Lọc nâng cao

Việc làm trưởng phòng kinh doanh (5.968 việc)

Up

Sales Team Leader

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TÍN DÂN
Hồ Chí Minh
15 - 25 triệu
  • 1/ Quản lý, điều hành và phát triển hoạt động kinh doanh của Bộ phận kinh doanh
  • 4/ Xây dựng các kế hoạch, chiến lược phục vụ mục tiêu phát triển và đạt được kết quả kinh doanh doanh nghiệp đặt ra
Up

Sales Team Leader

CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN THÔNG MINH SELEX
Hồ Chí Minh
10 - 14 triệu
  • Tìm kiếm và làm việc với các đối tác để phát triển kinh doanh xe máy điện, điểm đổi pin và dịch vụ đổi pin
  • Xây dựng quan hệ và chăm sóc khách hàng để thúc đẩy kinh doanh và đảm bảo chất lượng dịch vụ
Up

Quản lý kinh doanh tỉnh

Công ty cổ phần công nghệ ghephang.com
Nghệ An
từ 8 - 15 triệu vnđ
  • Đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu KPIs của phòng kinh doanh
  • Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số
Up

Trưởng phòng Kinh doanh

Công ty cổ phần công nghệ ghephang.com
Nghệ An
từ 8 - 15 triệu vnđ
  • Đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu KPIs của phòng kinh doanh
  • Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số
Up

Sales Team Leader Tiếng Anh

Metta Voyage - CÔNG TY TNHH HÀNH TRÌNH TINH TẤN
Hà Nội
Thoả thuận
  • Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành liên quan như: Quản trị kinh doanh, Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đối ngoại
  • Kinh nghiệm: Tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực kinh doanh bán hàng
Up

Sales Team Leader

Công ty TNHH Lavin S
Hà Nội
15 - 20 Triệu
  • Quản trị kinh doanh
  • Số năm kinh nghiệm
Up

Trưởng Phòng Kinh Doanh Du Lịch

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ROVI HOLDINGS
Hồ Chí Minh
15 - 50 triệu vnđ
  • Đánh giá kết quả kinh doanh của nhân viên phòng kinh doanh
  • Lập kế hoạch kinh doanh tour theo tháng/quý/năm, các kỳ nghỉ lễ, Tết, hè,
Up

Trưởng phòng Kinh doanh

Yến Sào Hoa Sữa
Thừa Thiên Huế
10-15 triệu
  • Chịu trách nhiệm chính về việc đảm bảo doanh số được giao hàng tháng của phòng Kinh doanh
  • Phát triển các kế hoạch bán hàng và marketing để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty
Up

Team Leader Kinh Doanh B2B

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU UYÊN PHƯƠNG
Hồ Chí Minh
20 - 30 triệu VNĐ
  • Quản lý nhân viên team kinh doanh nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu doanh số đề ra
  • Báo cáo và tham mưu các hoạt động kinh doanh cho Giám Đốc
Up

Trưởng phòng Kinh doanh

CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VARS VIỆT NAM TẠI ĐÀ NẴNG
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
Thỏa thuận
  • Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm ở vị trí Trưởng phòng/Giám đốc Kinh doanh mảng phần mềm, hoặc có kiến thức về bất động sản cũng là một lợi thế
  • Phân tích thị trường để tham mưu chiến lược và kế hoạch triển khai kinh doanh cho toàn ngành nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
Up

Trưởng Phòng Kinh Doanh

Công ty cổ phần công nghệ ghephang.com
Nghệ An
Thoả thuận
  • Đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu KPIs của phòng kinh doanh
  • Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số
Up

Trưởng Phòng Kinh Doanh

Công ty cổ phần tập đoàn địa ốc Bắc Trung Nam
8 - 20.2 triệu
  • Phân công nhiệm vụ, giám sát và trợ giúp nhân viên kinh doanh, đào tạo và hướng dẫn nhân
  • Hỗ trợ, giám sát thực thi kế hoạch kinh doanh
Up

