1. Quản lý công việc kinh doanh:- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của phòng, đảm bảo phù hợp với mục tiêu kinh doanh của Công ty.- Phân tích thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh để đưa ra Chiến lược kinh doanh phù hợp.- Giám sát, điều phối hoạt động kinh doanh của đội ngũ nhân viên.- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp cải thiện.- Đánh giá tính tiềm năng của sản phẩm, đề xuất lên Ban giám đốc.2. Quản lý con người, nhân sự:- Tuyển dụng, đào tạo, phát triển đội ngũ
Nhân viên kinh doanh, TTS kinh doanh.- Xây dựng và triển khai các chính sách nhân sự Phòng Kinh doanh.- Đánh giá hiệu quả công việc của các nhân sự Phòng Kinh doanh.- Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu công việc cho từng khối nhân sự trong Phòng Kinh doanh.- Thúc đẩy, tạo động lực và truyền cảm hứng cho các thành viên, hướng họ đến mục tiêu chung của phòng ban, tổ chức.3. Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng:- Xác định nhu cầu của khách hàng: Nghiên cứu thị trường, khảo sát khách hàng, phân tích dữ liệu bán hàng.- Tạo dựng mối quan hệ cá nhân: Mối quan hệ cá nhân là nền tảng cho mối quan hệ kinh doanh bền vững.- Trưởng phòng kinh doanh cần dành thời gian để tìm hiểu về khách hàng, xây dựng mối quan hệ tin cậy và tôn trọng.- Tạo ra giá trị cho khách hàng: Mối quan hệ với khách hàng sẽ được duy trì nếu họ cảm thấy rằng họ đang nhận được giá trị từ doanh nghiệp. Trưởng phòng kinh doanh cần đảm bảo rằng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng.- Tương tác với khách hàng thường xuyên4. Những nhiệm vụ khác:- Theo sự phân công, chỉ đạo của Ban Giám đốc.