Thanh khoản là gì? Tại sao thanh khoản lại quan trọng?
Tính thanh khoản dùng để chỉ khả năng chuyển đổi nhanh chóng các loại tài sản thành tiền mặt. Tính thanh khoản càng cao, khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của cá nhân hoặc doanh nghiệp đó càng cao.
MỤC LỤC:
1. Thanh khoản là gì?
2. Các loại thanh khoản
3. Tại sao thanh khoản lại quan trọng?
4. Phương thức xác định tính thanh khoản của doanh nghiệp
5. Ý nghĩa của thanh khoản
Tìm hiểu thanh khoản là gì và các loại thanh khoản phổ biến
1. Thanh khoản là gì?
Về cơ bản, tính thanh khoản dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản bất kỳ mà không tác động quá nhiều đến giá thị trường của nó. Theo đó, tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đặc biệt là đối với những loại tiền tệ có giá trị như USD.
Trong khi đó, có một số loại tài sản như đất đai, trang thiết bị đầu tư,... lại có tính thanh khoản thấp hơn vì phải mất quá trình thương lượng dài mới có thể chuyển đổi thành tiền mặt.
Đọc thêm: Liquidity Planning là gì? Các bước lập kế hoạch thanh khoản tiêu chuẩn
2. Các loại thanh khoản
Có hai loại thanh khoản cơ bản nhất là: thanh khoản thị trường, áp dụng cho các khoản đầu tư, tài sản và thanh khoản kế toán, áp dụng cho tài chính doanh nghiệp hoặc cá nhân.2.1. Thanh khoản thị trường
Thanh khoản thị trường là khả năng chuyển đổi tức thời từ tài sản thành tiền mặt. Thực tế, tính thị trường được biểu hiện thông qua giá cả ổn định và minh bạch.Dấu hiệu của tính thanh khoản thị trường cao là khi số lượng người tham gia giao dịch lớn, ở đó các hoạt động mua vào - bán ra diễn ra sôi nổi. Ngược lại, một thị trường thiếu tính thanh khoản là nơi mà chỉ có người bán chứ không có người mua tài sản.
Tính thanh khoản khác với khả năng sinh lời. Ví dụ, cổ phiếu của một công ty là một loại tài sản có tính thanh khoản bởi vì khi được tung ra trên thị trường giao dịch chứng khoán, luôn có người mua vào dù giá trị của cổ phiếu đó bị giảm.
Khi đầu tư, các nhà đầu tư cần lưu tâm đến tính thanh khoản của một tài sản. Trong số các khoản đầu tư và phương thức tài chính, các loại tài sản dưới đây có tính thanh khoản cao nhất:
- Tài khoản tiết kiệm.
- Cổ phiếu được giao dịch trên các sàn và quỹ giao dịch uy tín.
- Trái phiếu chính phủ.
- Thương phiếu.
- Chứng khoán trên các thị trường tiền tệ ngắn hạn khác.
Ngược lại, những tài sản như bất động sản, đồ nội thất hay chứng khoán trên các sàn giao dịch nước ngoài, cổ phiếu penny được giao dịch qua quầy thanh toán đều mang tính thanh khoản thấp vì phải mất nhiều thời gian mới có thể chuyển đổi những tài sản này thành tiền mặt.
Đọc thêm: Chứng khoán là gì? Lợi ích và rủi ro khi đầu tư chứng khoán
2.2. Thanh khoản kế toán
Thanh khoản kế toán là khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của một doanh nghiệp hoặc một cá nhân - hay còn gọi là khả năng trả nợ. Với cá nhân, để xác định tính thanh khoản, họ chỉ cần so sánh các khoản nợ với số tiền mặt hiện có trong ngân hàng hoặc chứng khoán thị trường trong các khoản đầu tư của họ.Về phía các doanh nghiệp, tính thanh khoản được xem xét thông qua tài sản lưu động so với các khoản nợ hiện tại của công ty đó.
