Nếu bạn là người đam mê nghiên cứu môi trường và muốn giúp đỡ người nông dân để họ bớt khổ sở thì kỹ sư nông nghiệp chính là một hướng đi lý tưởng dành cho bạn. Không chỉ là bạn của riêng nhà nông, kỹ sư nông nghiệp còn góp phần đảm bảo cho nhu cầu cơ bản mà vô cùng quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người - lương thực, thực phẩm. Một ý tưởng đột phá trong nghề, một nghiên cứu ứng dụng hoàn hảo cho khí hậu Việt Nam có thể đem đến tương lai khởi sắc cho người nông dân, sự phát triển thêm bền vững của nền nông nghiệp đất nước. Để tìm hiểu chi tiết hơn về công việc kỹ sư nông nghiệp này,
chuyên trang tuyển dụng
https://vn.joboko.com mời bạn tham khảo bài viết phía dưới nhé!
Công việc hằng ngày của kỹ sư nông nghiệp
Mục lục
I. Tổng quan công việc kỹ sư nông nghiệp
1. Kỹ sư nông nghiệp là gì?
2. Mô tả chi tiết công việc
3. Yêu cầu công việc II. Kỹ năng cần có của kỹ sư nông nghiệp
1. Kỹ năng phân tích
2. Kỹ năng lắng nghe
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
4. Kỹ năng tính toán
5. Kỹ năng liên tưởng III. Học kỹ sư nông nghiệp ở đâu? IV. Triển vọng nghề nghiệp Tìm hiểu công việc kỹ sư nông nghiệp
I. Tổng quan công việc kỹ sư nông nghiệp
1. Kỹ sư nông nghiệp là gì?
Kỹ sư nông nghiệp là người bạn đồng hành thân thiết của những người nông dân. Họ đem những kiến thức về sinh học, hoá học... mà họ học được từ các trường đào tạo để ứng dụng thực tế vào các vấn đề liên quan đến nông nghiệp để hỗ trợ người nông dân.
2. Mô tả chi tiết công việc
Kỹ sư nông nghiệp sẽ chịu trách nhiệm với một số vấn đề sau:
- Thiết kế các loại linh kiện, công cụ máy móc để hỗ trợ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
- Kiểm tra máy móc để đảm bảo an toàn cho người dân.
- Thiết kế nhà máy chế biến thực phẩm và giám sát hoạt động sản xuất.
- Giao phối và lai giống cho vật nuôi, cây trồng để cho ra đời những sản phẩm chất lượng, đảm bảo năng suất.
- Thiết kế nhà ở, môi trường sống cho cây trồng vật nuôi để phát triển tốt, đem lại năng suất cao.
- Tư vấn về chất lượng nước và các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường.
- Thiết kế, giám sát các dự án cải tạo môi trường nuôi trồng, đánh bắt và đất đai trong nông nghiệp.
- Nắm bắt và cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, áp dụng vào các giống cây cũng như các giống vật nuôi để đem lại năng suất, lợi nhuận tốt cho người dân.
- Gặp gỡ và tư vấn cho bà con nông dân các kiến thức về chăn nuôi gia cầm, gia súc, chăm bón cây trồng, bảo vệ môi trường,...
3. Yêu cầu công việc
Kỹ sư nông nghiệp cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Có bằng cử nhân chuyên ngành kỹ sư nông nghiệp, công nghệ sinh học hoặc một số ngành có liên quan.
- Có kinh nghiệm làm việc trong nông nghiệp, nghiên cứu môi trường là lợi thế.
- Có hiểu biết về cây trông, vật nuôi.
- Thành thạo tin học văn phòng, có các kỹ năng công nghệ tốt.
II. Kỹ năng cần có của kỹ sư nông nghiệp
1. Kỹ năng phân tích
Do có lúc phải thiết kế các loại nhà máy, máy móc,... phục vụ cho hoạt động nuôi trồng, sản xuất, thu hoạch nên họ kỹ sư nông nghiệp cần phải có kỹ năng phân tích các vấn đề để thiết kế của mình có thể hữu ích nhất cho người dân. Hầu hết công việc nào cũng cần
kỹ năng phân tích, chính vì thế các bạn hãy cùng tìm hiểu để đưa ra những nhận định tốt nhất cho bản thân mình và học tập, ứng dụng kỹ năng này hợp lý nhất nhé.
