Trắc nghiệm tính cách mbti Liệu tính cách của bạn có phù hợp với nghề nghiệp bạn đã chọn?
Thông qua các bài trắc nghiệm tính cách MBTI, bạn sẽ thực sự làm được điều đó một cách vô cùng dễ dàng.
Khám phá tính cách của bạn ngayĐiểm nhanh về nhóm tính cách INFJ
- Được coi là nhóm hiếm vì chỉ có khoảng 2% dân số
- Từ để nói về nhóm: Người cố vấn, Người che chở.
- Nghề nghiệp phù hợp: Bác sĩ, giáo viên, luật sư, cố vấn,...
- Điểm mạnh: Sáng tạo, tận tâm, giàu lòng trắc ẩn.
01Nhóm tính cách INFJ là gì?
Tính cách INFJ là một trong 16 kiểu tính cách được xác định theo MBTI, là viết tắt của Introversion, iNtuition, Feeling và Judging. INFJ thoải mái nhất khi ở một mình (Hướng nội), tập trung vào các ý tưởng và khái niệm hơn là sự kiện và chi tiết (iNtuitive), đưa ra quyết định dựa trên cảm giác và giá trị (Cảm nhận) và thích được lên kế hoạch, tổ chức hơn là linh hoạt và ứng biến (Đánh giá).
02Người thuộc nhóm INFJ là người như thế nào?
Kiểu tính cách INFJ còn được gọi là "Nhà tư vấn" vì họ có xu hướng duy tâm, giàu lòng trắc ẩn và nhạy cảm. Đặc điểm tính cách của INFJ gồm có:
- Sáng tạo, chính trực, có động lực giúp đỡ những người khác nhận ra tiềm năng của họ.
- Tận tâm, tài năng, INFJ giỏi đưa ra các giải pháp hữu ích tùy theo tình huống thực tế.
- Dễ dàng tìm hiểu cảm xúc và động lực của người khác, hiểu người khác hơn cả chính bản thân người đó.
- Tâm lý, thấu hiểu, nhạy cảm và dè dặt, INFJ coi trọng sự riêng tư, hiếm khi chia sẻ cảm xúc thật của mình.
- Đời sống nội tâm phong phú, có lý tưởng riêng và hình dung rõ ràng về tương lai hạnh phúc, hoàn hảo hơn.
- Dễ chán nản trước thực tại, nhưng về cơ bản thì INFJ vẫn là người có động lực, kiên trì với những mục tiêu tích cực và hướng tới những điều tốt đẹp.
03Những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách INFJ
- Mohandas Gandhi (lãnh tụ Ấn Độ).
- Eleanor Roosevelt (cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ).
- Emily Bronte (tiểu thuyết gia, nhà thơ).
- Jane Goodall (nhà nghiên cứu linh trưởng học, nhân chủng học).
- Carl Jung (nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần học).
- Fyodor Dostoevsky (nhà văn Nga).
- Florence Nightingale (người sáng lập lĩnh vực y tá, điều dưỡng của thế giới).
- Shirley MacLaine (diễn viên đoạt giải Oscar).
- Jimmy Carter (cựu Tổng thống Mỹ).
- Brené Brown (giáo sư, nhà nghiên cứu người Mỹ).
- Edward Snowden (cựu "điệp viên" tiết lộ thông tin của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ).
04Lựa chọn nghề nghiệp cho INFJ
Trong môi trường công việc, INFJ luôn là những nhân viên tận tâm, tích cực, có nguyên tắc và nỗ lực cống hiến cho doanh nghiệp. Những lưu ý khi INFJ lựa chọn nghề nghiệp gồm có:
- Cân nhắc tới nghề nghiệp cho phép phát triển khả năng tưởng tượng, ý tưởng, lập kế hoạch và tham gia thực hiện các dự án có ý nghĩa như dự án nhân đạo.
- Công việc mang lại sự hài lòng khi cho phép biến ý tưởng thành hiện thực, tạo ra sự thay đổi mang tính xây dựng cho người khác.