Trưởng phòng Kinh doanh

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu Tư Miền Nam
Hồ Chí Minh
Từ 10.000.000 đ
  • Báo cáo hàng ngày về tình hình kinh doanh, công nợ của phòng kinh doanh lên ban Giám Đốc
  • Trình độ: Tốt nghiệp Cao đẳng / Đại học (chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing, Công nghệ Ô tô, Cơ khí động lực)
Up

[Hà Nam] Quản Lý Kinh Doanh Khu Vực

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ FINVIET
Hà Nam
20 triệu - 30 triệu
  • Điều hành, sắp xếp địa bàn, Route tuyến làm việc cho Chuyên viên kinh doanh, CTV kinh doanh
  • Chế độ phúc lợi: du lịch hàng năm, dã ngoại, sinh nhật và thưởng các dịp lễ, tết, lương tháng thứ 13, thưởng KPI năm theo hiệu quả kinh doanh

Trưởng Nhóm Sales & Marketing ( Team Leader )

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Bifrost
Hà Nội
25 - 40 triệu
  • Triển khai thực thi kế hoạch nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh doanh của sản phẩm
  • Tham gia kinh doanh quảng cáo ngoài trời OOH trên màn hình hiển thị tích hợp của máy bán hàng tự động
Up

Trưởng Phòng Kinh Doanh

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA QUỐC TẾ MXL
Hà Nội
Trên 15 triệu
  • Lãnh đạo và quản lý hiệu quả hoạt động của phòng kinh doanh, bao gồm: phát triển chiến lược kinh doanh, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên,
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo định kỳ
Up

Trưởng Phòng Kinh Doanh Ô tô

Công ty TNHH SAIC MOTOR Việt Nam
Hồ Chí Minh
30 Tr - 45 Tr VND
  • Mô tả Công việc.
  • Collect sales reports from dealers:EBR report, market report, competitor activities.
Up

Trưởng Phòng Kinh Doanh

Công ty Cổ Phần Bệnh Viện Đa Khoa Phúc An Sài Gòn CN3
Bình Dương
Thỏa thuận
  • Từng có kinh nghiệm ở vị trí Trưởng nhóm Kinh doanh hoặc các vị trí tương đương
  • Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số
Up

Regional Marketing Team Leader

Anh văn hội Việt Mỹ VUS Miền Bắc
Hồ Chí Minh, Bình Dương
Thỏa thuận
  • Education: Cử nhân - chuyên ngành marketing, quản trị kinh doanh, truyền thông hoặc liên quan
  • Hỗ trợ các sự kiện hay dự án của các phòng ban khác theo điều động của Regional Operations Senior Manager
Up

Leader Kinh Doanh

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AN HOÀNG GIA
Hà Nội
20 - 40 triệu
  • kinh nghiệm từ 1 năm tại vị trí Trưởng nhóm Kinh doanh (B2B) trở lên
  • Chịu trách nhiệm doanh thu nhóm theo kế hoạch Kinh doanh
Tìm kiếm gần đây

    Trở thành một Trưởng phòng kinh doanh là sự phát triển nghề nghiệp mà không một nhân viên nào không mong muốn. Không chỉ là một chức danh công việc, vị trí Trưởng phòng kinh doanh là một sự ghi nhận với năng lực và thành tích của bạn, mang lại thu nhập cao hơn và nhiều cơ hội hơn.

