Tìm việc "làm thuê" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?
Đối với bất cứ ai khi đi xin việc làm, thái độ tích cực cũng cực kỳ cần thiết. Điều này lại càng quan trọng hơn khi bạn vừa trải qua một biến cố lớn trong sự nghiệp - khởi nghiệp thất bại. Khi đi xin việc làm, bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được sự nhiệt huyết với vị trí mà bạn đang ứng tuyển và rằng bạn mới là ứng viên sáng giá nhất nhờ những kinh nghiệm đã tích lũy được.
MỤC LỤC:
1. Vực dậy tinh thần
2. Biến thất bại thành động lực
3. Cân nhắc những lợi ích của việc làm nhân viên
4. Tận dụng các mối quan hệ
5. Viết CV xin việc
6. Chuẩn bị phỏng vấn
Cách tìm việc "làm thuê" sau khi thất khởi nghiệp thất bại nhanh chóng
Kinh nghiệm tìm việc làm sau khi khởi nghiệp thất bại
1. Vực dậy tinh thần
Bạn vừa trải qua một thời kỳ khó khăn, do đó hãy cho bản thân thời gian để suy nghĩ và lấy lại tinh thần trước khi trở lại với các công việc thường nhật. Hãy nhớ rằng bạn đã cố gắng hết sức mà thành công vẫn chưa đến, đó không phải là lỗi của bạn. Bạn thậm chí còn học hỏi được rất nhiều điều từ thất bại của bản thân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh thần lạc quan, lối suy nghĩ tích cực có vai trò rất quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm, đặc biệt là khi bạn vừa chuyển từ vị trí ông chủ doanh nghiệp sang làm nhân viên cho công ty khác. Bạn cần thể hiện cho các nhà tuyển dụng thấy sự đam mê, nhiệt huyết của bản thân, quyết tâm làm lại từ đầu cũng như những kinh nghiệm và kỹ năng để chứng tỏ bạn là ứng viên sáng giá nhất.
Đọc thêm: Bài học xương máu cho Startup nếu muốn khởi nghiệp thành công
2. Biến thất bại thành động lực
Tương lai của bạn là do bạn quyết định, không ai có thể thay thế bạn cả. Vì vậy hãy tập trung vào công việc hiện tại của bạn. Hãy nhìn về phía trước và coi quá khứ như những bài học mà bạn cần phải trải qua.
Nếu bạn quá tập trung vào quá khứ, bạn sẽ không có thời gian để thực hiện các dự định mà bản thân mong muốn. Điều bạn cần làm lúc này là hãy biến sự thất vọng thành động lực để tiếp tục tiến về phía trước.
Thay vì so sánh bản thân với những người khác, hãy dành thời gian để suy nghĩ về những gì bạn đã đạt được và những gì bạn học được trong thời kỳ khó khăn đó. Những kinh nghiệm này sẽ là nền tảng vững chắc để bạn tiếp tục xây dựng sự nghiệp của mình.
3. Cân nhắc những lợi ích của việc làm nhân viên
Lúc này, để quên đi sự thất bại, bạn có thể suy nghĩ về các mặt lợi khi trở lại làm một nhân viên bình thường. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi bị người khác quản lý nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không phải chịu trách nhiệm cho tất cả mọi việc trong công ty như trước nữa, bạn có thể tập trung phát huy công việc chuyên môn của mình.
Bạn chỉ cần đến công ty theo thời gian đã được quy định sẵn và hoàn thành các công việc được giao. Lượng công việc của bạn có thể sẽ không ít đi nhưng bạn sẽ không phải chịu nhiều áp lực như trước nữa. Là một nhân viên bình thường, bạn chỉ cần làm tốt chuyên môn của mình thay vì phải lo cả vấn đề tài chính, nhân sự như trước.
4. Tận dụng các mối quan hệ
Là một doanh nhân, bạn có một lợi thế lớn khi tìm việc làm mà các ứng viên khác không có đó là các mối quan hệ trong công việc. Mỗi khách hàng, nhân viên hay đồng nghiệp, thậm chí là đối thủ cạnh tranh trước đây của bạn đều có thể trở thành nguồn giới thiệu việc làm cho bạn. Nếu bạn từng hợp tác với họ và đạt được những kết quả tốt đẹp, chắc chắn họ sẽ tin tưởng và giới thiệu cho bạn những cơ hội việc làm hấp dẫn.
Đọc thêm: Khởi nghiệp thất bại quá là bình thường, quan trọng là rút ra được bài học gì
Mối quan hệ rộng mở sẽ giúp bạn nhanh chóng có được việc làm phù hợp
5. Viết CV xin việc
Trước khi viết CV hay đơn xin việc, hãy dành thời gian liệt kê các kỹ năng, bằng cấp và kinh nghiệm mà bạn có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. CV của bạn nên chứa những từ khóa quan trọng xuất hiện trong tin tuyển dụng. Các mẫu đơn xin việc hay CV xin việc online thường sẽ có hướng dẫn chi tiết để bạn tham khảo để thiết kế sao cho chuẩn.
Hãy nhớ rằng những kinh nghiệm bạn có được sẽ giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác. Ngay cả những bài học khi khởi nghiệp thất bại cũng rất quý giá. Những người khởi nghiệp cũng thường phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, từ quản lý nhân viên, ngân sách cho tới hoạch định chiến lược phát triển của công ty. Đó đều là những yếu tố giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Sau khi nêu những kinh nghiệm của bản thân, bạn có thể đưa ra các kỹ năng mà mình đã học hỏi, trau dồi được từ đó.
6. Chuẩn bị phỏng vấn
Là chủ một công ty, có lẽ bạn đã quen với việc ngồi ở vị trí của người phỏng vấn thay vì ứng viên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn nắm được tâm lý của nhà tuyển dụng. Đâu là những câu hỏi bạn thường đưa ra cho các ứng viên? Câu hỏi nào bạn cảm thấy hóc búa nhất? Đã đến lúc bạn đặt mình vào vị trí của các ứng viên và suy nghĩ. Đây là một thử thách nhưng cũng là một lợi thế dành cho bạn.
Hãy giữ nụ cười trên môi và tự tin trả lời các câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng đưa ra. Bạn cũng nên giải thích ngắn gọn lý do tại sao mình chuyển sang làm nhân viên với thái độ tích cực. Cuối cùng đừng quên nhấn mạnh một số thành tích bạn đã đạt được khi khởi nghiệp.
Vực dậy từ thất bại chưa bao giờ là một việc làm dễ dàng, nhất là khi bạn đã dành hết công sức của mình vào đó. Song hãy nhớ, mọi thất bại đều chỉ là tạm thời và bạn sẽ càng mạnh mẽ hơn sau mỗi lần thất bại. Hãy suy nghĩ lạc quan và tập trung vào hiện tại. Bạn chắc chắn sẽ thành công!
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.