Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Trí Việt
Hà Nội, Hà TĩnhLương: 20 - 30 triệu VNĐ
Công ty Cổ phần Giải Pháp Nhân sự Việt Nam - HRchannels Group
Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng YênLương: Thỏa thuận
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG ĐIỆN BÍCH HẠNH
Hồ Chí MinhLương: Thương lượng
CHI NHÁNH CÔNG TRÌNH VIETTEL QUẢNG NINH - TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH VIETTEL
Quảng Bình, Quảng NinhLương: 12 - 25 triệu VNĐ
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hạ Tầng Đô Thị Corporation
Hà NộiLương: 30 Tr - 50 Tr VND
Việc làm giám đốc kinh doanh yêu cầu công việc ra sao?
Giám đốc kinh doanh (Sales Director/Business Director/Sales Manager) là người đứng đầu bộ phận kinh doanh của một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm giám sát tổng thể hoạt động kinh doanh. Giám đốc kinh doanh có thể làm việc trong các công ty sản xuất, phân phối, chuỗi cửa hàng, khách sạn, v.v. Họ thường thực hiện nhiều nhiệm vụ giám sát và hành chính, bao gồm giám sát các nhóm nhân viên khác nhau thuộc bộ phận kinh doanh và tuyển dụng nhân sự cấp cao cho công ty.
Giám đốc kinh doanh là những chuyên gia trong phân tích và ra quyết định kinh doanh, đàm phán và tiếp thị. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các Giám đốc kinh doanh là xây dựng một đội ngũ mạnh, nâng cao hiệu suất công việc, đáp ứng các mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Công việc cụ thể của Giám đốc kinh doanh sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô công ty và lĩnh vực kinh doanh nhưng nhìn chung thì họ sẽ có một số trách nhiệm chính như:
Công việc của Giám đốc kinh doanh là làm gì?
Gần như tất cả các Giám đốc kinh doanh đều có ít nhất là một bằng cử nhân đại học và đa số mọi người sẽ lựa chọn học lên Thạc sĩ, thậm chí là Tiến sĩ. Ngoài bằng cấp về Quản trị kinh doanh hay Marketing, Luật, Xuất nhập khẩu, v.v. các Giám đốc kinh doanh trong những lĩnh vực đặc thù sẽ có trình độ chuyên môn liên quan.
Ví dụ, Giám đốc kinh doanh của nhà máy hóa chất hoặc nhà máy lọc dầu có thể có bằng kỹ sư hóa học, trong khi Giám đốc kinh doanh khách sạn thường có bằng cử nhân về Du lịch, Quản trị nhà hàng khách sạn, v.v. Giám đốc kinh doanh thường có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong ngành.
Một Giám đốc kinh doanh bắt buộc phải là người am hiểu về sản phẩm và dịch vụ của công ty, có thể trình bày rõ ràng những khía cạnh khác biệt của từng mặt hàng, đánh giá chính xác thị trường và hình ảnh thương hiệu. Giám đốc kinh doanh cũng cần biết về đối thủ cạnh tranh, có thể phân tích và so sánh chính xác, công bằng, từ đó tìm ra hướng đi cho sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Khi Giám đốc kinh doanh có năng lực, họ sẽ luôn đánh giá đúng tình hình, biết được những lợi thế và thách thức đối với hoạt động kinh doanh ở từng giai đoạn, cải thiện kịp thời để dẫn dắt nhân viên làm việc tốt hơn để thực hiện được mục tiêu doanh số và lợi nhuận. Vì bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm chính về doanh thu của công ty nên mọi quyết định của Giám đốc kinh doanh đều sẽ tạo nên ảnh hưởng lớn.
Bộ phận kinh doanh sẽ xử lý rất nhiều dự án kinh doanh, có thể là hàng tháng, hàng quý hay ra mắt sản phẩm mới. Giám đốc kinh doanh cần có kỹ năng quản lý dự án xuất sắc để điều động các nguồn lực như chi phí và nhân sự, giám sát tất cả các dự án, tất cả các bước trong quá trình một cách hiệu quả, ra chỉ thị chính xác và kịp thời. Kỹ năng quản lý dự án của Giám đốc kinh doanh cũng sẽ hữu ích trong việc duy trì nhịp độ công việc, tránh bị quá tải.
Kỹ năng lãnh đạo của Giám đốc kinh doanh sẽ được dùng để động viên, khuyến khích, tạo động lực và chỉ đạo, hướng dẫn nhân viên hoàn thành trách nhiệm công việc một cách hiệu quả và năng suất. Để bộ phận kinh doanh lớn mạnh thì trước hết, Giám đốc kinh doanh cần biết cách làm thế nào để thúc đẩy nhân viên của mình, để tất cả mọi người đều liên tục phấn đấu và phát huy được thế mạnh của bản thân, cống hiến nhiều hơn trong khi luôn hài lòng với các chính sách, chế độ của công ty. Xây dựng môi trường làm việc tích cực, tạo điều kiện để nhân viên kinh doanh làm việc nhóm tốt cũng là kỹ năng mà Giám đốc kinh doanh nên có.