    MỤC LỤC:
    I. Tổng quan về vị trí Trưởng phòng kinh doanh
    II. Mức thu nhập của Trưởng phòng kinh doanh
    III. Phẩm chất, kỹ năng cần có của Trưởng phòng kinh doanh
    IV. Những lưu ý khi tuyển dụng Trưởng phòng kinh doanh
    V. Xin việc Trưởng phòng kinh doanh như thế nào?
    VI. Câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh
    VII. Triển vọng nghề nghiệp của Trưởng phòng kinh doanh

    truong phong kinh doanh

    Nhiều bạn trẻ có niềm đam mê với việc làm Trưởng phòng kinh doanh

    I. Tổng quan về vị trí Trưởng phòng kinh doanh

    1. Công việc của Trưởng phòng kinh doanh

    Trưởng phòng kinh doanh (Sales Manager) là người đứng đầu bộ phận kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông thường thì Trưởng phòng kinh doanh là chức vụ cao nhất quản lý doanh thu của công ty nhưng ở các doanh nghiệp hoặc tập đoàn lớn, trên trưởng phòng còn có Giám đốc kinh doanh. Dù cơ cấu tổ chức như thế nào thì Trưởng phòng kinh doanh vẫn là vai trò lãnh đạo, chịu trách nhiệm xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh tài năng, dẫn dắt họ làm việc hiệu quả để nâng cao hiệu suất công việc, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
    Tùy thuộc vào quy mô của bộ phận và các lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà công việc cụ thể của Trưởng phòng kinh doanh sẽ khác nhau nhưng về cơ bản thì trách nhiệm chính sẽ gồm có:

    • Đặt mục tiêu, kế hoạch công việc và các tiêu chuẩn cho nhân viên kinh doanh, đánh giá hiệu suất và tiến độ làm việc của họ.
    • Đào tạo nhân viên kinh doanh, hỗ trợ tối đa để họ cải thiện hiệu suất công việc.
    • Tư vấn, hỗ trợ, kỷ luật và sa thải các nhân viên kinh doanh kém hiệu quả hoặc phạm sai lầm, gây tổn thất cho công ty.
    • Phát triển quy trình kinh doanh và đảm bảo các nhân viên kinh doanh tuân thủ quy trình đó một cách chính xác.
    • Lập kế hoạch và triển khai các chương trình đào tạo, chủ trì các cuộc họp bộ phận hàng tuần, hàng tháng.
    • Tuyển dụng, lựa chọn và đào tạo nhân viên kinh doanh mới.
    • Hiểu sâu về nhu cầu của khách hàng và theo dõi xu hướng trên thị trường.
    • Giải quyết các vấn đề khách hàng và khiếu nại của họ, chủ động chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch giá cả và tỷ lệ chiết khấu.
    • Xác định và chỉ định hạn ngạch, mục tiêu kinh doanh, phê duyệt các dự án và dự báo doanh thu hàng quý, hàng năm.
    • Phân tích dữ liệu kinh doanh và tìm ra phương án cải thiện.
    • Chuẩn bị ngân sách và phê duyệt chi tiêu, theo dõi đối thủ cạnh tranh, các chỉ số kinh tế và xu hướng ngành.
    • Báo cáo với ban giám đốc.

    Đọc thêm: Liệu bạn đã đủ kỹ năng chuyên môn để trở thành trưởng phòng kinh doanh?

    truong phong kinh doanh 2

    Nhiệm vụ trưởng phòng kinh doanh thường làm hằng ngày là gì?

    2. Yêu cầu trình độ, kinh nghiệm của Trưởng phòng kinh doanh

    Thông thường, Trưởng phòng kinh doanh thường có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ các chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Kinh tế, Xuất nhập khẩu, Marketing hoặc liên quan. Tuy nhiên, vẫn có những Trưởng phòng kinh doanh có bằng cao đẳng, sau đó học dần lên lấy bằng cấp cao hơn. Trong kinh doanh thì đôi khi, bằng cấp không thực sự quan trọng bằng thành tích thực tế và khả năng lãnh đạo, có mối quan hệ rộng rãi và nền tảng vững chắc.
    Kinh nghiệm làm việc cũng là một thước đo để doanh nghiệp ra quyết định thăng chức cho một nhân viên lên làm Trưởng phòng kinh doanh hoặc tuyển dụng người mới vào vị trí này. Những người có kinh nghiệm từ 4 - 6 năm trở lên thường có nhiều cơ hội tìm việc làm trưởng phòng kinh doanh tốt hơn người mới đi làm được 1, 2 năm. Các thành tựu trong vai trò nhân viên, trưởng nhóm kinh doanh,... như luôn đạt hoặc vượt chỉ tiêu, chủ động đề xuất các giải pháp và dự án kinh doanh đều được cân nhắc.

