Việc làm thực tập sinh phòng kinh doanh (2.149 việc)
- Được đánh giá, xác nhận về quá trình thực tập tại doanh nghiệp
- Ưu tiên các chuyên ngành: quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh, kinh tế - xã hội
- Là sinh viên năm cuối (có thể làm việc fulltime) hoặc đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành Kinh tế
- Quản trị Kinh doanh
- Sinh viên năm 4 hoặc mới ra trường chuyên ngành Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh
- Có phụ cấp thực tập: Lương cứng (2.5 - 4.5 triệu) + thưởng KPI (2.5 - 5 triệu)
- Sinh viên năm 3, năm 4 các chuyên ngành marketing, ecommerce, quản trị kinh doanh
- Thời gian thực tập 3 - 5 ngày/ tuần
- Nhận thực tập sinh làm việc tại phòng Kinh doanh Quốc tế của Công ty
- Trình độ:Sinh viên Cao Đẳng, Đại Học có nhu cầu thực tập, trãi nghiệm công việc tại một môi trường doanh nghiệp
- Nhận thực tập sinh làm việc tại phòng Kinh doanh - Marketing của Công ty, phòng Kinh doanh Quốc tế
- Trình độ:Sinh viên Cao Đẳng, Đại Học có nhu cầu thực tập, trãi nghiệm công việc tại một môi trường doanh nghiệp
- Đối với khách có nhu cầu trải nghiệm sản phẩm thực tế, hướng dẫn và tiếp đón khách ở văn phòng công ty
- Sinh viên năm cuối hoặc sắp tốt nghiệp thuộc khối ngành Kinh tế của các trường, có thể đi làm fulltime
- Tư vấn, giới thiệu dự án CHDV/Phòng trọ cho Khách hàng có nhu cầu thuê (Công ty cung cấp sẵn data)
- Hỗ trợ Khách hàng xem phòng trực tiếp (có thể linh động nhờ hỗ trợ)
Xem tất cả: Việc làm tại Hồ Chí Minh
- Tiếp nhận các kế hoạch triển khai kinh doanh của Phòng kinh doanh
- Đảm bảo chỉ tiêu kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ trước trưởng bộ phận quản lý trực tiếp
- Tham gia vào các hoạt động sự kiện, hội thảo của công ty để mở rộng cơ hội kinh doanh
- HYUNJIN LIFE có xuất thân từ Hàn Quốc và tiền thân là tập đoàn People Life, với các đối tác là: Shinhan Life, Hanwha, Generali, VNI,
- Phòng ban trực thuộc:Phòng Kinh doanh
- Là một Thực tập sinh, bạn sẽ được đào tạo 1 kèm 1 các nội dung sau:
- Hỗ trợ thực hiện các công việc được giao từ Phòng Kinh doanh: hỗ trợ soạn thảo hợp đồng, báo giá, proposal, hồ sơ thầu,
- Hỗ trợ telesales và hỗ trợ tổ chức event tại Phòng Kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh dành cho các công ty giao nhận và logistics, tài xế xe tải
- Hỗ trợ phiên dịch cho quản lý kinh doanh
- Soạn thảo các biểu mẫu, văn bản, hợp đồng hỗ trợ phòng Kinh doanh (nếu có)
- Thực hiện các công việc khác liên quan theo yêu cầu của cấp trên
- Là sinh viên năm cuối của các trường CĐ, Đại học thuộc các khối ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Xây dựng, Kiến trúc, Marketing,
- Mức lương hỗ trợ thực tập: 2 -3 triệu + hoa hồng (nếu có doanh số)
Xem tất cả: Việc làm tại Hồ Chí Minh
- Làm báo cáo và thực hiện các công việc của phòng kinh doanh theo sự chỉ đạo của quản lý
- Sinh viên /Thực tập sinh
- Người liên hệ:Phòng nhân sự
Xem tất cả: Sheraton Can Tho tuyển dụng việc làm - Việc làm tại Cần Thơ
- Đối với khách có nhu cầu trải nghiệm sản phẩm thực tế, hướng dẫn và tiếp đón khách ở văn phòng công ty
- Sinh viên năm cuối hoặc sắp tốt nghiệp thuộc khối ngành Kinh tế của các trường, có thể đi làm fulltime
- Hỗ trợ lập kế hoạch, phát triển doanh số cùng phòng Kinh doanh
- Chấp nhận sinh viên chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo đầu vào
Xem tất cả: CÔNG TY CỔ PHẦN GLOBAL ATM tuyển dụng việc làm
- Làm việc tại văn phòng, không áp doanh số
- Sáng tạo các ấn phẩm kinh doanh, hoạt động Marketing, tham gia các sự kiện bán hàng
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Trưởng Phòng Kinh Doanh · trưởng phòng kinh doanh online · Thư Ký Phòng Kinh Doanh · trưởng phòng kinh doanh quốc tế · trưởng phòng kinh doanh khách sạn
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Tìm hiểu vị trí Thực tập sinh phòng kinh doanh, mẹo tìm việc nhanh
Tìm việc thực tập phòng kinh doanh là sự lựa chọn phổ biến của đa số sinh viên theo đuổi ngành này. Vậy, ứng tuyển vào vị trí thực tập phòng kinh doanh có khó không? cần đáp ứng những yêu cầu gì?MỤC LỤC:
I. Tìm hiểu vị trí Thực tập sinh kinh doanh
II. Vì sao doanh nghiệp tuyển Thực tập sinh kinh doanh?
III. Thực tập sinh kinh doanh nhận được gì từ công việc của mình?
IV. Thực tập kinh doanh có thể xin vào các doanh nghiệp nào?
V. Yêu cầu phẩm chất và kỹ năng đối với thực tập sinh kinh doanh
VI. Làm sao để ứng tuyển thực tập sinh kinh doanh?
VII. Mẹo tìm cơ hội việc làm chính thức sau khi kết thúc thực tập
Người xưa đã có câu "phi thương bất phú", nghĩa là nếu như muốn giàu có, thành đạt thì kinh doanh là lựa chọn tối ưu. Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đã và đang thử thách mình, bắt đầu từ vai trò Thực tập sinh kinh doanh. Nhà tuyển dụng cũng có thể thông qua các chương trình thực tập để tìm kiếm và chọn ra nhân tài hàng đầu.
Tìm việc làm thực tập sinh kinh doanh hiện nay không khó
I. Tìm hiểu vị trí Thực tập sinh kinh doanh
1. Các kiểu Thực tập sinh kinh doanh
Vị trí Thực tập sinh kinh doanh (Sales Trainee) đa phần là những người chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và xin vào các vị trí thực tập để học hỏi, rèn luyện, trải nghiệm và chuẩn bị sẵn sàng để xin việc sau này.
Có nhiều kiểu Thực tập sinh kinh doanh khác nhau nhưng chủ yếu là bao gồm những sinh viên đang theo học các ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Marketing, tại trường đại học, cao đẳng hay trung cấp. Những sinh viên này chủ yếu đi thực tập theo yêu cầu bắt buộc của trường - là một phần của chương trình đào tạo chính quy. Lúc này, có được giấy chứng nhận thực tập là mục tiêu chính của Thực tập sinh kinh doanh.
Bên cạnh đó, cũng có những Thực tập sinh kinh doanh đi thực tập khi vừa mới tốt nghiệp hoặc khi chuyển từ nghề nghiệp sang (đang làm công việc khác mà có hứng thú với kinh doanh). Đối với các trường hợp này thì trở thành Thực tập sinh kinh doanh là cách để học hỏi, cọ xát trong môi trường làm việc chính thức, lấy kinh nghiệm và tìm cơ hội việc làm chính thức.
Mỗi kiểu Thực tập sinh kinh doanh sẽ có mục tiêu riêng và cách làm việc khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Tùy vào quy mô doanh nghiệp và chính sách tuyển dụng, chương trình đào tạo, v.v. của doanh nghiệp mà Thực tập sinh kinh doanh có thể học hỏi và có cơ hội việc làm khác nhau.
Đọc thêm: Lỗi sai "chết người" khi ứng tuyển vào các vị trí thực tập
2. Nguồn Thực tập sinh kinh doanh
Ưu điểm của lĩnh vực kinh doanh là có thể bắt đầu mà không yêu cầu gắt gao về trình độ, bằng cấp, tất cả những gì mọi người cần là đam mê và nỗ lực, yêu thích kinh doanh thì dù học ngành không liên quan vẫn có thể xin làm Thực tập sinh kinh doanh, sau đó phấn đấu thêm.