- INFJ có năng lực tổ chức, muốn công việc được hoàn thành một cách có trật tự, làm việc độc lập và yên tĩnh, hài hòa.
- Môi trường làm việc lý tưởng cho những người thuộc nhóm tính cách INFJ là hài hòa, hướng tới sứ mệnh nhân đạo, với những đồng nghiệp cùng quan điểm và tích cực.
Khi lựa chọn nghề nghiệp, INFJ có thể tập trung vào các công việc giúp bạn phát huy thế mạnh là sự thấu cảm, nhìn nhận vấn đề khách quan, lắng nghe và giúp đỡ người khác. Đồng thời, INFJ có thể sẽ không thực sự phù hợp với các công việc cần chú ý quá nhiều tới chi tiết.
4.1. Những công việc phù hợp nhất cho INFJ
INFJ thích những nghề nghiệp cung cấp sự giúp đỡ, hỗ trợ cho cộng đồng và những người xung quanh như chăm sóc sức khỏe, giáo dục hoặc tư vấn hoặc llĩnh vực nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, ngôn ngữ hay nghệ thuật. Các lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu cho ai thuộc nhóm tính cách INFJ là:
- Chuyên gia vật lý trị liệu.
- Bác sĩ gia đình.
- Bác sĩ tâm lý.
- Bác sĩ dinh dưỡng.
- Nghiên cứu tâm lý học lâm sàng.
- Tư vấn, cố vấn.
- Nhân viên công tác xã hội.
- Nhân viên tại tổ chức phi chính phủ.
- Nhà nghiên cứu khoa học.
- Luật sư.
- Chuyên viên pháp lý.
- Chuyên viên nhân sự.
- Nhân viên tuyển dụng.
- Headhunter.
- Giáo viên tiểu học.
- Giáo viên giáo dục đặc biệt.
- Tư vấn tuyển sinh.
- Thủ thư.
- Nhân viên biên phiên dịch.
- Biên tập viên.
- Nhà văn (tác giả viết sách).
- Biên kịch.
- Nhân viên thiết kế đồ họa.
- Animator.
- Nhân viên thiết kế nội thất.
4.2. Các nghề nghiệp mà INFJ nên tránh
Với đặc điểm tính cách và thế mạnh cũng như hạn chế như vậy, nhóm tính cách INFJ được cho là không phù hợp với các công việc như:
- Chủ thầu.
- Thợ điện.
- Kỹ sư.
- Thợ cơ khí.
- Kiểm soát viên.
- Môi giới bất động sản, kinh doanh bất động sản.
- Quản trị kinh doanh.
- Quản lý nhà hàng.
- Tư vấn tài chính.
- Giám sát sản xuất.
- Sĩ quan quân đội.
- Cảnh sát.
- Lính cứu hỏa.
- Nhân viên y tế.
- Đầu bếp.
4.3. Khả năng làm việc nhóm (teamwork) của INFJ
- Khi làm việc nhóm, những người thuộc nhóm tính cách INFJ là người gắn kết các thành viên trong nhóm, giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Đóng góp nhiều ý tưởng mới, sáng tạo.
- Nhạy bén trong việc quan sát, phát hiện tài năng của người khác và giỏi khuyến khích các thành viên trong nhóm đóng góp kỹ năng.
- Quan tâm đến quy trình làm việc, chăm chú lắng nghe ý kiến của mọi người và tổng hợp các ưu tiên khác nhau để tạo ra một tầm nhìn và mục tiêu thống nhất.
- INFJ hoạt động như một nguồn cảm hứng, có phần thầm lặng nhưng luôn ủng hộ và đóng góp cho nhóm.
- Làm việc hiệu quả nhất trong một nhóm hỗ trợ, nơi họ có thể xem xét và thực hiện công việc tuân thủ nguyên tắc đạo đức, trung thực và chính trực, khó hòa hợp với môi trường có phong cách làm việc nhanh, hướng kết quả.
