Tạo bước đệm vững chắc trước khi nhảy việc
Bạn đang chững lại ở một giai đoạn trong sự nghiệp và không cách nào tiến bước? Bạn đang băn khoăn liệu mình có lựa chọn con đường đúng đắn? Bạn muốn bắt đầu một sự nghiệp mới mà không biết bắt đầu từ đâu? Với quyết định nhảy việc thì bạn cần chuẩn bị những gì? Ở bài viết này, website tuyển dụng Joboko.com sẽ giúp bạn tìm ra phương hướng để tiếp tục phát triển. Hy vọng, với những tư vấn nghề nghiệp này, bạn sẽ nhanh chóng có được công việc ưng ý.
Mỗi một sự thay đổi lớn luôn ẩn chứa cả rủi ro và cơ hội, đó là lý do tại sao bạn luôn chần chừ và do dự khi quyết định tạo ra bước ngoặt lớn trong đời. Nhưng cuộc đời còn rất dài, bạn cam lòng làm mãi một công việc không hợp với mình hay sao? Đừng để nỗi sợ hãi cản trở bước tiến của bạn, đã đến lúc bạn nên dừng suy nghĩ và chuẩn bị mọi thứ cho một lựa chọn mới. Trong bài viết trước, Joboko.com đã giới thiệu tới bạn đọc top 5 sai lầm lớn nhất của những người nhảy việc. Ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bước đệm vững chắc bạn cần chuẩn bị trước khi quyết định nhảy việc nhé.
Những vấn đề bạn cần cân nhắc trước khi quyết định nhảy việc
Tạo bước đệm vững chắc trước khi nhảy việc
1. Đối mặt với nỗi sợ hãi
Nỗi sợ hãi là một trong những nhân tố quan trọng làm cản trở bước tiến và quyết định hành động của bạn, giống như đổi nghề sẽ khiến bạn sợ hãi mắc sai lầm không thể cứu vãn. Có lẽ bạn lo lắng về thu nhập, mất địa vị (nhất là khi đã có vị trí vững vàng ở sự nghiệp hiện tại và bỏ đi hết những thành tích và nỗ lực trong công việc cho đến nay. Thực sự thì điều đáng lo hơn là bạn không sợ hãi bất cứ điều gì bởi nỗi sợ là phản ứng bình thường khi chúng ta biết có mối đe dọa nào đó. Cuộc sống có quá nhiều vấn đề phát sinh khi bạn nhảy việc. Tuy nhiên, sợ hãi không phải lý do để bạn dậm chân tại chỗ, đừng để nó cản trở con đường đi đến công việc mới thú vị hơn dành cho bạn.>> Đừng để nỗi sợ hãi đánh mất cơ hội thăng tiến của bạn
2. Dừng tìm kiếm và rời khỏi vùng an toàn
Nếu bạn đang cân nhắc đổi nghề, có lẽ bạn đã dành nhiều giờ đồng hồ trực tuyến để tìm kiếm ý tưởng - xem tin tuyển dụng, bằng cấp và đọc các bài viết, blog chuyên ngành. Có thể càng xem càng khiến bạn bối rối và hoang mang hơn. Việc tìm kiếm trên Google khiến bạn tưởng rằng bạn đã bắt đầu hành động để chuyển việc, nhưng thực tế thì chẳng có gì thay đổi cả. Thôi dành thời gian cho Google và dành công sức để đẩy bạn ra khỏi vùng an toàn.3. Sử dụng mạng lưới quan hệ
Bạn đã phát triển mang lưới quan hệ rộng trong nhiều năm qua thông qua bạn bè, gia đình và mạng xã hội hướng nghiệp như Linkedln. Khai thác lợi ích mà các mối quan hệ này mang lại. Liên hệ với chuyên viên hoặc cố vấn trong lĩnh vực bạn quan tâm sẽ đặc biệt hữu ích vì bạn có cơ hội để bàn về nguyện vọng của mình với họ, đổi lại là lời khuyên, tư vấn nghề nghiệp và chỉ dẫn quý báu. Thậm chí nếu cơ may tốt hơn, họ còn có thể sắp xếp cho bạn một số cơ hội việc làm trong nghề. Đừng quên sử dụng mạng lưới quan hệ để giúp bạn tìm được người thích hợp.Trước khi nhảy việc bạn cần chuẩn bị những gì?
4. Đừng làm người đứng xem - hãy chủ động hành động
Các tốt nhất để tìm hiểu về một nghề mới là bắt tay vào làm. Chủ động hành động để đưa bạn đến với con đường đúng đắn. Nếu không thì ít nhất bạn cũng học được điều gì đó hữu ích và loại trừ được một lựa chọn, đánh giá lại những gì mình đang tìm kiếm. Nếu bạn đang có ý tưởng vượt xa hơn công việc hiện tại của mình, từ một nhân viên bình thường trở thành một người quản lý hay giám đốc... Hãy xác định mục tiêu phấn đấu và con đường thực hiện kế hoạch của mình, đừng sợ khó, khổ nhé.5. Một số ý tưởng cho bạn tham khảo sau đây
-
Tham gia vào sự kiện với các chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang quan tâm.
-
Làm cộng tác viên hoặc làm thêm giờ bên cạnh công việc hiện tại.
-
Tham gia hoạt động tình nguyện.
-
Xem xét bằng cấp, kỹ năng cần bổ sung để chuẩn bị cho vai trò mới.
- Liên hệ với người thích hợp để xin ý kiến, chỉ dẫn.
Sau khi quyết định xin thôi việc ở công ty cũ để chuyển sang một việc làm mới bạn băn khoăn không biết nên hay không làm việc trong các công ty nhỏ. Mặc dù các doanh nghiệp, tập đoàn lớn chiếm lợi thế cao hơn khi tuyển dụng so với công ty nhỏ nhưng chưa hẳn đã tốt hoàn toàn. Các công ty nhỏ cũng chiếm được lợi thế riêng nên tùy theo nhu cầu, mục tiêu mà bạn lựa chọn và đưa ra quyết định sáng suốt. Để tìm hiểu cụ thể về những ưu điểm khi làm việc tại công ty nhỏ, bạn đọc có thể tham khảo viết mà Joboko.com đã chia sẻ.
>> Bạn đang có ý định nhảy việc, tìm việc làm mới, hãy truy cập ngay vào Joboko.com để cập nhật thông tin tuyển dụng việc làm nhanh nhất nhé.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.