Dù vậy thì các nhà tuyển dụng doanh nghiệp vẫn thường muốn tuyển Thực tập sinh kinh doanh học các ngành chuyên về Quản trị kinh doanh, Xuất nhập khẩu, Kinh tế, Thương mại, v.v. Nguyên nhân là vì sinh viên hoặc những người học các ngành đó có nền tảng kiến thức vững chắc và thứ họ thiếu chỉ là kinh nghiệm, trải nghiệm thực tiễn. Trong khi đó, với những ứng viên không học đúng ngành thì sẽ phải đào tạo họ nhiều hơn.
Các doanh nghiệp có thể tuyển Thực tập sinh kinh doanh bằng 2 phương pháp chính: Đăng tuyển trên các kênh tuyển dụng hoặc làm việc trực tiếp với các trường/khoa.
Nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh kinh doanh hiện nay ra sao?
3. Một số trách nhiệm của Thực tập sinh kinh doanh
Thực tập sinh kinh doanh sẽ làm việc cùng với các nhân viên chính thức trong bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp và nhận được sự hướng dẫn của người quản lý trực tiếp. Các nhiệm vụ cụ thể có thể khác nhau, tùy theo từng công ty nhưng một số công việc phổ biến nhất đối với Thực tập sinh kinh doanh gồm có:
- Hoàn thành chương trình đào tạo thực tập sinh của doanh nghiệp, thường là học về quản trị kinh doanh và các quy trình kinh doanh tiêu chuẩn.
- Hỗ trợ công việc của nhân viên kinh doanh chính thức để tìm hiểu về quy trình kinh doanh, học cách sử dụng các phần mềm, công cụ.
- Tham dự hội nghị, hội chợ kinh doanh khi được yêu cầu.
- Thực hành các bước trong quy trình kinh doanh của công ty, thường là bằng cách gọi điện thoại hoặc gửi email cho khách hàng tiềm năng để thuyết phục họ mua hàng hay đơn giản chỉ là giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ với họ.
- Phụ trách một số công việc hành chính tại văn phòng như in ấn, chuẩn bị báo cáo và các giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu.
4. Thực tập sinh kinh doanh có lương và không lương
Thực tập sinh kinh doanh có thể nhận được lương hoặc làm việc không lương, tùy vào chương trình của mỗi công ty và thỏa thuận trong cuộc phỏng vấn. Một số bên có thể không trả lương chính thức nhưng có tính hoa hồng trong trường hợp Thực tập sinh kinh doanh bán được sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra, những người thực tập trong thời gian dài, ví dụ như từ 3 - 6 tháng có khả năng nhận được lương hoặc phụ cấp, còn thực tập khoảng 2 tháng thì thường không có.
Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh, nên hỏi gì? đánh giá phù hợp ra sao?
II. Vì sao doanh nghiệp tuyển Thực tập sinh kinh doanh?
Nhiều người có thể cho rằng tuyển Thực tập sinh kinh doanh vừa tốn kém lại không hiệu quả. Đồng thời, cũng có các mối lo ngại liên quan đến chất lượng thực tập sinh - có thể làm gián đoạn công việc hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất của bộ phận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn tuyển Thực tập sinh kinh doanh và chấp nhận cung cấp tài nguyên, nhân lực đào tạo vì một số lý do chính sau đây:
- Nguồn nhân lực trẻ, chi phí thấp.
- Nhân sự tiềm năng cho các vị trí full time trong tương lai, tìm kiếm và sàng lọc, đào tạo nhân tài từ sớm.
- Có thể nhận được các ý tưởng mới đột phá, đa dạng hóa các cách nhìn về nhiều khía cạnh trong kinh doanh.
Lợi ích của việc tuyển thực tập sinh kinh doanh
III. Thực tập sinh kinh doanh nhận được gì từ công việc của mình?
Trong khi đó, với Thực tập sinh kinh doanh có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ chương trình thực tập của mình, điển hình là:
- Một khoản thu nhập nhỏ (nếu có): Với sinh viên hoặc những người chưa có công việc toàn thời gian thì một khoản lương hàng tháng hoặc tiền hoa hồng trong quá trình thực tập cũng rất quý giá, có thể giúp bạn trang trải một số chi phí cơ bản như xăng xe, điện thoại, v.v.
- Dấu chứng nhận thực tập: Có thể dùng để nộp lên nhà trường hoặc liệt kê vào kinh nghiệm làm việc khi xin việc trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt có ý nghĩa với những người có ít trải nghiệm.
- Cơ hội học hỏi, rèn luyện trong môi trường thực tế: Đáng giá nhất đối với Thực tập sinh kinh doanh là cơ hội học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế. Dù bạn đã học bao nhiêu lý thuyết trong trường thì nếu không có thực tế, bạn vẫn sẽ không thể theo kịp. Đối với mỗi kỳ thực tập thì quan trọng nhất vẫn là thành thạo các công việc hàng ngày và học cách xử lý các tình huống phát sinh trong kinh doanh.