    II. Mức thu nhập của Trưởng phòng kinh doanh

    Lương của Trưởng phòng kinh doanh có cao không là mối quan tâm của nhiều người. Thăng chức là việc đáng mừng nhưng đồng thời thu nhập cũng cần phải tương xứng với việc gia tăng trách nhiệm và khối lượng công việc. Mức lương cụ thể của Trưởng phòng kinh doanh có sự chênh lệch nhất định, phụ thuộc vào quy mô công ty và tình hình làm ăn, thấp nhất là khoảng 6 triệu/tháng (nhưng rất ít trường hợp này).
    Thông thường, Trưởng phòng kinh doanh nhận từ 15 - 20 triệu/tháng, cao hơn thì khoảng 25 - 30 triệu/tháng. Mức lương cao nhất của Trưởng phòng kinh doanh có thể lên đến 80 triệu/tháng.
    Lương chính không phải toàn bộ thu nhập của Trưởng phòng kinh doanh. Các khoản tiền khác bạn có thể nhận được gồm có hoa hồng tính theo phần trăm doanh số, tiền thưởng dự án kinh doanh thành công, thưởng hàng tháng/hàng quý và tiền phụ cấp theo vị trí công tác, v.v. Ở những công ty và tập đoàn lớn, kinh doanh thuận lợi thì những khoản thưởng còn có thể cao hơn cả lương chính.

    III. Phẩm chất, kỹ năng cần có của Trưởng phòng kinh doanh

    1. Giỏi chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ kinh doanh

    Điều đầu tiên và quan trọng nhất với một Trưởng phòng kinh doanh là cần phải có tài năng, giỏi chuyên môn và thành thạo các nghiệp vụ kinh doanh, bán hàng. Sự am hiểu về các giải pháp, quy trình kinh doanh, có thành tích nổi bật, có sự chủ động và tự tin khi phụ trách các nhiệm vụ liên quan, v.v. là sự khác biệt chủ yếu giữa Trưởng phòng kinh doanh và các nhân viên kinh doanh.
    Chỉ khi bạn đủ xuất sắc thì bạn mới thuyết phục được sếp, có được sự tin tưởng và ủng hộ của nhân viên, bạn cũng sẽ đủ năng lực để đảm nhiệm chức vụ, hoàn thành mục tiêu doanh số và dẫn dắt một đội ngũ mạnh.

    2. Chuyên nghiệp và tham vọng

    Trưởng phòng kinh doanh là những người giỏi kinh doanh nhưng không phải ai giỏi nghiệp vụ cũng có thể trở thành trưởng phòng. Sự chuyên nghiệp và định hướng kinh doanh, có tham vọng và mục tiêu rõ ràng, luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu sẽ tạo ra sự khác biệt. Những người thực sự thành công trong kinh doanh thường được cho là không bao giờ đặt ra giới hạn cho bản thân mà luôn cố gắng đột phá, có thể là vượt qua thành tích kỷ lục của chính mình. Tham vọng có thể mang tính thúc đẩy và tạo động lực để tìm ra cơ hội kinh doanh mới và liên tục thành công.