Kỹ năng lãnh đạo vô cùng quan trọng với giám đốc kinh doanh
Là một trong những quản lý cấp cao nhất của doanh nghiệp, Giám đốc kinh doanh cần có sự tỉnh táo và quyết đoán mỗi khi ra đưa ra bất kỳ quyết định nào, từ tuyển dụng nhân viên đến các chiến lược kinh doanh mới. Quyết định cũng phải được dựa trên số liệu báo cáo, thống kê và phân tích khoa học, hợp lý.
Ngoài ra, trong khi thực hiện các công việc liên quan tới quản lý nhân sự và hành chính, Giám đốc kinh doanh có thể sẽ thường xuyên phải giải quyết vấn đề phát sinh giữa nhân viên với nhau hoặc giữa bộ phận kinh doanh với bộ phận khác. Trong nhiều trường hợp, Giám đốc kinh doanh cũng phải ra mặt xử lý vấn đề trong mối quan hệ với khách hàng hay nhà cung cấp. Thái độ chuyên nghiệp, công bằng của Giám đốc kinh doanh sẽ rất hữu ích trong các tình huống như vậy.
Khả năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe, đàm phán và thuyết trình xuất sắc là một trong những yếu tố quyết định thành công của bất kỳ vị trí cấp quản lý nào. Giám đốc kinh doanh sẽ trao đổi với các thành viên khác trong ban giám đốc, làm việc với đối tác và khách hàng doanh nghiệp, truyền đạt thông tin cho nhân viên, lắng nghe họ, thúc đẩy họ - tất cả sẽ suôn sẻ và thành công nhờ vào kỹ năng giao tiếp khéo léo của bạn.
Mức lương của Giám đốc kinh doanh có thể được xếp vào loại cao nhất hiện nay khi so sánh với nhiều vai trò quản lý khác. Tuy nhiên thì lương Giám đốc kinh doanh ở từng công ty có quy mô hay lĩnh vực khác nhau cũng sẽ dao động và chịu ảnh hưởng nhiều từ tình hình kinh doanh thực tế. Lương thấp nhất của một Giám đốc kinh doanh là từ 10 triệu/tháng (hiếm). Đa số Giám đốc kinh doanh nhận từ 26 - 35 triệu/tháng, cao hơn là khoảng 42 - 45 triệu/tháng. Tại những công ty hay tập đoàn lớn, lương Giám đốc kinh doanh có thể lên tới 112,5 triệu/tháng.
Điểm hấp dẫn khác của nghề nghiệp này là bạn sẽ không chỉ nhận lương chính mà còn có các khoản thu nhập khác: Phần trăm doanh số, phụ cấp vị trí công tác, tiền thưởng dự án, thưởng quý và hết năm. Ngoài ra, Giám đốc kinh doanh cũng thường nhận được chế độ đãi ngộ cực tốt như có xe đưa đón, tài xế riêng, v.v.
Thu nhập của Giám đốc kinh doanh cao hay thấp?
Tất cả các doanh nghiệp đều tồn tại bằng cách bán sản phẩm hay dịch vụ nào đó, nghĩa là luôn cần có bộ phận kinh doanh và cần người quản lý bộ phận đó. Dĩ nhiên, ở những công ty nhỏ thì CEO (Giám đốc điều hành) có thể là người giám sát tất cả các nhân viên, không chia ra từng phòng ban rõ ràng nhưng về cơ bản thì thị trường lao động vẫn luôn có nhu cầu đối với các Giám đốc kinh doanh có năng lực.
Khi bạn đã có đủ năng lực hay kinh nghiệm làm việc trong các vai trò quản lý thì tìm việc làm Giám đốc kinh doanh cũng không quá khó. Các công ty có thể thông qua mạng lưới quan hệ hoặc headhunter để tìm đến và thuyết phục bạn đảm nhiệm công việc mới. Một trường hợp khác là bạn sẽ từng bước thăng tiến từ Nhân viên kinh doanh lên Trưởng nhóm, Trưởng phòng, Phó Giám đốc và Giám đốc kinh doanh.
Đối với nhiều người, thăng tiến lên tới vị trí Giám đốc kinh doanh đã là rất xuất sắc nhưng thực tế là bạn còn có thể phát triển hơn nữa. Một số định hướng bao gồm trở thành Giám đốc miền, CEO, Tổng giám đốc (General Director) hoặc chuyển ra tự mở công ty, kinh doanh riêng.
