực tế, ngành này được ứng dụng rất nhiều vào thực tiễn, từ hoạt động sản xuất tới kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, phát triển giáo dục, y tế, hành chính, giải trí và truyền thông tiếp thị... Với nhiều người, điểm hấp dẫn nhất của ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là nhu cầu tuyển dụng nhiều, có thể đa dạng lĩnh vực làm việc.
Cho dù ở hiện tại hay trong tương lai, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu vẫn sẽ là một ngành xu hướng, có vai trò quan trọng và không thể thay thế với sự phát triển của công nghệ thông tin nói riêng và nền kinh tế, đời sống xã hội nói chung.
2. Các khối thi ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
Tuyển sinh ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, các trường xét tuyển tổ hợp môn thi thuộc các khối là: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh), C02 (Ngữ Văn, Toán, Hóa), C01 (Ngữ Văn, Toán, Lý). Ngoài ra, hầu hết các trường sẽ kết hợp cả hình thức xét tuyển học bạ và/hoặc tuyển thẳng với chỉ tiêu ít hơn so với xét điểm thi THPT quốc gia.
3. Mã ngành ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
Mã ngành dự thi của ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là: 7480102
4. Các trường đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu tốt nhất
Nếu muốn theo học ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, bạn có rất nhiều lựa chọn vì nhiều trường trên cả 3 miền tuyển sinh ngành này với số điểm chuẩn, tiêu chuẩn xét duyệt chênh lệch khá nhiều. Một số trường đại học đào tạo ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tốt nhất hiện nay là:
4.1. Miền Bắc
- Đại học Công nghệ, ĐHQGHN (chỉ tiêu: 191).
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam (chỉ tiêu: chưa rõ).
- Đại học Thăng Long (chỉ tiêu: 40).
- Đại học Hàng Hải (gọi là ngành Kỹ thuật truyền thông và mạng máy tính - chỉ tiêu: 60).
- Đại học Việt Bắc (chỉ tiêu: 100).
- Đại học Công nghiệp Hà Nội (chỉ tiêu: 70).
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (chỉ tiêu: chưa rõ).
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (thuộc khoa CNTT - chỉ tiêu: chưa rõ).
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên (chỉ tiêu: 20).
4.2. Miền Trung
- Đại học Nha Trang (chuyên ngành thuộc khoa CNTT - chỉ tiêu: 200 cả khoa.
- Đại học Quy Nhơn (chuyên ngành Mạng máy tính thuộc khoa CNTT - chỉ tiêu: 300 cả khoa với 4 chuyên ngành).
4.3. Miền Nam
- Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG TP.HCM (chỉ tiêu: 190 - cả lớp CLC).
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM (chỉ tiêu: 30).
- Đại học Nguyễn Tất Thành (chỉ tiêu: chưa rõ).
- Đại học Hoa Sen (chỉ tiêu: chưa rõ).
- Đại học Cần Thơ (chỉ tiêu: 70).
- Đại học Gia Định (chỉ tiêu: 30).
- Đại học Tôn Đức Thắng (chỉ tiêu: chưa rõ).
- Đại học Quốc tế Miền Đông (chỉ tiêu: chưa rõ).
Tham khảo các trường đào tạo ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu chất lượng
5. Học ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu ra làm gì?
Sinh viên học ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu ra trường có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí việc làm khác nhau trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, công ty tư vấn và cung cấp giải pháp mạng, cơ sở nghiên cứu, cơ quan nhà nước...
JobOKO đã đánh giá và tổng hợp các cơ hội nghề nghiệp của ngành này cũng như khoảng lương của các vai trò đó trên thị trường hiện nay để các bạn tham khảo:
- Kỹ sư mạng máy tính/ Kỹ sư an ninh mạng: Làm việc như một kỹ sư mạng máy tính, bạn sẽ có mức lương trung bình từ 8 - 15 triệu/tháng, trong khi những ai theo hướng an ninh mạng thì có thể kiếm được từ 13 - 18 triệu/tháng chỉ với 1 - 3 năm kinh nghiệm. Mức lương cao hơn của các vị trí kỹ sư này khoảng 20 - 30 triệu/tháng, thường trên 5 năm kinh nghiệm.