- Tích lũy kinh nghiệm và mối quan hệ: Kinh nghiệm thực tập có thể làm "dày" thêm CV xin việc của bạn sau này và quan trọng hơn, bạn có thể có được các cơ hội làm quen và kết nối với những chuyên gia trong ngành. Các mối quan hệ này không chỉ hữu ích khi bạn tìm việc mà còn cả trong các nhiệm vụ kinh doanh sau này.
IV. Thực tập kinh doanh có thể xin vào các doanh nghiệp nào?
Có rất nhiều doanh nghiệp tuyển Thực tập sinh kinh doanh thường xuyên, chẳng hạn như các công ty phân phối, bán lẻ, chuỗi cửa hàng thời trang, cơ sở dịch vụ, v.v. Tuy nhiên, thường thì chỉ các công ty có quy mô vừa và lớn mới có chương trình đào tạo Thực tập sinh theo bài bản và hướng đến chất lượng.
Ngay từ khi xin thực tập, bạn có thể hỏi rõ về chương trình đào tạo và các chế độ để biết bạn sẽ phải làm những gì, học được gì và nhận được các đãi ngộ nào, ví dụ như có lương, đồng phục, v.v.
V. Yêu cầu phẩm chất và kỹ năng đối với thực tập sinh kinh doanh
1. Thích kinh doanh, kiếm tiền
Với tất cả những người làm trong lĩnh vực kinh doanh nói chung, Thực tập sinh kinh doanh nói riêng thì niềm yêu thích đối với kinh doanh, đam mê kiếm tiền có thể coi là "kim chỉ nam", quan trọng nhất quyết định nỗ lực và dẫn bạn đến thành công. Hiện nay thì cạnh tranh trong tất cả các ngành nghề liên quan đến kinh doanh đều rất gay gắt và nếu không quyết tâm, bạn sẽ dễ cảm thấy chán nản và nghĩ đến bỏ cuộc, chủ yếu là do không chịu được áp lực.
2. Ham học hỏi, cầu tiến, chủ động
Trong số các tiêu chí tuyển Thực tập sinh kinh doanh của nhà tuyển dụng thì quan trọng nhất với họ là tinh thần ham học hỏi, cầu tiến và chủ động. Hầu như tất cả các thực tập sinh đều chưa có kinh nghiệm làm việc, cũng không ở trình độ chuyên sâu mà chỉ mới bắt đầu, đặt những bước chân đầu tiên vào hành trình xây dựng sự nghiệp của mình. Do đó, thứ giá trị nhất mà thực tập sinh có là sự chăm chỉ và sẵn sàng học hỏi từ những nhiệm vụ đơn giản nhất.
Kỹ năng một thực tập sinh kinh doanh cần có
3. Kỹ năng tư vấn, chốt sales
Đối với Thực tập sinh kinh doanh - những nhân viên kinh doanh tương lai thì kỹ năng tư vấn và chốt sales là không thể thiếu, có tính chất quyết định đối với doanh thu và hiệu suất công việc. Kỹ năng này cần rèn luyện trong thực tế, không chỉ bao gồm việc giao tiếp và xử lý kinh doanh theo kịch bản và quy trình có sẵn mà còn phải tập trung vào xử lý tình huống và tạo cho bản thân một phong cách và ấn tượng riêng, cái "duyên bán hàng" thì mới có thể thật sự kinh doanh hiệu quả.
Đọc thêm: Kỹ năng chốt Sale thành công, tăng doanh số hiệu quả
4. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục
Ngày nay, rất nhiều công việc có thể được xử lý trên máy tính, thế nhưng kỹ năng giao tiếp giữa người với người thì vẫn không có gì có thể thay thế được. Trong quá trình học hỏi, các Thực tập sinh sẽ được rèn luyện khả năng giao tiếp cả bằng lời nói và văn bản, cách đàm phán và thuyết phục khách hàng. Kỹ năng này cũng cực kỳ hữu ích và nhất định phải có để phối hợp với kỹ năng chốt sales. May mắn thay, dù tính cách vốn có như thế nào thì vẫn có thể luyện được kỹ năng giao tiếp khéo léo theo thời gian và các nhiệm vụ thực tế.
