Cơ hội việc làm ngành Công tác xã hội
Công tác xã hội còn được biết đến với tên tiếng Anh là Social Work, thuộc khối ngành xã hội. Đây vừa là một ngành lý thuyết, nghiên cứu chuyên sâu lại vừa có tính ứng dụng cao, đóng góp vào cải thiện điều kiện an sinh xã hội, cung cấp hỗ trợ tích cực cho cộng đồng. Các tổ hợp môn xét tuyển ngành công tác xã hội khá nhiều, từ khối A đến D, cụ thể là: A00, A01, C00, C03, C04, C14, D01, D02, D03, D04, D05, D06, D78, D79, D80, D81, D82, D83, D15, D41, D42, D43, D44 và D45.
MỤC LỤC:
I. Ngành Công tác xã hội học những gì? Có khó không?
II. Cơ hội việc làm và mức lương ngành Công tác xã hội
III. Học ngành Công tác xã hội ở đâu tốt?
Học ngành Công tác xã hội ra làm gì? có dễ xin việc không?
I. Ngành Công tác xã hội học những gì? Có khó không?
Từ tên gọi công tác xã hội, chắc hẳn các bạn cũng đã phần nào hình dung được về lĩnh vực này. Ngành công tác xã hội cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hoạt động xã hội, từ các mối quan hệ giữa người với người, cách điều tiết, can thiệp và giải quyết vấn đề phát sinh, hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức, các nhóm đặc thù (nhóm người dễ tổn thương, người khuyết tật...), tư vấn xây dựng chính sách an sinh xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội nước nhà.
Chương trình học của ngành công tác xã hội cũng sẽ kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết với thực hành thu thập dữ liệu, phân tích, báo cáo, thống kê để tìm giải pháp. Bên cạnh đó, bạn sẽ học và rèn luyện kỹ năng mềm, tâm lý học, khoa học xã hội, pháp luật đại cương, văn hóa... Chương trình đào tạo của các trường không giống nhau nhưng đều nhằm hướng dẫn, giúp sinh viên xây dựng nền tảng vững chắc cả về chuyên môn và kỹ năng cũng như tố chất, đạo đức.
Đọc thêm: Các nhóm ngành nghề trong xã hội, nên học ngành nào dễ xin việc?
II. Cơ hội việc làm và mức lương ngành Công tác xã hội
1. Các vị trí việc làm ngành công tác xã hội
- Công chức: Nhiều bạn tốt nghiệp ngành công tác xã hội xã thi công chức và làm tại ủy ban nhân dân xã, phòng Thương binh và Xã hội, các vị trí khác ở các phòng ban trên quận, huyện, sở và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ...
- Cán bộ truyền thông xã hội.
- Nhân viên dự án (phát triển cộng đồng).
- Trợ lý dự án phát triển cộng đồng.
- Giáo viên kỹ năng xã hội.
- Chuyên viên tại tổ chức phi chính phủ.
- Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, viện chính sách, trường trung cấp, cao đẳng và đại học trên cả nước.
Ngoài ra, với tấm bằng ngành công tác xã hội, nhiều bạn lựa chọn đi làm các công việc hành chính văn phòng, nhân sự, tuyển dụng, báo chí truyền thông, quảng cáo. Một số công ty cũng tuyển các vị trí như nhân viên cán bộ xã hội ...
Các vị trí việc làm ngành Công tác xã hội Hot
2. Mức lương ngành công tác xã hội
Khác với nhận định của nhiều người khi nói về khối ngành xã hội nói chung đều là thu nhập hàng tháng sẽ không cao, cơ hội tăng thu nhập cũng không nhiều, mức lương của ngành công tác xã hội khá ổn, nhất là các vai trò trong tổ chức phi chính phủ. Dĩ nhiên, khi làm nghiên cứu, giảng dạy hay công chức, lương hàng tháng theo bậc lương quy định của nhà nước và thường tính theo thâm niên. Thế nhưng, với hầu hết các vị trí, bạn có thể nhận từ 5 - 10 triệu/tháng, có trình độ ngoại ngữ xuất sắc, bạn có thể nhận 15 - 20 triệu/tháng.
III. Học ngành Công tác xã hội ở đâu tốt?
Thực tế, có rất nhiều trường đại học (không tính cao đẳng) đào tạo ngành công tác xã hội. Trong khoảng chục năm gần đây, số trường mở thêm chương trình đào tạo ngành này gia tăng nhanh chóng, chứng minh sức hút, tầm quan trọng của ngành công tác xã hội.
Một số trường đào tạo ngành công tác xã hội được đánh giá tốt trên cả nước là:
1. Miền Bắc
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam.
- Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.
- Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Hà Nội).
- Đại học Y tế Công cộng.
- Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Đại học Thủ đô Hà Nội.
- Học viện Phụ nữ Việt Nam.
- Đại học Lâm nghiệp (Cơ sở 1).
- Đại học Tân Trào.
- Đại học Thăng Long.
- Đại học Công Đoàn.
- Đại học Hải Phòng.
- Đại học Hùng Vương.
2. Miền Trung
- Đại học Khoa học, Đại học Huế.
- Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
- Đại học Vinh.
- Đại học Quy Nhơn.
- Đại học Đà Lạt.
- Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Các trường đào tạo ngành Công tác xã hội chất lượng
3. Miền Nam
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM.
- Đại học Tôn Đức Thắng.
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
- Đại học Lao động Xã Hội (Cơ sở phía Nam).
- Đại học Trà Vinh.
- Đại học Mở TP.HCM.
- Đại học Cửu Long.
- Đại học Sư phạm TP.HCM.
- Đại học Thủ Dầu Một.
- Đại học Hùng Vương.
- Học viện Cán bộ TP.HCM.
- Đại học Dân lập Văn Lang.
Đối với nhiều người, ngành công tác xã hội không chỉ đơn thuần là một ngành học hay sự chuẩn bị cho công việc trong tương lai. Nhiều bạn học ngành này, học chuyển từ các chuyên ngành khác sang học thạc sĩ, nghiên cứu sinh công tác xã hội vì hiểu rằng đây là lĩnh vực ý nghĩa, đóng góp nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.