Tầm quan trọng của thanh khoản trong doanh nghiệp
3. Tại sao thanh khoản lại quan trọng?
Tính thanh khoản càng cao đồng nghĩa với tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc cá nhân đó càng ổn định.Tương tự, một cá nhân càng có nhiều tiền tiết kiệm thì họ càng dễ dàng trả các khoản nợ, chẳng hạn như các hóa đơn thế chấp, vay mua xe hoặc thẻ tín dụng. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp người đó thất nghiệp, không tìm được nguồn thu nhập mới ngay lập tức. Họ càng nắm trong tay nhiều tiền mặt và khối lượng tài sản có tính thanh khoản cao thì họ càng dễ dàng tiếp tục thanh toán các khoản nợ trong quá trình tìm kiếm công việc mới.
4. Phương thức xác định tính thanh khoản của doanh nghiệp
3 tỷ lệ thanh khoản điển hình được áp dụng để tính toán thanh khoản kế toán của một công ty bao gồm:- Tỷ số thanh toán ngắn hạn.
- Tỷ số thanh toán nhanh.
- Tỷ số thanh toán tiền mặt.
4.1. Tỷ số thanh toán ngắn hạn
Tỷ số thanh toán ngắn hạn hay còn gọi là tỷ số vốn lưu động, dùng để xác định khả năng trả các khoản nợ có thời hạn trong vòng 1 năm của công ty.Công thức tính:
Tỷ số thanh toán ngắn hạn = tài sản lưu động/ khoản nợ phải trả ngắn hạn.
Tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán cho các khoản nợ của công ty càng cao và ngược lại.
4.2. Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh hay còn gọi là phép thử Axit, dùng để tính toán/đo lường tài sản lưu động so với các khoản nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động bao gồm những tài sản có tính thanh khoản cao nhất như tiền mặt, chứng khoán thị trường và các khoản phải thu khác.Khác với tỷ số thanh toán ngắn hạn, trong công thức tính của tỷ số thanh toán nhanh đã loại trừ hàng tồn kho vì tài sản này không thể chuyển thành tiền mặt nhanh như các tài sản khác.
Có 2 công thức tính toán tỷ số thanh toán nhanh:
- Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền + Chứng khoán thị trường + Các khoản phải thu)/(Nợ ngắn hạn)
- Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho - các khoản phải trả trước)/(Nợ ngắn hạn)
Tỷ số thanh toán nhanh càng cao thì khả năng chi trả/ đáp ứng các các nghĩa vụ tài chính càng cao.
Cách tính thanh khoản của doanh nghiệp chuẩn
4.3. Tỷ số thanh toán tiền mặt
Tỷ số thanh toán tiền mặt thậm chí còn khắt khe hơn tỷ số thanh toán nhanh khi đây là tỷ lệ giữa tiền mặt và các khoản nợ ngắn hạn. Một công ty được đánh giá là có năng lực tài chính vững vàng nếu công ty đó có khả năng thanh toán chỉ thông qua tiền mặt chứ không cần phải chuyển đổi bất kỳ loại tài sản nào khác.Công thức tính:
Tỷ số thanh toán tiền mặt = tiền mặt/nợ ngắn hạn
Đọc thêm: Lạm phát là gì? Cách đo lường lạm phát
5. Ý nghĩa của thanh khoản
Tính thanh khoản của một công ty chính là yếu tố then chốt giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt trong việc rót vốn vào cổ phiếu hay trái phiếu của công ty.Tỷ số thanh khoản cao tỷ lệ thuận với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ số thanh khoản cao, khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty đó càng cao. Ngược lại, nếu công ty đó có tỷ số thanh khoản thấp, khả năng chi trả/đáp ứng các nghĩa vụ tài chính không đáng tin cậy, thậm chí còn rơi vào nguy cơ phá sản trong bối cảnh nền kinh tế thị trường suy thoái/ tụt dốc.
Mỗi một ngành sẽ có những yêu cầu đặc thù riêng về tài sản và cách thanh toán các khoản nợ, vì thế, chỉ nên so sánh tỷ số thanh khoản giữa các công ty hoạt động trong cùng một ngành với nhau.
Tính thanh khoản của một khoản đầu tư cụ thể đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì tỷ số này cho biết mức độ cung và cầu trên thị trường đối với tài sản đó - cũng như khả năng tức thời chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.