Phẩm chất, kỹ năng của kỹ sư nông nghiệp
2. Kỹ năng lắng nghe
Kỹ sư nông nghiệp cần phải chú ý lắng nghe để nắm bắt những vấn đề, mong muốn nguyện vọng của người nông dân. Theo đó, kỹ sư nông nghiệp mới có thể tìm ra giải pháp phù hợp nhất để đáp ứng tất cả những vấn đề trên. Có
Kỹ năng lắng nghe chúng ta sẽ biết tiếp thu những ý kiến và góp ý của đồng nghiệp, qua đó dễ dàng hiểu rõ hơn về công việc và hoàn thiện chúng tốt hơn.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Các kỹ sư nông nghiệp chịu trách nhiệm về rất nhiều các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và để giải quyết những vấn đề này, các kỹ sư nông nghiệp cần phải có khả năng áp dụng những kiến thức mình học được vào từng vấn đề cụ thể. Các bạn cùng tìm hiểu thêm
Kỹ năng giải quyết vấn đề để xử lý và giải quyết tất cả những công việc và vướng mắc gặp phải một cách trọn vẹn nhất, chắc chắn đây là kỹ năng không thể thiếu đối với công việc của mỗi người.
4. Kỹ năng tính toán
Khi phân tích, thiết kế và xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình làm việc, kỹ sư nông nghiệp đều cần phải có khả năng tính toán tốt. Tất cả các phát minh hay thiết kế đều phải cần có sự chính xác tuyệt đối để không ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng sau này. Nếu không tính toán tốt, kỹ sư nông nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra.
5. Kỹ năng liên tưởng
Trong lúc thiết kế, sự liên tưởng và tưởng tượng của kỹ sư nông nghiệp là rất quan trọng. Họ phải biết tưởng tượng xem thiết kế của mình trông như thế nào khi hoàn thành, nó có hoạt động tốt không,... Việc tưởng tượng này sẽ giúp kỹ sư nông nghiệp khám phá ra các lỗi (nếu có) và cải thiện chất lượng sản phẩm mà họ sẽ tạo ra trong tương lai.
III. Học kỹ sư nông nghiệp ở đâu?
Ở Việt Nam, nếu muốn làm kỹ sư nông nghiệp, bạn có thể theo học nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp ở các trường đại học sau:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
- Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên.
- Đại học Hải Phòng.
- Đại học Nông lâm (ĐH Huế).
- Đại học Cần Thơ.
- Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh.
Có thể theo học trường nào để trở thành kỹ sư nông nghiệp
IV. Triển vọng nghề nghiệp
Sau khi ra trường, kỹ sư nông nghiệp có cơ hội việc làm rất lớn. Họ có thể làm việc cho các tổ chức do nhà nước quản lý như: Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục hay Trạm Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống cây trồng,... Nếu không muốn làm việc nhà nước gò bó thì kỹ sư nông nghiệp có thể làm việc cho các công ty tư nhân trong kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật) hay các nông trại, trang trại, nông trường,...
Bên cạnh đó, kỹ sư nông nghiệp cũng có thể tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đào tạo về chuyên nghành sinh học, nông lâm nghiệp. Nếu không thích đi làm thuê cho người khác thì kỹ sư nông nghiệp có thể đầu tư vốn để mở trang trại, nông trường,... kinh doanh để ngày ngày tiếp xúc với cây cối, vật nuôi, môi trường sinh thái.
Với định hướng nghề nghiệp về kỹ sư nông nghiệp mà
Joboko.com vừa cung cấp cho bạn đọc, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về công việc này. Những ai có sở thích làm việc, hòa mình vào thiên nhiên thì
kỹ sư môi trường, kỹ sư nông nghiệp là công việc vô cùng thích hợp. Để biết thêm nhiều
việc làm theo ngành nghề hấp dẫn khác, đừng quên truy cập Blog việc làm Joboko.com thường xuyên nhé.