    3. Kỹ năng lãnh đạo

    Trong số các nhiệm vụ chính của Trưởng phòng kinh doanh, việc quản lý cả bộ phận - bao gồm nhân sự và các quyết định kinh doanh đều rất quan trọng. Kỹ năng lãnh đạo cho phép bạn chủ động hơn trong các công việc tuyển dụng, đào tạo, phân chia trách nhiệm sao cho "đúng người đúng việc", tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên, tận dụng tối đa điểm mạnh và giúp họ khắc phục điểm yếu. Một phòng kinh doanh mạnh là nền móng cho công ty tăng trưởng và mở rộng quy mô.

    truong phong kinh doanh 3

    Kỹ năng, phẩm chất cần có của Trưởng phòng kinh doanh để đáp ứng yêu cầu công việc

    4. Tâm huyết

    Bởi vì Trưởng phòng kinh doanh có vai trò quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận, các chi phí để duy trì hoạt động, v.v. nên người đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng kinh doanh phải là một người tâm huyết, làm việc đứng trên lập trường lợi ích của doanh nghiệp, không vi phạm pháp luật. Những hành vi sai trái có thể dẫn tới hậu quả tồi tệ và những việc như trục lợi cá nhân sẽ không bao giờ được chấp nhận.

    5. Làm việc dưới áp lực

    Hiện nay, tất cả những người làm việc liên quan tới kinh doanh, bán hàng đều phải chịu áp lực doanh số. Khi bạn đủ mục tiêu hoặc vượt mức, bạn nhận đủ lương và các khoản hoa hồng, ngược lại, khi bạn không thể đáp ứng mục tiêu, bạn sẽ bị trừ lương hoặc đối diện với nguy cơ sa thải. Áp lực này lại càng lớn đối với các Trưởng phòng kinh doanh.
    Doanh số của cả bộ phận kinh doanh có thực hiện được hay không, trước hết là do chính sách, phương pháp của Trưởng phòng kinh doanh. Việc thúc đẩy nhân viên làm việc, tăng hiệu suất của họ, đáp ứng thời hạn triển khai các dự án mới,... thường vất vả và cần nhiều nỗ lực trong cả vạch kế hoạch, thực hiện và quản trị rủi ro. Các vấn đề khác gây áp lực cho Trưởng phòng kinh doanh thường là quản lý ngân sách và chi phí.

    Đọc thêm: 6 tố chất của một Trưởng phòng kinh doanh chuyên nghiệp

    IV. Những lưu ý khi tuyển dụng Trưởng phòng kinh doanh

    Tuyển Trưởng phòng kinh doanh là một trong các nhiệm vụ khó khăn nhất đối với ban giám đốc và bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, khi không thể tìm ra người thực sự phù hợp, việc tìm đến headhunter cũng sẽ được cân nhắc để tiết kiệm thời gian và chọn được một ứng viên Trưởng phòng kinh doanh xuất sắc nhất. Một số lưu ý khi tuyển dụng Trưởng phòng kinh doanh là:

    • Lập danh sách các tiêu chí tuyển dụng rõ ràng.
    • Tính toán đề ra KPI rõ ràng và trao đổi, thỏa thuận với ứng viên Trưởng phòng kinh doanh xem họ có thể đáp ứng được hay không/
    • Chọn kênh tuyển dụng phù hợp, chẳng hạn như tuyển dụng nội bộ - thăng chức từ những nhân viên tiềm năng, thuê headhunter, đăng tin trên các trang web tuyển dụng uy tín,...
    • Chuẩn bị bộ câu hỏi phỏng vấn nâng cao về kiến thức thị trường, kinh doanh, hành vi, kỹ năng lãnh đạo, v.v. và lựa chọn người phỏng vấn phù hợp, đủ năng lực và kinh nghiệm để đánh giá ứng viên.