4.4. INFJ trong vai trò leader, quản lý
- Trong vai trò quản lý, lãnh đạo, INFJ có khả năng tạo động lực cho người khác bằng cách chia sẻ tầm nhìn tích cực.
- Đóng vai trò là những người dẫn dắt, cố vấn và trầm lặng, biết cách thúc đẩy nhân viên.
- Bản thân INFJ rất chăm chỉ, tuân thủ nguyên tắc và nhiều ý tưởng, làm việc hiệu quả nhất khi nhân viên cấp dưới cam kết thực hiện mục tiêu, nỗ lực và tin tưởng ở mình.
- Điểm yếu của INFJ trong vai trò lãnh đạo là dễ thay đổi kế hoạch cũng như yêu cầu những mục tiêu có phần không thực tế.
05Nguyên tắc để INFJ phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp
Để phát huy hết tiềm năng của mình, những người thuộc nhóm tính cách INFJ nên chú ý để khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh, tập trung vào các yếu tố như:
- Tránh lệ thuộc vào trực giác: Trực giác không phải lúc nào cũng đúng, nhất là trong công việc hay các mối quan hệ, đồng thời dễ khiến bạn khép mình hơn. Do đó, INFJ có thể học cách chia sẻ cảm xúc để xây dựng mối quan hệ tích cực hơn.
- Giảm bớt sự đa nghi: Những người thuộc nhóm tính cách INFJ thường được đánh giá là sâu sắc, nhạy bén và thuyết phục nhưng bạn có sự đa nghi, dễ nghi ngờ người khác có động cơ, âm mưu gì đó. Hãy bình tĩnh và thấu hiểu.
- Chấp nhận thực tế rằng đôi khi xung đột là điều cần thiết: Đừng cố hạn chế mọi tranh cãi hoặc hàn gắn mọi bất đồng, cuộc sống cần có những thăng trầm và điều đó không là vấn đề nếu vẫn có thể giải quyết.
- Kết nối với những người có tính cách và quan điểm khác biệt: Khi chia sẻ và kết nối nhiều hơn, bạn sẽ nhận được nhiều giá trị và lợi ích để học hỏi, phát triển bản thân. Cố gắng hướng ngoại nhiều hơn sẽ phần nào thúc đẩy INFJ thành công.
06Điểm mạnh của INFJ
Để phát huy hết tiềm năng của mình, INFJ nên tập trung phát huy và hoàn thiện bản thân theo những mẹo sau đây:
- Nhìn nhận các vấn đề một cách sâu sắc và thực tế: Tính cách INFJ có tư duy sâu sắc, nhìn thấu các tình huống và con người cụ thể một cách hiệu quả, thích phát triển các chiến lược thực tế để hành động.
- Khả năng thấu cảm: Là người thuộc tuýp Cảm xúc, những người thuộc nhóm tính cách INFJ thường xuyên thể hiện lòng trắc ẩn nhưng điều khiến họ khác biệt là sự đồng cảm của họ đi kèm với một góc cạnh trực giác nhạy bén.
- Khả năng hòa giải, hàn gắn rạn nứt: Với trực giác có thể nhận biết, phân biệt được cảm xúc của mọi người, INFJ ngăn chặn được những cơn giận dữ. Và vì biết lắng nghe nên INFJ cũng sẽ dễ đồng cảm, giúp người khác bình tĩnh, đưa ra giải pháp khách quan và khả thi cho tất cả.
- Tính quyết đoán: INFJ tuân theo các ý tưởng của họ với niềm tin và ý chí, sự quyết đoán khi cần nên luôn thẳng thắn đối diện với vấn đề, không trốn tránh.
07Điểm yếu của INFJ
Để phát huy hết tiềm năng của mình, INFJ nên tập trung phát huy và hoàn thiện bản thân theo những mẹo sau đây:
- Dễ bỏ sót các chi tiết: INFJ dễ bị cuốn vào lý thuyết toàn cảnh mà quên tính đến những chi tiết nhỏ, điều này khiến bạn bỏ qua nhiều chi tiết ý nghĩa và quan trọng, tạo nguy cơ phạm sai lầm.