5. Làm việc nhóm hiệu quả
Công việc của bộ phận kinh doanh thường liên quan đến nhiều phòng ban khác, chẳng hạn như marketing hay kế toán. Sự hợp tác giữa các thành viên trong bộ phận và giữa bộ phận này với bộ phận khác không chỉ giúp kết nối mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Một Thực tập sinh xuất sắc sẽ hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm và biết cách làm sao để phối hợp với mọi người. Vì là một thực tập sinh nên trước hết bạn hãy cố gắng trao đổi và học hỏi từ người hướng dẫn và các anh chị đã có kinh nghiệm trong kinh doanh.
VI. Làm sao để ứng tuyển thực tập sinh kinh doanh?
Ứng tuyển Thực tập sinh kinh doanh đơn giản hơn so với xin việc làm nhân viên kinh doanh. Lý do thì có thể là do bạn đang xin vào một vị trí học việc, có thể nhận lương (thấp) hoặc đi làm không lương. Nhà tuyển dụng cũng thường không kỳ vọng quá cao vào Thực tập sinh kinh doanh nên về cơ bản thì bạn vẫn có cơ hội, thời gian để từng bước tiến bộ. Phương pháp phổ biến nhất khi xin làm Thực tập sinh kinh doanh là trường hoặc khoa giới thiệu, cũng có thể là bạn tự gửi CV khi thấy tin đăng tuyển dụng trên website hay các fanpage trên mạng xã hội.
Ngoài ra thì việc viết CV xin việc vị trí Thực tập sinh phòng kinh doanh như thế nào khi chưa có kinh nghiệm cũng có thể là vấn đề được nhiều bạn quan tâm. Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên viết CV dài 1 trang và chọn định dạng kỹ năng thay vì kinh nghiệm. Định dạng CV kỹ năng sẽ làm nổi bật tiềm năng của bạn thay vì khiến nhà tuyển dụng thấy rõ rằng bạn chưa có kinh nghiệm làm việc.
Bằng cấp, chứng chỉ cần thiết như chứng chỉ CDMP: 2435553666
Dĩ nhiên, bạn cũng đồng thời nên liệt kê các dự án kinh doanh nhỏ tự làm với bạn bè (nếu có), các hoạt động trong câu lạc bộ trong trường, chương trình tình nguyện, v.v. Chúng đều thể hiện được kỹ năng nhà tuyển dụng tìm kiếm, ở đây là sự năng động, tích cực và thích thử thách, khám phá bản thân, sẵn sàng học hỏi.
Kinh nghiệm xin việc làm thực tập sinh kinh doanh hiệu quả
VII. Mẹo tìm cơ hội việc làm chính thức sau khi kết thúc thực tập
Sau khi kết thúc thực tập, nhiều Thực tập sinh kinh doanh có thể có nguyện vọng muốn được nhận làm nhân viên chính thức tại doanh nghiệp (hoặc nhân viên kinh doanh part time nếu còn đang đi học). Ứng tuyển thực tập thì không khó nhưng để được giữ lại thì tỷ lệ cạnh tranh sẽ khá cao. Một số phương pháp hiệu quả nhất gồm có:
- Thể hiện xuất sắc trong thời gian thực tập.
- Khéo léo trong giao tiếp và xây dựng mối quan hệ ở bộ phận kinh doanh nói riêng và tại công ty nói chung.
- Trao đổi trực tiếp với người giám sát và quản lý về nguyện vọng ở lại làm việc của bạn, trong khi thực tập và sau khi kết thúc thực tập để họ có thời gian cân nhắc.
- Nếu hiện tại công ty không có dự định tuyển thêm người mới, đừng ngại đề xuất rằng bạn hy vọng khi công ty có đợt tuyển dụng nhân viên kinh doanh, hãy liên hệ với bạn. Tiếp tục duy trì liên lạc và mối quan hệ với các nhân viên trong bộ phận.
Không phải nhân viên kinh doanh nào cũng từng là Thực tập sinh kinh doanh, tuy nhiên, có một khoảng thời gian thực tập trong vai trò Thực tập sinh kinh doanh sẽ là cơ hội tốt để bạn học hỏi và rèn luyện, tự xây dựng nền tảng cho mình để sẵn sàng hơn khi tìm việc. Tìm việc làm Thực tập sinh kinh doanh không có quá nhiều yêu cầu nhưng bạn vẫn phải có sự chuẩn bị để đáp ứng những tiêu chí cơ bản nhất của nhà tuyển dụng.
MST: 0109353571
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.