    truong phong kinh doanh 4

    Bí quyết tìm việc làm Trưởng phòng kinh doanh hiệu quả cao

    V. Xin việc Trưởng phòng kinh doanh như thế nào?

    Bước đầu tiên cần làm khi muốn thực hiện mục tiêu trở thành Trưởng phòng kinh doanh là bạn phải nỗ lực để có thành tích kinh doanh tốt, định lượng được những thành tích đó. Ví dụ như doanh thu của bạn đã liên tục tăng trong bao nhiêu tháng? tăng bao nhiêu phần trăm? các giải thưởng nhân viên kinh doanh xuất sắc, v.v. Với những thông tin như vậy, bạn cũng có điều kiện để tạo CV đẹp và ấn tượng, có thể thu hút và thuyết phục nhà tuyển dụng.
    Để trở thành Trưởng phòng kinh doanh, bạn có thể ứng tuyển nội bộ hoặc ứng tuyển bên ngoài. Ứng tuyển nội bộ là cách nói khác của việc được thăng chức. Trường hợp này thường phù hợp với những người có thời gian làm việc lâu dài, liên tục ở một công ty.
    Ứng tuyển bên ngoài là khi bạn cảm thấy mình đủ kinh nghiệm và năng lực và thấy thông báo tuyển dụng thì có thể gửi CV. Một trường hợp khác là bạn đã và đang làm trưởng nhóm hoặc trưởng phòng ở công ty khác và được headhunter hoặc người quen biết liên hệ và hỏi rằng liệu bạn có muốn đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng kinh doanh hay không.

    VI. Câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh

    Vị trí trưởng phòng kinh doanh là một vị trí quan trọng nên yêu cầu với ứng viên cũng rất cao và khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi ứng viên khá nhiều câu hỏi như:
    • Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân mình không?
    • Bạn biết gì về sản phẩm và đối tượng khách hàng của công ty chúng tôi?
    • Nếu 2 thành viên trong phòng kinh doanh của bạn mâu thuẫn vì một vấn đề gì đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
    • Bạn sẽ khuyên nhân viên kinh doanh mà bạn quản lý không thuyết phục khách hàng nữa khi nào?
    • Nhân viên trong phòng làm việc kém hiệu quả, bạn sẽ xử lý sao?
    • Ở công ty cũ bạn làm những gì? Bạn thấy mình đã làm được những gì nổi bật?
    • Nếu doanh thu kém, bạn sẽ làm gì để cải thiện hiệu quả?
    • Bạn có định hướng/kế hoạch gì để tăng doanh thu bán hàng?
    • Bạn sẽ hướng dẫn và đào tạo cho nhân viên phòng kinh doanh của bạn những gì?
    • Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
    • Bạn làm thế nào để tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, nhân viên công ty?
    • Điều gì thúc đẩy bạn xin vào công ty chúng tôi?
    • Để trở thành một trưởng phòng kinh doanh thành công, bạn nghĩ mình cần rèn luyện cho bản thân kỹ năng gì và thay đổi điều gì?

    Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh và cách trả lời hay

    VII. Triển vọng nghề nghiệp của Trưởng phòng kinh doanh

    Mặc dù Trưởng phòng kinh doanh đã là vị trí cấp quản lý nhưng bạn vẫn có thể tiếp tục thăng tiến. Chẳng hạn như chuyển từ vị trí Trưởng phòng kinh doanh ở công ty nhỏ sang tập đoàn lớn hoặc trở thành Giám đốc kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người sau nhiều năm làm việc ở vai trò này, có kinh nghiệm và mạng kết nối rộng, thích tự làm chủ thì có thể ra ngoài tự mở công ty, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.
    Đối với doanh nghiệp, tuyển Trưởng phòng kinh doanh là nhiệm vụ không hề đơn giản, còn đối với ứng viên, trở thành Trưởng phòng kinh doanh là mục tiêu để phấn đấu. Vị trí này có nhiều trách nhiệm nhưng đồng thời có đãi ngộ rất tốt, nhiều cơ hội phát triển. Biết được các yêu cầu và những đặc điểm nghề nghiệp có thể cho phép bạn lên kế hoạch, từng bước đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.

    hỗ trợ ứng viên

    Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

    Giải thưởng
    của chúng tôi

    Top 3

    Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
    TT&TT 2022.

    Top 15

    Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

    Top 10

    Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

    Giải Đồng

    Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.