- Nhân viên quản trị mạng/ Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống: Ở vai trò nhân viên, bạn có thể kiếm được từ 6 - 10 triệu/tháng với 0 - 3 năm kinh nghiệm và tăng dần lên khoảng 15 triệu/tháng. Trong đó, mức thu nhập trung bình của chuyên viên quản trị mạng, hệ thống hiện nay là từ 8 - 13 triệu/tháng, có thể cao hơn khoảng 20 - 25 triệu/tháng.
- Nhân viên IT/ Nhân viên IT phần cứng: Đối với công việc của một nhân viên kỹ thuật máy tính, nhân viên IT phần cứng mạng, bạn sẽ duy trì cơ sở hạ tầng mạng, máy chủ,... cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và nhận mức lương trung bình từ 7 - 10 triệu/tháng, cao hơn khoảng 15 - 20 triệu/tháng và cao nhất là 30 triệu/tháng.
- Kỹ sư hệ thống: Một lựa chọn khác cho các bạn học ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là trở thành kỹ sư hệ thống. Lương cho vị trí này khá cao, trung bình từ 9 - 16 triệu/tháng, cao nhất khoảng 25 - 30 triệu/tháng.
- Lập trình viên: Với tấm bằng tốt nghiệp ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, bạn có thể làm lập trình viên với điều kiện thành thạo một vài ngôn ngữ lập trình, kỹ năng mã hóa và viết chương trình. Lương lập trình viên hiện nay cũng trong khoảng 8 - 15 triệu/tháng, tăng dần lên mức 40 triệu/tháng khi có năng lực và kinh nghiệm.
- Nghiên cứu, giảng dạy: Với các bạn có kết quả học tập xuất sắc, khả năng truyền đạt tốt và muốn làm trong môi trường nghiên cứu, giáo dục thì có thể cân nhắc học lên thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành chuyên viên, chuyên gia hay giảng viên các trường cao đẳng, đại học trên cả nước.
Bên cạnh đó, có nhiều cơ hội việc làm khác liên quan đến ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu như chuyên viên phân tích dữ liệu, tester...
Đọc thêm: Học ngành Kỹ thuật phần mềm ra làm gì? trường nào tốt?
Những ai phù hợp để theo đuổi ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu?
6. Tố chất, kỹ năng cần có để thành công trong ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
Học và làm việc trong lĩnh vực CNTT nói chung, ngành mạng máy tính và truyền thông nói riêng đòi hỏi ở bạn nhiều phẩm chất, kỹ năng để có thể tiếp thu tri thức chuyên ngành, phát triển bản thân để thích nghi với nhu cầu đổi mới, nâng cấp liên tục của công nghệ. Một số kỹ năng, tố chất nổi bật cần có để thành công là:
- Học tốt các môn khoa học tự nhiên.
- Kỹ năng chuyên môn xuất sắc về khoa học máy tính, Internet, truyền thông và cơ sở dữ liệu (database).
- Tư duy logic, sáng tạo, chủ động và phản ứng nhanh.
- Khả năng tập trung tốt trong phân tích thông tin, tìm giải pháp và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng ngoại ngữ.
- Yêu thích, đam mê lĩnh vực CNTT, phần mềm.
- Cẩn thận, ý thức trách nhiệm.
Không phải tự nhiên mà ngành mạng máy tính và truyền thông xã lại trở thành ngành hot, có nhiều trường đào tạo. Những môn học thú vị, hướng nghiên cứu, cơ hội nghề nghiệp rộng mở... liệu có thu hút bạn? Nếu yêu thích ngành này, hãy xem xét để chuẩn bị sẵn sàng chinh phục mục tiêu của mình từ sớm bạn nhé!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.