Giám đốc kinh doanh chủ yếu xử lý công việc trong văn phòng, từ quản lý chung đến tiếp đón đối tác và khách hàng và thỉnh thoảng sẽ đi công tác, đặc biệt là khi cần phát triển một thị trường mới. Về cơ bản thì môi trường làm việc của Giám đốc kinh doanh khá tốt, nhất là nếu các công ty có chính sách đưa đón bằng xe riêng, có thư ký/trợ lý hỗ trợ sắp xếp công việc và lịch trình. Qua đây, nếu bạn thấy môi trường làm việc lý tưởng, đáp ứng nhu cầu thì có thể tạo CV xin việc Giám đốc kinh doanh và ứng tuyển vào những công ty, doanh nghiệp uy tín nhé.
Giám đốc kinh doanh không chỉ cần có sự hiểu biết về công nghệ mà còn phải luôn chủ động thử nghiệm, nhanh chóng thích nghi với những tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh và quản lý nhân sự. Từ phần mềm hợp tác đến các hệ thống phân tích dữ liệu kinh doanh, v.v. - tất cả đều cần thiết để thúc đẩy hiệu suất công việc trong bộ phận kinh doanh và khi hợp tác với các phòng ban khác.
Một Giám đốc kinh doanh giỏi sẽ biết cách nhìn nhận, đánh giá ưu khuyết điểm của nhân viên, có biện pháp khắc phục điểm yếu của họ trong khi tận dụng các điểm mạnh để tạo nên những thành tích ấn tượng. Thay vì làm một người quản lý cứng nhắc, bạn nên tạo cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp với môi trường làm việc, điều chỉnh để tạo động lực cho nhân viên.
Không phải Giám đốc kinh doanh nào cũng có kỹ năng mềm xuất sắc, nhất là những ai vốn đảm nhiệm các vai trò kỹ thuật như xuất thân là kỹ sư hay nhà nghiên cứu. Kỹ năng mềm ảnh hưởng rất nhiều đến toàn bộ công tác quản lý trong bộ phận. Nếu muốn làm tốt các công việc và phát triển lâu dài, Giám đốc kinh doanh sẽ phải liên tục học hỏi về cách tư duy, ra quyết định và giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, quản lý rủi ro và có nhiều ý tưởng sáng tạo.
Cách để trở thành Giám đốc kinh doanh giỏi
Một trong những bí quyết quan trọng nhất để thành công trong vai trò Giám đốc kinh doanh là định hướng kết quả. Việc ra quyết định, phân công công việc hay quá trình triển khai đều quan trọng nhưng mục tiêu cuối cùng của việc kinh doanh vẫn là doanh thu và lợi nhuận. Bạn không thể nào đánh giá rằng quá trình rất tốt, "chỉ tiếc" là kết quả không như ý.
Những người ứng tuyển Giám đốc kinh doanh đều là nhân sự cấp cao của doanh nghiệp. Họ sẽ cố gắng tìm hiểu về kinh nghiệm phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, triển khai dự án sản phẩm mới hay phong cách, phương pháp xử lý tình huống của ứng viên, sau đó đưa ra đánh giá tổng thể và kết luận. Về phía ứng viên, luyện tập trả lời những câu hỏi phỏng vấn Giám đốc kinh doanh phổ biến có thể là một cách để gia tăng thêm sự tự tin khi trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng.
Để đảm nhiệm vai trò Giám đốc kinh doanh, bạn sẽ phải nỗ lực trong một thời gian dài, vừa học hỏi lấy kinh nghiệm lại vừa hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ để phát triển, hoàn thiện bản thân và tạo nên những thành tựu ấn tượng. Bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc ngay hôm nay từ việc học lấy bằng cấp cao hơn và làm việc trong những môi trường chuyên nghiệp.
MỤC LỤC:
I. Vai trò, nhiệm vụ của Giám đốc kinh doanh
II. Yêu cầu về bằng cấp đối với Giám đốc kinh doanh
III. Những phẩm chất, kỹ năng Giám đốc kinh doanh cần có
IV. Mức lương của Giám đốc kinh doanh
V. Triển vọng nghề nghiệp Giám đốc kinh doanh trong tương lai
VI. Môi trường làm việc của Giám đốc kinh doanh
VII. Bí quyết để trở thành một Giám đốc kinh doanh thành công
VIII. Câu hỏi phỏng vấn Giám đốc kinh doanh
Đọc thêm: Mô tả công việc Giám đốc kinh doanh chi tiết
Đọc thêm: Kỹ năng quản lý dự án cần thiết để làm việc chuyên nghiệp