CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN NAM MIỀN TRUNG
Đà Nẵng, Quảng BìnhLương: 8 - 18 triệu VND + Thưởng Nóng + Hoa Hồng
Công ty Cổ phần Giáo dục Bảo An
Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc NinhLương: 10 triệu - 30 triệu VND/Tháng
CÔNG TY CỔ PHẦN DKRA GROUP (DKRA GROUP)
Hồ Chí MinhLương: 6.5 - 20 triệu + % Hoa Hồng + Thưởng
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG
Hà Nội, Bình Dương, Quảng BìnhLương: Thỏa thuận
CÔNG TY TNHH J&T EXPRESS VIỆT NAM
Hải Phòng, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Bình, Quảng Ninh, KhácLương: Thỏa thuận
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC SỰ SỐNG
Hà Nội, Hồ Chí MinhLương: 10 triệu - 15 triệu
Công ty CP VCcorp - Khối công nghệ quảng cáo Admicro
Hà NộiLương: Thỏa thuận
Công ty CP VCcorp - Khối công nghệ quảng cáo Admicro
Hà NộiLương: Thỏa thuận
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT A&B QUẢNG TRỊ
Hà NộiLương: Thỏa thuận
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THƯƠNG MẠI ĐẠI PHÁT
Bình DươngLương: Thỏa thuận
Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Anh Văn Hội Việt Mỹ
Hồ Chí MinhLương: 7 triệu - 9 triệu VND
Công ty cổ phần JobOKO Toàn cầu
Hà NộiLương: 15 triệu - 20 triệu VND/tháng
Tìm hiểu những thông tin chi tiết về việc làm quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng (Sales Manager/Retail Sales Manager) thường là người đứng đầu một cửa hàng, chi nhánh kinh doanh. Quản lý bán hàng giám sát hoạt động hàng ngày của cửa hàng, quản lý các nhân viên bán hàng - cả bán buôn và bán lẻ, nhân viên thu ngân và nhân viên kho. Các nhiệm vụ của quản lý bán hàng đều nhằm mục đích mang đến trải nghiệm tích cực cho khách hàng và tăng doanh thu bán hàng.
Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà công việc quản lý bán hàng yêu cầu kiến thức chuyên môn hoặc không quy định. Tuy nhiên, một quản lý bán hàng thường là người có nền tảng vững chắc và kinh nghiệm làm việc từ 4 - 6 năm trong môi trường bán lẻ, phân phối hàng hóa.
Nhìn chung thì nhiệm vụ của quản lý bán hàng có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào cửa hàng mà họ làm việc. Ví dụ, quản lý bán hàng của một đại lý ô tô hàng ngày sẽ làm những việc khác so với quản lý bán hàng của một cửa hàng thời trang. Tuy nhiên, về cơ bản thì công việc của quản lý bán hàng sẽ gồm có:
Thông thường thì nhà tuyển dụng không có yêu cầu quá khắt khe về bằng cấp đối với các quản lý bán hàng. Nhiều quản lý bán hàng có thể bắt đầu sự nghiệp của họ với tư cách là nhân viên thu ngân hoặc nhân viên bán hàng và tích lũy kinh nghiệm, có thành tích xuất sắc để thăng tiến sau vài năm. Tuy vậy, khi thị trường việc làm trở nên cạnh tranh hơn, xu hướng hiện nay là các quản lý bán hàng có thể có bằng cấp cao đẳng hoặc đại học (có thể có từ trước hoặc học lên trong quá trình đi làm) ở các lĩnh vực sau:
So với bằng cấp chính quy thì nhiều nhà tuyển dụng chú ý nhiều hơn đến kinh nghiệm làm việc của ứng viên vị trí quản lý bán hàng. Khoảng 4 - 6 năm kinh nghiệm là yêu cầu phổ biến nhất nhưng cũng có những người lên làm quản lý chỉ sau khoảng 3 năm, tất cả phụ thuộc vào thành tích và khả năng lãnh đạo của bạn. Ngoài ra, hầu hết các quản lý bán hàng đều cần trải qua các chương trình định hướng, đào tạo nội bộ của công ty để tìm hiểu về các chính sách và quy trình bán hàng cũng như cách sử dụng các công nghệ liên quan.
Quản lý bán hàng cần có kỹ năng gì?
Đứng đầu trong danh sách những phẩm chất và kỹ năng quan trọng nhất của một quản lý bán hàng là sự am hiểu đối với các phương pháp quản lý quy trình bán lẻ. Quản lý bán hàng chịu trách nhiệm cho mức doanh số, lợi nhuận của cả một cơ sở kinh doanh và các nhiệm vụ chính đều xoay quanh quản lý nhân viên, tăng khách hàng và doanh số. Những công việc đó chỉ được hoàn thành với quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng được tiêu chuẩn hóa.
Ngoài ra, quản lý bán hàng cũng có thể chủ đồng đề xuất những thay đổi trong quy trình dựa theo tình hình thực tế để nâng cao hiệu suất công việc.