- Khép mình: Tính cách INFJ có những điểm nhạy cảm và dễ thương nhưng chỉ với người hiểu họ, trong khi nhiều người khác sẽ chỉ thấy sự thu mình vào một góc, thường tránh giao tiếp xã hội mà không giải thích nguyên nhân. Điều này có thể khiến người khác phải lo lắng.
- Lảng tránh xung đột: Một điểm yếu khác là tính cách INFJ cực kỳ không thích xung đột và muốn giải quyết mọi xung đột này nhưng thực chất đây là một hành vi trốn tránh.
- Quá nhạy cảm: Một khi những người thuộc nhóm tính cách INFJ đã có quyết định thì họ có xu hướng cực kỳ tin tưởng vào kết luận của mình và có thể không khoan nhượng những ý kiến bất đồng quan điểm. INFJ cũng sẽ phản ứng mạnh nếu bị chỉ trích.
08Những nhóm tính cách hợp với INFJ
- Dễ thân thiết, kết nối nhất: ISFJ, INFP, INFJ, ENFJ là những nhóm tính cách phù hợp nhất với INFJ. Sự tương đồng về giá trị, quan điểm, sở thích nên dễ hòa hợp, thân thiết nhanh chóng và gắn kết với nhau.
- Khác biệt nhưng thu hút lẫn nhau: Những người thuộc kiểu tính cách ISFP, INTP, INTJ, ENFP sẽ có nhiều điểm chung với INFJ, đồng thời cũng có những khác biệt đáng kể.
- Bổ sung cho nhau: Nhóm tính cách INFJ ban đầu sẽ có nguy cơ hơi khó giao tiếp, hợp tác với những người thuộc nhóm tính cách ISTJ, ESFJ, ENTP, ENTJ vì nhiều điểm khác biệt.
- Dễ tranh chấp, xung đột: ISTP, ESTP, ESTJ và ESFP là những nhóm tính cách gần như đối lập hoàn toàn với INFJ, cả về đặc điểm tính cách, giá trị coi trọng và động lực.
09INFJ trong mắt những người xung quanh
- Đối với những người xung quanh, INFJ là kiểu người trầm lặng, biết lắng nghe, nhạy cảm và quan tâm tới mọi người.
- INFJ có nhận thức tốt với môi trường và các cá nhân xung quanh, giúp mọi người tự nhìn nhận và đánh giá chính xác hơn về bản thân.
- Có sự sâu sắc, cảm nhận đa chiều trên mọi khía cạnh, không sợ những vấn đề cá nhân phức tạp bởi vì chính họ cũng khá phức tạp trong suy nghĩ và cảm nhận.
- INFJ sẽ gây bất ngờ cho người khác khi họ phản ứng lại trong các trường hợp cảm thấy bị nghi ngờ về động cơ hoặc giá trị mà bản thân theo đuổi.
- Có thể thoải mái giao tiếp với những người không thực sự quý mến (dù trong thâm tâm có miễn cưỡng).
Về cơ bản, những người thuộc nhóm tính cách INFJ đều rất kín tiếng, nhất là trong giao tiếp với người không thực sự thân thiết. Họ cũng thường giữ kín những ý tưởng và hiểu biết quý giá nhất của bản thân, chỉ chia sẻ với những ai họ thấy thực sự kết nối được và cùng quan điểm, giá trị. Phong cách giao tiếp của INFJ nhìn chung là kín đáo nhưng nhã nhặn, tạo sự thoải mái cho đối phương.
JobOKO vừa chia sẻ cùng bạn một số đặc điểm nhóm tính cách INFJ. Dựa vào đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn nghề nghiệp, tiến hành một số thay đổi cần thiết để hoàn thiện và phát triển bản thân, thành công hơn trong sự nghiệp và cuộc sống.