Những sai lầm lớn nhất của sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm việc
30/01/2020 05:58
Sau khi ra trường, việc đầu tiên bạn cần làm sẽ là khởi động quá trình tìm kiếm việc làm để xác định công việc mơ ước. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp đại học gần đây thường bị hụt hẫng khi thực sự bắt đầu tìm việc làm. Họ có thể chưa biết cách để chuẩn bị giao tiếp và phỏng vấn hiệu quả, dẫn tới thất bại. Dưới đây là những sai lầm hàng đầu mà những sinh viên mới ra trường thường gặp phải, khiến họ để vụt mất cơ hội công việc của mình.
Quá trình tìm việc làm đối với sinh viên mới tốt nghiệp không hề dễ dàng bởi họ chưa chứng minh được năng lực của bản thân. Đặc biệt, nhiều bạn còn mắc sai lầm không đáng có trong quá trình tạo CV, phỏng vấn trước nhà tuyển dụng. Vậy làm thế nào để khắc phục những sai lầm này? Lời khuyên tìm kiếm việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp bạn không nên bỏ lỡ để tránh mắc lỗi cũng như nhanh chóng có được công việc ưng ý nhé.
Những lỗi sinh viên mới ra trường cần tránh
Sai lầm sinh viên mới tốt nghiệp cần tránh để có cơ hội việc làm tốt
1. Giao tiếp không phù hợp hoặc không hiệu quả
Trong thế giới công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, trao đổi qua tin nhắn có thể là tiêu chuẩn cho các cuộc trò chuyện thông thường. Thế nhưng, khi tìm kiếm việc làm, bạn không thể sử dụng hình thức giao tiếp không chính thức đó.Trong nhiều trường hợp, vì đã quá quen với giao tiếp gián tiếp mà nhiều sinh viên tốt nghiệp không biết cách trao đổi thông tin một cách chuyên nghiệp qua văn bản hoặc lời nói trực tiếp. Kỹ năng giao tiếp kém là sai lầm hàng đầu cản trở sinh viên mới ra trường trong tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ rằng ngôn ngữ không chính thức và chữ viết tắt không phải là hình thức giao tiếp chuyên nghiệp và không nên được sử dụng khi tiếp cận với nhà tuyển dụng. Hãy đảm bảo rằng hình thức giao tiếp và giọng điệu bạn sử dụng phản ánh đúng bản thân bạn như một ứng viên ưu tú.
Để khắc phục vấn đề này, giải pháp đầu tiên mà bạn cần làm là chủ động và dành thời gian để tìm hiểu cách viết thông tin liên lạc, cấu trúc, lời chào, tiêu đề, chữ ký, v.v. Khi giao tiếp trực tiếp, hãy quyết đoán và tự tin - đồng thời cũng phải lịch sự. Ngoài ra, hãy luôn lịch sự và chuyên nghiệp với mọi người xung quanh, cho dù đó là nhân viên thư ký, bảo vệ toà nhà hay quản lý tuyển dụng.
2. Cư xử không lịch sự với nhà tuyển dụng
Không lịch sự với nhà tuyển dụng là sai lầm phổ biến thứ hai mà các sinh viên mới ra trường gặp phải khi tìm việc. Nhà tuyển dụng là người quyết định cơ hội công việc của bạn, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải đối xử với họ một cách tôn trọng.Để rèn luyện, bạn hãy cố gắng loại bỏ hết những điều kém tinh tế, không phù hợp trong môi trường chuyên nghiệp. Tạo ấn tượng tốt với tất cả mọi người ở công ty bạn đến phỏng vấn có thể giúp bạn tăng khả năng nhận được công việc mơ ước. Cho dù là tiếp xúc qua điện thoại, gặp mặt trực tiếp, bất cứ khi nào tiếp xúc với một nhà tuyển dụng tiềm năng, bạn hãy giới thiệu bản thân với sự chuyên nghiệp và tiếp tục trong suốt cuộc trò chuyện.
3. Không chuẩn bị câu hỏi cho người phỏng vấn
Một trong những nguyên tắc cơ bản để chuẩn bị phỏng vấn xin việc là tạo sẵn danh sách các câu hỏi về vị trí công việc và công ty. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên mới tốt nghiệp "quên" chuẩn bị hoặc hỏi không đủ câu hỏi trong quá trình phỏng vấn.Trên thực tế, ứng viên nên có tối thiểu 3 câu hỏi. Đó cũng là cơ hội tốt để người phỏng vấn cung cấp thêm thông tin cho bạn, đồng thời đánh giá sự tận tâm, chuyên nghiệp của bạn. Bạn hãy nhớ rằng đi phỏng vấn, đừng chỉ ngồi nghe và trả lời câu hỏi của người phỏng vấn. Hãy thể hiện rằng bạn quan tâm nhiều đến công việc và cơ hội học hỏi thay vì tập trung vào tiền lương và đãi ngộ.
4. Không chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
Các nhà tuyển dụng có lịch trình bận rộn, vì vậy hãy tưởng tượng sự thất vọng của họ khi một ứng viên không chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. May mắn thay, đó là một lỗi dễ sửa.Bạn có thể chuẩn bị phỏng vấn bằng cách chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến, lên danh sách những gì bạn muốn hỏi lại, luyện tập với bạn bè, chuẩn bị trang phục phù hợp. Thay vì trình bày những nội dung thông tin có sẵn trong CV, bạn có thể chuẩn bị những câu chuyện - trải nghiệm thực tế để đưa ra câu trả lời ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy cô đọng câu chuyện của bạn và chia sẻ chúng trong khoảng 60 - 90 giây vì bạn cần tập trung, không lan man.
Tránh được những sai lầm, sinh viên mới ra trường sẽ nhanh chóng tìm được việc làm tốt
5. Ứng tuyển vào các vị trí công việc không thực tế
Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp có thói quen "rải CV" khắp nơi mà không đọc kỹ các yêu cầu của nhà tuyển dụng hoặc không có ý nghĩa với mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Những ứng viên đó sẽ bị đánh giá là thiếu quyết đoán và có thể đang ở trong tình trạng tuyệt vọng khi kiếm việc làm. Điều quan trọng với các ứng cử viên là ứng tuyển vào vị trí cụ thể mà họ đáp ứng được yêu cầu và có thể là bước đệm giúp họ đạt được mục tiêu trong tương lai.6. Không theo dõi quá trình tuyển dụng sau phỏng vấn
Không chú ý đến tiến trình tuyển dụng sau phỏng vấn có thể để lại ấn tượng rằng bạn không quan tâm đến vị trí ứng tuyển. Bạn nên gửi email cảm ơn sau cuộc gặp, cảm ơn người phỏng vấn vì đã dành thời gian, sau đó hỏi kết quả trong vòng 5 - 7 ngày tiếp theo. Cho dù kết quả phỏng vấn không như bạn mong đợi, hãy phân tích xem vấn đề nằm ở đâu. Bạn có thể học hỏi, rút kinh nghiệm từ những thất bại.Khi mới tốt nghiệp, bạn sẽ bỡ ngỡ trong quá trình tìm việc làm, nhất là không biết lựa chọn công ty, vị trí nào phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, do thiếu kinh nghiệm chuyên môn lẫn kỹ năng mềm mà bạn gặp nhiều trở ngại ngay cả bước tạo CV xin việc. Bởi nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn. Nếu bạn không thiết kế cho mình bản CV ấn tượng thì rất khó để "vượt mặt" các đối thủ khác. Tham khảo cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường để áp dụng cho bản thân khi tìm việc làm, có như vậy bạn mới nhanh chóng có được việc làm tốt.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.