Quản lý bán hàng đều từng là những nhân viên bán hàng xuất sắc nhưng không phải nhân viên bán hàng nào có thành tích tốt đều có thể trở thành quản lý bán hàng. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở việc quản lý bán hàng phải có kỹ năng lãnh đạo và có thể sắp xếp công việc, lịch trình một cách hợp lý, không lãng phí thời gian. Kỹ năng lãnh đạo không chỉ giúp bạn trở thành một quản lý giỏi mà còn là yêu cầu bắt buộc để bạn xây dựng và dẫn dắt một đội ngũ nhân viên bán hàng mạnh, có kỹ năng vững chắc.
Kỹ năng giao tiếp cho phép quản lý bán hàng truyền đạt chính xác thông tin cho nhân viên và đồng nghiệp, báo cáo với ban giám đốc cũng như giúp công việc hiệu quả hơn khi làm việc với đối tác, khách hàng. Một quản lý bán hàng có năng lực sẽ biết cách lắng nghe, đưa ra phản hồi dựa trên đặc điểm tính cách, thái độ hoặc tình huống của đối phương và thậm chí là sẵn sàng tranh luận, đàm phán và thuyết phục khi cần.
Một yêu cầu khác về mặt kỹ năng đối với quản lý bán hàng là khả năng phân tích tình huống, số liệu và dự đoán tình hình kinh doanh, đánh giá hiệu suất bán hàng và những vấn đề tồn tại. Bên cạnh đó, quản lý bán hàng cũng nên là người quyết đoán, có thể đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời trong thời gian có hạn để đảm bảo quyền lợi kinh doanh trong khi không làm mất lòng khách hàng hay đối tác, nhà cung cấp.
Hầu hết các công việc hiện nay đều được hỗ trợ rất nhiều từ máy móc, các phần mềm và công cụ, kinh doanh bán lẻ cũng không ngoại lệ. Quản lý bán hàng cần biết về các phần mềm quản lý bán lẻ, các công cụ như máy POS, v.v. và sử dụng thành thạo chúng. Kỹ năng công nghệ không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian thao tác, xử lý công việc mà còn là yêu cầu bắt buộc để bạn hướng dẫn cho nhân viên.
Ứng viên quản lý bán hàng có kỹ năng mềm tốt sẽ được đánh giá cao
Quản lý bán hàng là vai trò quản lý tầm trung trong doanh nghiệp và mức lương cụ thể sẽ khác nhau tùy vào quy mô cửa hàng, kinh nghiệm của bạn. Mức lương thấp nhất của quản lý bán hàng là từ 5 triệu/tháng nhưng rất ít quản lý bán hàng nhận mức lương này. Trung bình thì quản lý bán hàng sẽ nhận từ khoảng 13 - 17 triệu/tháng, mức cao hơn có thể lên đến 19 - 20 triệu/tháng và cao nhất là 40 triệu/tháng.
Lương không phải tất cả thu nhập của quản lý bán hàng vì ngoài lương bạn còn nhận được hoa hồng doanh số và có thể có cả phụ cấp cho vai trò quản lý, các khoản thưởng nếu vượt chỉ tiêu kinh doanh. Trong nhiều trường hợp thì những thu nhập này còn cao hơn cả lương chính, do đó khi tìm việc làm quản lý bán hàng, bạn cần xem xét kỹ tiêu chí tính lương thưởng để xem mình có phù hợp không.
Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau và đặt kỳ vọng khác nhau với quản lý bán hàng. Những người được cho là phù hợp để trở thành quản lý bán hàng thường có các đặc điểm sau:
Trước đây, đa số quản lý bán hàng thường ở độ tuổi ngoài 30 nhưng hiện nay, độ tuổi trung bình của quản lý bán hàng đã được hạ thấp xuống rất nhiều. Dù bạn chỉ mới đầu 20 tuổi nhưng nếu bạn đủ năng lực thì bạn vẫn có thể làm quản lý bán hàng.
Định nghĩa về quản lý bán hàng thành công là người có thể xây dựng và dẫn dắt một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, không chỉ đảm bảo hoàn thành mục tiêu doanh số mà còn có thể vượt mục tiêu, tăng cường trải nghiệm tích cực cho khách hàng và góp phần xây dựng thương hiệu. Mỗi cá nhân sẽ có những phương pháp khác nhau để làm tốt tất cả các nhiệm vụ trong vai trò quản lý bán hàng nhưng một số cách phổ biến nhất sẽ gồm có:
Trở thành quản lý bán hàng cần một quá trình cố gắng không ngừng nghỉ nhưng để có thể làm tốt trong vai trò này thì còn cần nhiều nỗ lực. Sự chuyên nghiệp, khả năng chịu được áp lực và chịu trách nhiệm là các yếu tốt quyết định thành công của một quản lý bán hàng.
