Vì sao nhà tuyển dụng coi trọng kỹ năng phân tích của ứng viên? rèn luyện thế nào?
03/02/2020 13:31
Kỹ năng phân tích không chỉ hữu ích trong các công việc cần phân tích số liệu, thông tin, tình huống mà còn quan trọng để tư duy, lý luận và đàm phán, thuyết phục. Nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm kỹ năng phân tích ở ứng viên, coi đó là một kỹ năng để phân loại ứng viên xuất sắc.
Kỹ năng phân tích là khả năng để hình dung, làm rõ khái niệm hóa cả các vấn đề phức tạp và đơn giản bằng cách đưa ra các quyết định hợp lý cho các thông tin sẵn có. Và trong quá trình tìm việc làm, nhà tuyển dụng rất trọng dụng những ứng viên có khả năng phân tích, tư duy nhanh nhạy. Do đó, bạn chắc chắn sẽ "lọt vào mắt xanh" của nhà tuyển dụng nếu biết trau dồi cho mình kỹ năng mềm này tốt. Để tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ năng phân tích, bạn đừng quyên tham khảo bài viết sau đây.MỤC LỤC:
1. Tư duy phân tích là gì?
2. Tại sao kỹ năng phân tích lại quan trọng?
3. Làm thế nào để cải thiện kỹ năng phân tích?
4. Làm nổi bật kỹ năng phân tích của bạn bằng cách nào?
Trong mọi tình huống, kỹ năng phân tích đóng vai trò quan trọng
1. Tư duy phân tích là gì?
Tư duy phân tích là quá trình quan sát và nghiên cứu một vấn đề để từ đó phát triển những ý tưởng phức tạp hơn về nó. Tư duy phân tích của bạn cần phải hướng đến kiến thức, giải pháp hoặc ý tưởng bổ sung liên quan đến vấn đề.Quá trình phân tích sẽ gồm các giai đoạn sau:
- Xác định vấn đề/chủ đề.
- Thu thập thông tin.
- Tìm giải pháp cho vấn đề để hiểu rõ hơn về vấn đề.
- Thử nghiệm các giải pháp hoặc ý tưởng mới dựa trên những gì bạn đã hiểu được.
- Phân tích, đánh giá sâu hơn để lựa chọn hướng đi phù hợp nhất.
2. Tại sao kỹ năng phân tích lại quan trọng?
Kỹ năng phân tích là rất quan trọng vì nó giúp bạn tìm giải pháp cho các vấn đề và đưa ra quyết định về hướng triển khai tiếp theo. Nhưng việc hiểu được các vấn đề và phân tích tình huống để tìm ra cách giải quyết chung cho mọi người mà ai cũng đồng ý thì cần phải có cả khả năng thuyết phục. Giống như kỹ năng phân tích thì kỹ năng thuyết phục cũng là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ công việc nào cũng cần đến. Phát triển kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn cải thiện được hiệu quả công việc để hoàn thành mục tiêu của công ty cũng như các mục tiêu trong sự nghiệp của bản thân.Nếu bạn đang muốn học hỏi và cải thiện kỹ năng phân tích thì hãy xem xét ngay các công việc nhân viên phân tích đầu tư dự án, chuyên viên phân tích rủi ro, nhân viên phân tích dữ liệu,... Tuy tư duy phân tích thì chỉ là một kỹ năng mềm nhưng công việc phân tích lại yêu cầu bạn phải có các kỹ năng chuyên môn liên quan, đặc biệt là khi bạn làm việc cho các công việc yêu cầu kiến thức kỹ thuật cần thiết như điều dưỡng, kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học.
3. Làm thế nào để cải thiện kỹ năng phân tích?
Cải thiện kỹ năng phân tích có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Vì vậy, hãy làm nổi bật các kỹ năng phân tích trong hồ sơ xin việc của bạn và trong cuộc phỏng vấn xin việc vì điều này có thể giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác trong quá trình tuyển dụng xin việc.Để cải thiện kỹ năng phân tích, bạn hãy xem xét thực hiện một số điều sau:
- Xung phong làm lãnh đạo vì vị trí này đòi hỏi bạn phải sử dụng các kỹ năng phân tích rất nhiều.
- Liên tục phân tích trong quá trình làm việc.
- Tham gia các khoá học cần sử dụng nhiều đến kỹ năng phân tích.
- Tham gia vào các hoạt động yêu cầu phải có "óc phân tích" như các môn thể thao đồng đội, các trò chơi và đọc sách.
- Tìm kiếm lời khuyên hoặc sự hướng dẫn từ các chuyên gia trong công việc bạn đang làm.
- Nghiên cứu cách triển khai công việc hiệu quả nhất.
- Nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực để giải quyết vấn đề nhanh hơn.
Kỹ năng phân tích được sử dụng thường xuyên trong các công việc kỹ thuật
4. Làm nổi bật kỹ năng phân tích của bạn bằng cách nào?
Khi đã hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng phân tích thì giờ đã đến lúc bạn cần phải làm nổi bật nó để cho người khác thấy. Bạn có thể làm nổi bật kỹ năng này trong CV xin việc, cover letter hay phỏng vấn xin việc và khi bạn làm việc.4.1. Trong CV xin việc
Có 3 mục trong CV xin việc mà bạn có thể đưa kỹ năng phân tích của mình vào đó là: mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng.4.2. Trong Cover letter
Cover letter cũng là một địa điểm tuyệt vời để kỹ năng phân tích của bạn được toả sáng. Sau khi hoàn thành phần mô tả công việc, hãy chọn một câu chuyện nào đó để kể về lúc mà bạn sử dụng các kỹ năng phân tích liên quan đến công việc và hãy nói cho nhà tuyển dụng biết được đó là chính là lý do họ nên chọn bạn.4.3. Trong buổi phỏng vấn xin việc
Trong buổi phỏng vấn xin việc, bạn nên trả lời câu hỏi một cách chi tiết và đề cập đến cách mà bạn đã sử dụng kỹ năng phân tích của mình khi làm các công việc trước kia và hiệu quả của kỹ năng này đối với công việc.Xem thêm: Cách nâng cao kỹ năng khảo sát, nghiên cứu hiệu quả
4.4. Trong khi làm việc
Khi nhận được lời mời làm việc và quyết định đi làm thì đây là lúc bạn cần phải phô ra kỹ năng phân tích của mình và liên tục rèn luyện để hoàn thiện kỹ năng này. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động giúp đỡ đồng nghiệp phát hiện vấn đề và tìm ra cách khắc phục.Để tìm được việc làm tốt thì bạn phải gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ bước đầu gửi CV. Nội dung và hình thức của CV phải bắt mắt. cuốn hút thì mới tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, chú ý liệt kê đầy đủ các kỹ năng mềm thiết yếu như kỹ năng công nghệ, kỹ nghệ thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm để được đánh giá cao nhé.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.