Bí quyết để trở thành quản lý bán hàng giỏi
Quản lý bán hàng chủ yếu làm việc trong nhà - có thể là văn phòng và tại cửa hàng, chi nhánh, cơ sở khác nhau. Về cơ bản thì môi trường làm việc của quản lý bán hàng khá sạch sẽ và lý tưởng nhưng bạn cũng có thể sẽ phải đi đến khảo sát hàng hóa hoặc hàng tồn kho. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, đôi khi quản lý bán hàng cũng phải giám sát điều kiện vệ sinh hoặc an toàn thực phẩm, v.v. Tất cả đều cần sự tinh ý và chú ý đến từng chi tiết cũng như đưa ra giải pháp kịp thời.
Bạn có thể xin việc làm quản lý bán hàng bằng 2 phương pháp chính: Ứng tuyển nội bộ/được thăng chức hoặc ứng tuyển bên ngoài. Mỗi hình thức sẽ có những yếu tố khác nhau mà bạn cần lưu ý.
Ở nhiều công ty hay chuỗi cửa hàng, việc cân nhắc một nhân viên/giám sát bán hàng lên làm quản lý bán hàng sẽ được đưa ra dựa trên đánh giá cụ thể, chi tiết về thành tích, kinh nghiệm và những biểu hiện cụ thể của người đó. Quyết định thăng chức thường dựa trên những đóng góp và cống hiến của bạn tại công ty.
Bên cạnh đó, trong trường hợp vì một số lý do mà vị trí quản lý bán hàng bị bỏ trống, khi biết công ty hay cửa hàng có nhu cầu tuyển dụng và bạn đủ tự tin thì có thể ứng tuyển. Ứng tuyển nội bộ có những ưu điểm riêng, chủ yếu là vì bản thân bạn và sếp của bạn đều hiểu về phong cách làm việc và năng lực, bạn cũng đã quen thuộc với môi trường làm việc. Lúc này, việc bạn có ứng tuyển thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào những gì bạn thể hiện trong quá khứ, định hướng của bạn và mối quan hệ của bạn với những người xung quanh.
Còn lại thì quy trình ứng tuyển nội bộ cũng có nhiều nét tương đồng với ứng tuyển ngoài, cụ thể là bạn vẫn phải gửi CV bản cập nhật mới nhất và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Dĩ nhiên phỏng vấn sẽ chỉ xoay quanh định hướng và khả năng xử lý tình huống của bạn và có thể bỏ qua các câu hỏi về thông tin cá nhân do sếp của bạn đã biết về bạn từ trước.
Khi được thăng chức hay ứng tuyển nội bộ, bạn nên tập trung vào việc nhấn mạnh định hướng gắn bó lâu dài và tuân thủ sứ mệnh của công ty cũng như quyết tâm mang đến những đổi mới, thay đổi sáng tạo.
Lưu ý gì khi xin việc làm quản lý bán hàng?
Xin việc quản lý bán hàng bên ngoài hay ứng tuyển ngoài nghĩa là bạn tiếp cận và gửi CV tới nhà tuyển dụng sau khi đọc được các thông báo tuyển dụng trên website hay mạng xã hội, v.v. Những lưu ý khi ứng tuyển ngoài cho vị trí quản lý bán hàng là:
Trang phục phỏng vấn cũng vô cùng quan trọng đối với ứng viên ứng tuyển quản lý bán hàng. Bạn nên mặc lịch sự, chẳng hạn như sơ mi với quần tối màu hoặc chân váy, ứng viên nữ nên trang điểm nhẹ nhàng và gọn gàng. Công việc chính của bạn sẽ là bán hàng, bán càng nhiều càng tốt và trước đó, bạn phải biết cách "bán" chính mình như một ứng viên xuất sắc và tài năng.
Công việc quản lý bán hàng mang lại cho bạn thu nhập cao, nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao hơn. Đối với một nghề nghiệp không yêu cầu cao về bằng cấp chính quy nhưng lại có triển vọng như vậy, tỷ lệ cạnh tranh luôn rất cao. Do đó, nếu muốn đảm nhiệm được vai trò này và đạt được những thành công, bạn cần nghiêm túc học hỏi và rèn luyện trong những môi trường tốt để không ngừng tiến về phía trước.
MỤC LỤC:
I. Quản lý bán hàng là làm gì?
II. Yêu cầu về bằng cấp đối với quản lý bán hàng
III. Những kỹ năng quản lý bán hàng cần có
IV. Mức lương của quản lý bán hàng bao nhiêu mỗi tháng?
V. Những ai phù hợp để trở thành quản lý bán hàng
VI. Cách để trở thành quản lý bán hàng thành công
VII. Môi trường làm việc của quản lý bán hàng
VIII. Kinh nghiệm xin việc làm quản lý bán hàng
Đọc thêm: Ngành bán hàng gồm những vị trí quan trọng nào?
Đọc thêm: Mẹo tăng kỹ năng phân tích cho quản lý bán hàng
Đọc thêm: Phễu bán hàng là gì? cách áp dụng để bán hàng hiệu quả